Tham quan động Thác Bờ

Bạn có thể phượt bằng xe máy hoặc ô tô theo đoàn từ Hà Nội, sau đó đi thuyền khoảng 15 phút trên hồ Hòa Bình để đến với động Thác Bờ. Nơi đây từ lâu là điểm du lịch lý tưởng và hấp dẫn với du khách thích khám phá.



Trong lòng động Thác Bờ có những hàng ghế đá cho du khách ngồi nghỉ chân, thưởng ngoạn cảnh sắc huyền ảo.



Lối vào hang.



Trong hang rất mát mẻ với nhiệt độ luôn thấp hơn bên ngoài.



Để vào khu vực rộng nhất của động Thác Bờ với bề ngang khoảng 20m, có một cây cầu nhỏ bắc qua hồ nước khá trong.



Một lưu ý nhỏ cho du khách khi đi trên các bậc thang trong động phải chú ý vì dễ trơn trượt.



Với nhiều hình dạng khác nhau, thạch nhũ trong hang luôn làm người xem thích thú.



Vẻ đẹp độc đáo của những khối măng đá tạo nên sự kỳ bí cuốn hút ánh nhìn của du khách.



Cá hồ nướng là đặc sản không nên bỏ qua khi du lịch đến đây.

Ảnh: Phạm Trắc Vũ
Theo : http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/hoa-binh/doc-dao-dong-thac-bo-thung-nai-3008316-p2.html
Chia sẻ:

Thác Bờ, một Hạ Long trên cao

Thác Bờ xưa còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà.

Trên mặt hồ thác Bờ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm

Sự tích Đền Bờ hay còn gọi là sự tích bà Chúa Thác còn gắn liền với với cuộc chinh phạt đánh giặc của vua Lê Lợi vào mùa xuân năm 1431.

Bà Đinh Thị Vân và một người bạn, người dân tộc Mường đã kêu gọi nhân dân quyên góp lương thực, thực phẩm để nuôi quân và đã chèo thuyền đưa, dẫn quân đi đánh giặc.

Do những công đức của bà, sau khi bà mất, vua Lê đã truyền cho dân bản xứ lập đền thờ bà tại thác Bờ. Bởi vậy, nhân dân trong vùng phong hai bà là Bà chúa Thác Bờ.

Ngày nay, Thác Bờ và Đền Bờ đã trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng. Lễ hội Đền Bờ diễn ra từ ngày 7 tháng giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Đền Thác Bờ tọa lạc tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Trước đây ngôi đền này đã phải di chuyển tới 10 địa điểm, cứ khi nào nước sông Đà dâng người dân lại di chuyển đền lên địa thế cao. Ngôi đền cũ được làm bằng vôi mật đã nằm sâu dưới lòng hồ sông Đà...

Đền Thác Bờ tuy không hoành tráng, đồ sộ như nhiều nơi khác nhưng vẫn rất uy nghi và nổi tiếng linh thiêng. Nơi đây đã tấp nập dòng người đổ về hành hương, khiến tàu thuyền đậu kín các bến cảng Thung Nai. Du khách có thể thưởng thức những món ăn đặc sản là cá nướng ngay trên mặt hồ.

Năm 2009, động Thác Bờ đã được Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch công nhận là di tích danh thắng quốc gia.
Trong hang Đền Thác Bờ  - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Trong hang Đền Thác Bờ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Từ trên cao nhìn xuống lòng hồ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Từ trên cao nhìn xuống lòng hồ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Đặc sản Thác Bờ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Đặc sản Thác Bờ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Đền được tôn tạo mới - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Đền được tôn tạo mới - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Hang Đền Thác Bờ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Hang Đền Thác Bờ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Khách du lịch tới đền Thác Bờ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Khách du lịch tới đền Thác Bờ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Những đảo đá nằm giữa lòng hồ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Những đảo đá nằm giữa lòng hồ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Thác Bờ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Thác Bờ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Tôm Thác Bờ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Tôm Thác Bờ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Trên mặt hồ thác Bờ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Trên mặt hồ thác Bờ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm

Cho thuê thuyền tại đi đên Chúa Thác Bờ
Số lượng dưới 20 khách: Liên hệ
Số lượng trên 21-35 khách: Liên hệ
Số lượng trên 36 - 50 khách: Liên hệ

Hãy liên hệ trực tiếp để đặt thuyền với giá khuyến mại:
Tại Hòa Bình : 097 4177704
Tại Hà Nội: 091 448 9282

