Bờ Xưa – Nói Thêm Về Bia Lê Lợi

Địa danh Bờ xưa có những điều độc đáo. Độc đáo không chỉ ở bản nguyên của nó mà còn độc đáo ở sự khác biệt và thân phận chìm nổi theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từng di tích. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin nói về Bia Lê Lợi.

Một quần thể đá khổng lồ lô xô từ bờ đến choán cả lòng sông tạo vẻ đẹp kỳ vĩ và ta gọi thác Bờ. Cách gọi thác Bờ không phải không có những băn khoăn và đâu đó còn tranh luận. Một nguồn nước từ trên cao đổ xuống mới gọi là thác. Còn nguồn nước bị cản lại do đá nổi lên ở giữa dòng thì gọi là ghềnh.
 
Như vậy, quần thể đá khổng lồ nổi choán giữa dòng sông Đà đoạn ở chợ Bờ thì phải gọi là ghềnh Bờ mới đúng. Khi tôi xuất bản tập sách ảnh Bờ xưa thì cũng đã có người trao đổi lại về cách gọi này. Tuy nhiên, không biết từ bao giờ, con người đã gọi là thác Bờ. Cách gọi này không chỉ qua lời nói mà nó đã đi vào bao áng văn chương, sách vở và trở thành quen thuộc. Có mấy ai gọi ghềnh Bờ?

Bia Lê Lợi trên đồi Hang Thần hiện nay

Cũng chính trong quần thể đá khổng lồ tạo nên thác Bờ thì có Bia Lê Lợi. Gọi Bia Lê Lợi là gọi tắt. Thực ra là phần đá có khắc bài thơ của vua Lê Lợi mới đủ và đúng. Có người nghĩ, bài thơ khắc trên vách đá phải là vách của một núi đá cao. Lại có người nghĩ bia Lê Lợi phải là một tấm bia rời, khắc thơ rồi dựng hay ốp vào đá … Đây cũng là sự khác biệt. Nếu không nói kỹ thì có người, ngay cả người ở Hòa Bình, người sinh ra khi chưa Chợ Bờ chưa ngập chìm trong hồ nước mênh mông có khi còn nhầm lẫn, huống chi khách du lịch phương xa.

Quần thể đá nêu trên có hai phần. Phần dưới sông tạo thành thác Bờ. Phần trên bờ tạo thành bãi đá cạn cũng vô cùng đẹp. Ở đó cũng có hang, ngách và vô vàn mỏm đá, ngọn đá lô xô. Người ta đã chọn một trong những ngọn đá nhỏ, cao gấp đôi đầu người, đục đẽo tạo một mặt phẳng khoảng 1,5 x 1,0m rồi khắc bài thơ của vua Lê Lợi vào đó.

Bia Lê Lợi ở cạnh sân bóng phố Bờ xưa
 
Thời gian vua Lê Lợi thân chinh đưa quân đi dẹp giặc loạn Đèo Cát Hãn và dừng chân ở Chợ Bờ (do tầu thuyền lớn không thể vượt thác) là năm Nhâm tý (1432). Bài thơ của vua Lê Lợi được khắc ngay khi đó hay sau này mới khắc thì không có tài liệu nào ghi, ngay cả trên bia, dưới bài thơ cũng không ghi ngày tháng. Lạc khoản của bài thơ như sau:

Kỳ khu hiểm lộ bất từ nan
Lão ngã do tồn thiết thạch can
Hào khí tảo thanh thiên chướng vụ
Tráng tâm di tận vạn trùng san
Biên phòng hảo vị trù phương lược
Xã tắc ưng tu kế cửu an
Hư đạo nguy than tam bách khúc
Như kim chỉ tác thuận lưu khan.

Dịch thơ:

Ngập ghềnh hiểm hóc chẳng từ nan
Già vẫn nguyên còn sắt đá gan
Hào khí nghìn mù đều sạch quét
Tráng tâm muôn núi cũng bằng san
Biên phòng tất khéo mưu phòng lược
Xã tắc nên trù kế cửu an
Ghềnh thác ba trăm lời cổ ngữ
Nhưng nay dòng thuận chỉ xuôi nhàn.

Công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà khởi công xây dựng. Toàn bộ huyện lỵ và hàng ngàn hộ dân của huyện Đà Bắc phải chuyển khỏi vùng ngập tạo lên hồ nước mênh mông, phục vụ cho việc phát điện của nhà máy. Nhận thấy, Bia Lê Lợi là một di tích lịch sử và văn hóa quan trọng, nên ngành Văn hóa đã quyết định đục, cắt phần ngọn đá khắc bài thơ của vua Lê Lợi chuyển về dựng tại sân Nhà văn hóa thị xã Hòa Bình.