Nguồn : http://dulich.tuoitre.vn/tin/20160328/thac-bo-mot-ha-long-tren-cao/1075117.html
Chia sẻ:

Hầu Đồng Đẹp tại đền Chúa Thác Bờ Hòa Bình

Đặt trước cung đồng cho các Thanh đồng tại khu du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ, Hang Miếng Liên hệ 097 4177 704  Mr Nghĩa
Chia sẻ:

Sự lạ ở đền thờ chúa Thác Bờ

Ít ai biết rằng, đền thờ chúa Thác Bờ (Hòa Bình) đã phải di chuyển tới 10 địa điểm, cứ khi nào nước sông Đà dâng, người dân lại di chuyển đền lên địa thế cao.

Đền thờ chúa Thác Bờ (xóm Xăng, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) giờ đã được xây dựng kiên cố bên lòng hồ thủy điện sông Đà. Nhưng ít ai biết rằng, trước đây ngôi đền này đã phải di chuyển tới 10 địa điểm, cứ khi nào nước sông Đà dâng người dân lại di chuyển đền lên địa thế cao. Ngôi đền cũ được làm bằng vôi mật đã nằm sâu dưới lòng hồ sông Đà...

Sự tích đền thờ chúa Thác Bờ và tấm bia thần

Ông Hoàng Hữu Tới (71 tuổi), thủ nhang đền thờ chúa Thác Bờ kể: Sự tích đền thờ chúa Thác Bờ gắn liền với cuộc chinh phạt đánh giặc Đèo Cát Hãn (nay thuộc tỉnh Lai Châu) của vua Lê Lợi vào mùa xuân năm 1431. Khi đoàn quân của vua Lê Thái Tổ đến Thác Bờ đã được sự ủng hộ và giúp đỡ của người dân trong đó có bà Đinh Thị Vân người dân tộc Mường (xóm Xăng, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình). Bà Vân đã kêu gọi nhân dân quyên góp lương thực, thực phẩm để nuôi quân. Bà đã chèo thuyền đưa quân đi đánh giặc. Khi Lê Lợi cùng quân lính chiến thắng trở về bà tổ chức lễ hội cho dân chúng ném còn, hát múa ăn mừng.

Để đưa tiễn nhà vua về kinh đô, bà Đinh Thị Vân đã huy động người dân vào rừng chặt bương tre đóng thành bè cho quân lính ngồi hộ tống thuyền rồng của nhà vua. Để ghi nhớ công đức của bà, sau khi bà mất, Lê Lợi đã lệnh cho dân bản xứ lập đền thờ bà bên cạnh Thác Bờ.

Ông Tới bảo, cũng trong thời gian lưu lại nơi đây, vua Lê Lợi đã dùng thanh kiếm thần khắc bài thơ lên bia đá. Bài thơ đó có nội dung khích lệ tinh thần chiến đấu quả cảm của quân lính và sự anh dũng của người dân nơi đây. Do sông Đà được ngăn lại làm thủy điện, nước lòng hồ dâng cao, tấm bia đó đã được chuyển về Nhà Văn hóa trung tâm TP Hòa Bình để lưu giữ.

Ông Tới bên ngôi đền chúa Thác Bờ.

Đền thờ chúa Thác Bờ phải 10 lần di chuyển

Ông Tới cho hay, trước đây khi đập thủy điện chưa làm thì đền thờ chúa Thác Bờ được xây dựng bên dòng sông Đà, bên quốc lộ 6 đi ngang qua. Nhưng từ khi người ta ngăn sông làm thủy điện thì toàn bộ con đường số 6 cũ và ngôi đền nằm dưới lòng sông Đà. Khi đó ngôi đền được làm bằng vôi mật với 3 mái vòm rất đẹp.

Ông Tới chỉ về phía lòng hồ thủy điện sông Đà và bảo, xưa kia những quãng sông này có hàng trăm thác ghềnh. Tuy nước không sâu lắm nhưng chảy rất xiết, có nhiều con thác gầm rú như muốn nuốt chửng người và thuyền. Nhiều chuyến đò đi qua quãng sông này đã bị tai nạn. Phải là những người lái đò giỏi mới có thể vượt qua những thác ghềnh đó. Thế nên những người làm nghề sông nước khi đi qua đây thường vào đền thờ chúa Thác Bờ để hành lễ, cầu xin cho chuyến đi thuận buồm xuôi gió.

Động Thác Bờ.

Ông Tới cho hay, tính tổng cộng đền chúa Thác Bờ đã di chuyển 10 lần. Lần cuối chỉ kịp di chuyển những bảo vật từ xưa để lại, còn toàn bộ ngôi đền nằm dưới lòng hồ sông Đà. Có hai thứ quý giá nhất của đền cũ để lại là hai pho tượng bằng đồng và một chiếc chuông cổ có niên đại từ thời Thành Thái.

Hằng năm cứ đến ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch, người dân nơi đây tổ chức lễ hội tưởng nhớ chúa Thác Bờ. "Trong lễ hội xưa không thể thiếu con trâu trắng để tế lễ lên chúa Thác Bờ. Nhưng từ khi thầy mo Sỏn trong làng mất đi, nhiều thủ tục cổ trong lễ hội đã không còn nữa. Hiện nay chỉ có các trò chơi múa hát thông thường trong lễ hội. Tới đây UBND tỉnh Hòa Bình đang có kế hoạch khôi phục lại lễ hội theo đúng thủ tục từ thời xa xưa", ông Tới cho biết.

Theo : http://kienthuc .net.vn/giai-ma/su-la-o-den-tho-chua-thac-bo-227493.html
Chia sẻ:

Bản văn: Bà chúa Thác Bờ

Văn Chúa Thác Bờ được sử dụng trong lời hát văn Chúa Thác Bờ hay chính là hát chầu văn Chúa Thác Bờ. Bản văn Chúa Thác Bờ có 3 bản:

Bản 1:

Ai lên tới Thung Nai, Đà Bắc

Ngược sông Đà bến ngọc lung linh.

Ai lên lễ Mẫu Hòa Bình,

Chợ Bờ Hang Miếng, thác ghềnh cheo leo

Chợ Phương Lâm sớm chiều đông đúc

Đội ngư phường độc mộc bán buôn

Chuông đền văng vẳng sớm hôm

Xa nghe tiếng hú gọi hồn rừng rừng ngang

Danh Chầu thác sơn trang lừng lẫy

Đất Hòa Bình đã dậy oai linh

Nửa đêm giờ tý hiện hình,

Áo pha màu tuyết bên mình túi dao

Thường vượt suối băng đèo hái thuốc

Luyện một bầu tiên dược hồi sinh

Nức danh Chầu Thác Hòa Bình

Vì đời đem lại tuổi xuân cho đồng

Gieo lúa mạch ngô khai sắn đỗ

Cho người đời trăm hộ yên vui

Non tiên cảnh vật xa vời

Cô tiên Chầu Thác vốn người sơn trang

Đã bao lần khai hoang mở lối

Giúp dân lành sớm tối lên công

Bao năm đục núi khơi dòng

Đem nguồn nước ngọt ấm lòng dân sinh

Tuổi đôi tám xuân xanh vừa độ

Tài lược thao văn võ kiếm cung

So bề: ngôn, hạnh, công dung

Trừ gian dẹp loạn khắp vùng biên cương

Đức nhân hiếu đôi đường vẹn cả

Nguyện vì đời một dạ đinh ninh

Vì đời đem lại thanh bình

Cho cây chắc rễ cho cành nở hoa

Tay tô điểm sơn hà cẩm tú

Cứu muôn người trăm họ an vui

Gương xưa còn để cho đời

Tấm gương chầu Thác muôn đời noi theo

Đường nhân sự hiểm nghèo đã trải

Nhẹ gót hài trở lại sơn trung

Phép mầu lục trí thần thông

Lánh đường lục đạo thoát vòng tử sinh

Dẫu sự tích văn trình một bản

Thính Chầu bà chứng giáng lai lâm

chữ rằng Thần giáng lưu ân

Chầu Bà lưu phúc thiên xuân thọ trường.