Tốp thợ đá cắt bia Lê Lợi để chuyển về thị xã Hòa Bình và cháu bé Phạm Đức Vượng

Trong quá trình điền dã sưu tầm ảnh Bờ xưa, tôi gặp được bức ảnh kèm theo câu chuyện thú vị liên quan đến Bia Lê Lợi. Trước khi nước ngập, một tốp thợ đá là những thanh niên trẻ từ Thanh Hóa được thuê ra cắt mỏn đá Bia Lê Lợi. Phương tiện thi công lúc này chủ yếu đục tay nên rất công phu và tốn thời gian. Chính thế, tốp thợ đá phải ở lại Chợ Bờ một thời gian.
 
Phố Bờ thời đó đã thưa vắng do một số cơ quan và gia đình dân chuyển đi. Đôi vợ chồng trẻ Việt – Chiến làm ở Cửa hàng Lương thực huyện, đối diện với Bia Lê Lợi. Một ngày nghỉ, chị Chiến bế đứa con trai đầu lòng chưa đầy tuổi ra thác Bờ chơi và gặp đúng lúc ông Vũ Tài chủ hiệu ảnh duy nhất tại phố Bờ khi đó xách máy ra thác Bờ chụp ảnh cho khách. Thấy đứa trẻ bụ bẫm, đáng yêu, mấy chú thợ đá tha thiết xin chị Chiến cho họ được chụp kiểu ảnh cùng đứa trẻ. Thế là ông Vũ Tài bấm máy. Đứa trẻ ấy (trong ảnh) là Phạm Đức Vượng, năm nay đã vào tuổi 40.
Học sinh lớp 7 (phố Bờ) chụp ảnh trước Bia Lê Lợi năm 1975.
 
Hồ Hòa Bình được quy hoạch khu du lịch cấp quốc gia. Các hạng mục trên hồ được đầu tư, xây dựng, trong đó có khu tâm linh tổng hợp có tên gọi “Thác Bờ Linh Từ”. Khu này thờ từ bà Chúa Thác đến Vua Lê Lợi. Thế là khối đá có bài thơ của vua Lê Lợi lại được chuyển từ Tp. Hòa Bình lên đồi Hang Thần, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. (Tôi sẽ có bài viết riêng về khu tâm linh này vào dịp thích hợp).
Như vậy, Bia Lê Lợi nguyên bản tại Chợ Bờ xưa vẫn còn và nay được chuyển về khu vực Chợ Bờ xưa – nơi nó phát tích.

Lê Va
Chia sẻ:

Bức tranh "Thác bờ" của họa sĩ Phạm Hậu đạt mức giá 1 triệu USD

Bức tranh sơn mài " Thác bờ" của họa sĩ Phạm Hậu đã đạt ngưỡng triệu Đô tại phiên đấu giá "Những họa sĩ Châu Á, các tác phẩm quan trọng" do Aguttes tổ chức.

Phiên đấu giá thứ 29 "Những họa sĩ Châu Á, các tác phẩm quan trọng" đã diễn ra với khoảng 20 tác phẩm được chọn bởi Charlotte Aguttes-Reynier, chuyên gia về mảng này của thị trường nghệ thuật.

Trong số các họa sĩ có tác phẩm tham dự có các họa sĩ Việt Nam như: Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Phạm Hậu cũng như họa sĩ Pháp Alix Aymé.

Bức tranh sơn mài "Thác Bờ" của họa sĩ Phạm Hậu

Đúng như dự đoán, bức sơn mài "Phong cảnh với thuyền buồm" hay còn gọi là "Thác bờ" của Phạm Hậu đã đạt mức giá cao nhất trong tổng số các tác phẩm lên sàn. Đó là 833.000 Euro, tương đương hơn 1 triệu đô la Mỹ. Như vậy, giới mỹ thuật trong nước đã dự đoán chính xác về bức tranh này trước giờ "gõ búa" với mức giá đáng mơ ước.

Cũng tại phiên đấu giá, các tác phẩm của Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Lê Phổ... đạt từ vài chục nghìn đô la cho tới vài trăm nghìn Đô la Mỹ và không có cú sốc nào được tạo ra.

Bằng giao dịch thành công và công khai, "Thác bờ" của Phạm Hậu đã nằm trong bộ sưu tập các tác phẩm triệu đô của mỹ thuật Việt trên sàn giao dịch quốc tế. Tên tuổi của người thắng cuộc trong phiên đấu giá không được nhà Aguttes tiết lộ.

Phạm Hậu (1903 - 1995) sinh ra trong một gia đình nghèo đông con tại làng Đông Ngạc, còn gọi là làng Vẽ, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Sớm mồ côi cha mẹ lúc tuổi nhỏ, nên ông phải sống nương tựa vào gia đình người thân trong họ tộc, trải qua thời niên thiếu hết sức khó khăn.