Bản 2:

Thanh nhàn dạo khắp nơi nơi

Nay đà Suối Rút, Kim Bôi, Hòa Bình

Núi ngũ nhạc rừng xanh mở lối

Qua Lương Sơn thắng tới Dốc Kun

Non cao khuất khúc dặm trường

Dân cư vắng vẻ xóm làng lơ thơ

Trâu gõ mõ tiếng gà cục tác

Vượn ru con tha thiết đêm thâu

Chim Công múa quạt bên lầu

Những chim khảm khắc về chầu ca vang

Bên sườn núi nhà sàn mấy lớp

Cầu thang mây nhẹ gót rung rinh

Tắc kè dong dả cầm canh

Đàn ong lấy mật lượn quanh bản mường

Dưới chân núi măng giang măng lứa

Cùng măng tre nấm mọc thơm bay

Khế chua sung chát gừng cay

Bí ngô mướp đắng ngô khoai lạc vừng

Tiều hớn hở băng rừng đốn củi

Dưới sông Đà vịt lội nhấp nhô

Ai lên cảnh đẹp Thác Bờ

Trước non sông núi đền thờ trang nghiêm

Vách núi nghiêng bên hồ nước chảy

Danh Chầu Bà vang dậy bốn phương

Thung Nai bản ấp họ Mường

Nhà sàn ven suối có đường lên non

Tiếng chim non véo von đầu núi

Con đường mòn thẳng lối ra sông

Say say vò rượu cay nồng

Bập bùng ánh lửa tiếng cồng tiếng chiêng

Thượng đệ tử án tiền tấu đối

Lập đàn tràng sám hối cửa thiêng

Thỉnh Chầu trắc giáng bản đền

Khuông phù đệ tử thiên niên thọ trường

Bản 3:

Vầng nhật nguyệt đêm ngày soi tỏ

Cảnh Thác Bờ rực rỡ càn khôn

Lô xô đá mọc đầu nguồn

Khen ai khéo tạo thác luồng chơi vơi

Cảnh Thác Bờ là nơi thánh tích

Lập đền thờ thanh lịch xiết bao

Sông Đà nước chảy rì rào

Sau đền đá mọc thấp cao mấy tầng

Cảnh thanh tiên thiều quan soi tỏ

Chầu Thác Bờ tiên nữ giáng sinh

Họ Mường áo trắng đai xanh

Lưng đeo xà tích bên mình túi dao quai

Đôi mắt phượng hoa cài trâm giắt

Vầng trán xinh vẻ mặt càng tươi

Môi son nở đóa hoa cười

Thanh tân lịch sự nét ngời thu ba

Tóc rườm rà rẽ đôi cánh phượng

Nét cong cong uốn lượn đường tơ

Xinh xinh để liễu thẫn thờ

Người xinh thời cảnh Thác Bờ thêm xinh

Thú hữu tình rong chơi các ngả

Bước ngao du khắp cả non cao

Mường Bi, Mường Nậm, phố Sào

Trồng Mâm, Yên Lịch lại vào Kim Bôi

Chiếc thuyền rồng chèo chơi bến ngọc

Dọc sông Đà dạo khắp suối khe

Hang Miếng, Suối Rút chèo về

Ngược xuôi xuôi ngược thuyền về động tiên


Bà Chúa Thác Bờ. Bà vốn là người Mường, sinh quán ở đất Hòa Bình dưới thời nhà Lê (có người nói là thời Trần). Chúa Thác Bờ tên thật là Đinh Thị Vân, con gái một gia đình tộc trưởng người Mường ở Kim Bôi, Hòa Bình. Chúa xưa vốn là tiên nữ, giáng sinh vào nhà họ Đinh, sau này, đất nước gặp cơn loạn lạc, bà đã tập hợp dân Mường liên kết với các dân tộc khác ở vùng đất Hòa Bình, đứng lên đánh đuổi quân xâm lược. Sau khi đã đánh đuổi được bọn ngoại xâm, bà được triều đình giao cho cai quản vùng đất Mường ở Hòa Bình. Tại đây bà giúp dân ổn định cuộc sống, dạy nhân dân lên rẫy làm nương, xuống sông Đà thả lưới đánh bắt cá (tương truyền Chúa Thác còn là người giúp dân trị thủy, chế ngự con sông Đà cuồn cuộn sóng hung dữ). Khi thanh nhàn, chúa lại một mình trên chiếc thuyền độc mộc, chèo từ Bến Ngọc, Sông Đà đi du ngoạn khắp các thắng cảnh.

Chúa Thác Bờ rất hay ngự về đồng, thông thường Chúa Thác thường hay ngự về sau Chầu Đệ Tam (vậy nên có người lại gọi là Chầu Thác Bờ nhưng đôi khi có người lại hầu Chúa Thác sau Chúa Mường Đệ Tam Lâm Thao hoặc hầu chúa sau Chầu Bé Thượng), nhưng Chúa Thác Bờ thường hay ngự về hơn Chầu Đệ Tam và có khi người ta không thỉnh Chầu Đệ Tam mà thỉnh luôn chúa về chứng tòa Sơn Trang màu trắng rồi thả cá phóng sinh trong đại lễ khai đàn mở phủ. Chúa ngự về đồng thường mặc áo trắng, quầy đen, đai xanh, bên hông có xà tích bạc, chúa về khai cuông rồi một tay cầm chèo, một tay cầm mồi, bẻ lái dạo chơi trên sông Đà. Đền Chúa Thác Bờ là địa danh thắng cảnh hàng năm được rất đông du khách đến chiêm bái, được lập ở thị xã Hòa Bình, ngay trên hòn đảo giữa dòng sông Đà, ngoài ra còn có một nơi còn lưu lại thánh tích rõ ràng nhất của Chúa Thác Bờ là Động Tiên_nằm sừng sững giữa dòng sông Đà cuộn sóng. Từ các địa danh này đi tới nhà máy thủy điện Hòa Bình rất gần và đều phải đi bằng ca nô mới tới được. Ngày tiệc cúa Chúa Thác Bờ là ngày 1/4 âm lịch (có người nói là 12/4 âm lịch).

Sưu tầm./.
Chia sẻ:

Giới thiệu Tour du lịch tâm linh Đền chúa thác Bờ

Du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ  là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình. Hàng năm, nơi đây thu hút hàng vạn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái.


Ngoài giá trị tâm linh, đền Chúa Thác Bờ còn sở hữu cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình. Đền nằm bên bờ sông Đà thơ mộng, xung quanh là núi non trùng điệp, tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Quý khách sẽ đi thuyền, ngắm cảnh lòng hồ khi thuyền chạy dọc dòng sông Đà – dòng sông hùng vĩ, đã là cảm hứng của các nhà văn nhà thơ Việt Nam.

Sau đây xin giới thiệu tour du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ đón từ cảng Bích Hạ, TP Hòa Bình.

Lịch trình : sáng tàu xuất phát từ Cảng Bích hạ ( đầu kênh Hòa Bình ) giờ đón khách tùy chọn.

Sau 30 phút Thuyền đi lên đền trình: Đôi cô của Chương ( giới thiệu đền đôi cô tại link )

Từ đền Đôi Cô Cửa Chương đi 45 phút trên lòng hồ đến Đền Chúa Thác Bờ ( giới thiệu đền Chúa Thác bờ tại link )

Tiếp theo đi tàu 10 phút sẽ qua đền Trầu ( đối diện đến Chúa Thác Bờ )

Đi lễ đền Trầu xong 10 phút đi tàu qua du ngoạn tham quan Động Thác Bờ ( giới thiệu đền Động Thác bờ tại link )


Tham quan tại đây nếu khách có nhu cầu tham quan ăn uống khu du lịch sinh Thái Đảo Dừa Hòa Bình sẽ đưa qua .

Hoặc dùng bữa trên tàu, ᴠừa nhâm nhi các đặc ѕản ᴠùng lòng hồ ᴠừa thong dong trên mặt nước tự do tự tại.

Kết thúc hành trình quý khách sẽ đi về cảng Bích Hạ thời gian đi mất 1h30 phút

Quý khách có nhu cầu thuê tàu thuyền đi lễ Đền Chúa Thác Bờ vui lòng hiên hệ Hotline tại website để được tư vấn về dịch vụ và đặt tàu với giá tốt nhất

Lưu ý : Mùa lễ hội khách du lịch rất đông nên nhiều ngày không đủ tàu chạy. Nên giá Tàu có thể thay đổi. Vậy nên quý khách đi lễ Hãy liên hệ đặt thuyền trước 7-10 ngày.
Chia sẻ:

Chùm ảnh Thị xã Hòa Bình năm 199x

Năm 1991, thị xã Hòa Bình khi đó là địa điểm cả nước biết đến bởi công trình thủy điện vẫn trong quá trình thi công, được Reisen ghi vào ống kính.


Năm 1991, thủy điện Hòa Bình chưa được khánh thành nhưng vẫn là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm đó, với 4/8 tổ máy hòa lưới điện quốc gia.


Đập chính thủy điện Hòa Bình, nơi chứa tổng cộng 8 tổ máy phát điện nằm trong thân đập.


Sông Đà phía hạ nguồn thủy điện. Hai bên sông đều thuộc địa giới của thị xã Hòa Bình, trong đó có một khu vực dành riêng cho chuyên gia thủy điện đến từ Liên Xô.