Họa sĩ Phạm Hậu

Năm 17 tuổi, chàng trai Phạm Hậu thi vào Trường Bách nghệ Hải Phòng và trải qua bốn năm học tại trường dạy nghề này. Năm 1929, Phạm Hậu thi đỗ vào Trường Mỹ thuật Đông Dương, học khóa 5 của trường, học cùng khóa với Nguyễn Đỗ Cung, Trần Bình Lộc… Sự nghiệp cũng ông cũng thăng hoa từ đó.

Cuộc đời nghệ thuật của họa sĩ Phạm Hậu là sự cống hiến không mệt mỏi để gìn giữ và phát triển chất liệu sơn mài. Ông đã để lại một kho tàng đồ sộ, không chỉ có tranh sơn mài với các tác phẩm chính như: "Gió mùa hạ", "Một gia đình trong cánh rừng", "Cảnh chùa Tây Phương"... mà còn rất nhiều sản phẩm ứng dụng bằng chất liệu sơn mài trong đời sống xã hội nước ta…

Suốt 30 năm làm sơn mài và là thầy giáo trong lĩnh vực này, uy tín và tiếng vang của ông đã vượt ra ngoài biên giới. Nếu như ngày nay, nghệ thuật sơn mài Việt Nam có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế và chất liệu sơn mài đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong Mỹ thuật ứng dụng thì một trong những người mở đường và đặt nền móng đầu tiên cho những thành tựu ấy, không ai khác là họa sĩ Phạm Hậu.

 Nguồn : https://tuoitrethudo.com.vn/buc-tranh-thac-bo-cua-hoa-si-pham-hau-dat-muc-gia-1-trieu-usd-166189.html
Chia sẻ:

Đặt cung hầu đồng Đền Chúa Thác Bờ, Đền Chúa Hang Miếng

Đặt cung hầu đồng cho các Thanh đồng bao gồm có các đền : đền Đôi Cô Cửa Chương, Đền Chúa Thác Bờ , Đền Cô, các đền thuộc khu du lịch tâm linh long hồ sông đà , Đền Chúa Hang Miếng Sơn La .



Có cung văn phục vụ hầu đồng nếu thanh đồng có nhu cầu.
Dịch vụ tầu thuyền chở thanh đồng đi hầu. Thủ tục đơn giản, du khách chỉ cần liên hệ với chúng tôi qua điện thoại rồi đặt ngày giờ lên, tàu của chúng tôi sẽ đón quý khách đi các tuyến trên lòng hồ Hòa Bình.

Đặt cung và thuê cung văn xin liên hệ :
Hotline : O91.448.9282  - O97.448.9282  Mr Nghĩa
E-mail : denchuathacbo.vn@gmail.com - Website : www.denchuathactho.vn

Chia sẻ:

Cá thầu dầu khô lòng hồ sông Đà

Bán cá thầu dầu khô sông Đà giá 100.000vnđ/kg. Liên hệ O91.448.9282 - O9O.166.9282 - giao hàng trên toàn quốc . 

Đây là cá đặc sản phục vụ ăn, quà biếu mỗi khi nhu khách đi Đền Chúa Thác Bờ thường mua cá thầu dầu khô về làm quà bởi ngon và rẻ .
Loài cá này không lớn, chỉ khoảng từ 2 đến 3 đầu ngón tay bởi vậy công đoạn chế biến, làm sạch rất kỳ công. Cá sau khi được rửa sạch, nhặt bỏ cỏ rác, đánh sơ qua vẩy và lọc sạch ruột. Cá nhỏ nên phải làm cẩn thận để cá không bị vỡ mật sẽ đắng, khi mổ người ta phải mổ từ dọc sống lưng để khi khô có được thành phẩm đẹp.      
Phù hợp chế biến với tất cả các món làm bởi cá khô, ngon nhất vẫn là chiêng.
Chia sẻ:

Những ca khúc hay về du lịch Đền Bờ, lòng hồ Hòa Bình

Tuyển tập những ca khúc nay mới nhất quảng bá về du lịch hồ Hòa Bình 


Ca khúc: Non Nước Cõi Tiên - Sáng tác: Nhạc sĩ NSƯT Trí Tuyến - Thể hiện : Ca sĩ NSƯT Hồng Tam

Ca khúc : Nét Xuân Lòng Hồ - Sáng tác : Ns Huy Tâm - Biểu diễn: Cs Thùy Liên

Ca khúc: Mênh Mang Lòng Hồ - Sáng tác: Nhạc sĩ Đình Chiến . Biểu diễn : Hoàng Hải

Ca khúc: Du Thăm Lòng Hồ - Sáng tác: Nhạc sĩ Ngọc Dũng . Biểu diễn : Vi Thức

Ca khúc: Mơ cùng sông Đà - Nhạc sĩ Nguyễn Cường

Chia sẻ:

TƯ VẤN HỖ TRỢ 24/7

Phone icon 091.448.9282
Phone icon 097.417.7704
Email: denchuathacbo.vn@gmail.com

Hotline/zalo 0914489282

Xem nhiều

Các bài viết

Facebook denchuathacbo.vn