Mặt hồ thủy điện phía thượng nguồn, nơi tích 1,6 tỷ mét khối nước để làm quay các tua-bin phát điện trong lòng đập.


Gỗ từ thượng nguồn trôi về lòng hồ thủy điện, được thu gom tại một địa điểm và xe tải đến chở đi.


Mỗi khi thủy điện mở cửa xả đáy, cảnh tượng thú vị khi lượng nước khổng lồ tung bọt trắng xóa.


Người dân thị xã Hòa Bình ra vớt củi phía thượng nguồn trôi về.


Chợ củi phía hạ nguồn khá tấp nập mỗi khi thủy điện xả nước.


Tre gỗ loại nhỏ được vớt lên đóng lại thành bó, chủ yếu làm củi đun trong các gia đình.


Thủy điện xả nước là dịp người dân ở đây tranh thủ ra vớt củi, dù cho nước chảy khá xiết.


Chợ trung tâm thị xã Hòa Bình năm 1991.


Hàng đậu phụ thời cách đây hơn 20 năm.


Gánh hàng rau với chiếc cân ta, vật dụng quan trọng của người bán hàng ở chợ những năm 90.


Người đàn ông đang sửa chữa quần áo cho khách bằng máy khâu đạp chân.

Một bà cụ đang cân trà bán cho khách trong hàng xén.


Cửa hàng mậu dịch quốc doanh, nơi bán một số mặt hàng phân phối của Nhà nước.

Hòa Bình năm 1991 từ cảm nhận của nhà nhiếp ảnh Reisen người Đức là một trong số ít du khách nước ngoài góp mặt trong chuyến thăm quan tới các tỉnh miền núi phía bắc. Điểm dừng chân đầu tiên của ông là Hòa Bình.
Chia sẻ:

Cá Ngần

Cá Ngần trên lòng hồ sông Đà, Hòa Bình. Rất hiếm là cá đặc sản lòng hồ Hòa Bình  ít người được thưởng thức vì  mùa cá chỉ vào tháng 5-8 dương lịch hằng năm. Loại cá này không nuôi được chỉ sống trên lòng hồ sông Đà.

Cá có thể chế biến nhiều món : rang ( tẩm ướp chút xíu vừa đủ có chút lá lốt hay lá xung hoặc lá nhội hay lá gừng tùy chọn) chấm tương ướt, hoặc nước mắm.  Ăn cá có vị dai ngọt ( như cá mực ) thơm ngon . Phù hợp với nhậu bia rượu cực đỉnh, ngoài ra ăn cơm ngon hơn thịt lợn mán , các món khác như : canh riêu cá ngần, chả cá ngần lá lốt, cá ngần nấu cà chua ...

Bảo quản : tủ lạnh hoặc phơi khô

Quý khách muốn mua cá ngần về thưởng thức vui lòng liên hệ Hotline : 091.448.9282 ( Mr Nghĩa ) giao hàng trên toàn quốc . Địa chỉ : số 9, tổ 10 phường Đồng Tiến, Thành phố Hòa Bình .

Giá bán 130.000 > 180.000vnđ/kg. Tùy vào từng thời điểm .( Mua tối thiểu 5kg trở lên và có xe vận chuyển về Hà Nội )

Chú ý : cá 2 loại cá ngần tươi và cá ngần khô cho nên giá cá khác nhau . Cá thường không có sẵn nên muốn mua cá quý khách vui lòng liên hệ để đặt hàng trước 3-5 hôm .


Giới thiệu về Cá Ngần : Link trang facbook cá ngần sông Đà https://www.facebook.com/cangansongda

Họ Cá ngần hay họ Cá ngân (danh pháp khoa học: Salangidae) là một họ cá trong bộ Osmeriformes, có quan hệ họ hàng gần với cá ốt me. Chúng được tìm thấy chủ yếu trong các môi trường nước ngọt và nước lợ tại Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Xibia) và Việt Nam, mặc dù một vài loài có phần lớn cuộc đời sinh sống trong các vùng nước lợ hay mặn duyên hải, chỉ ngược dòng vào môi trường nước ngọt để đẻ, như Salangichthys microdon.

Các loài cá này có cơ thể trong suốt hay trắng muốt, chỉ có 1 hàng vẩy trước vây hậu môn. Đầu của chúng nhọn và có nhiều răng. Cá trưởng thành được coi là duy trì tình trạng ấu nhi (neoteny), giữ lại một số đặc trưng của cá non. Chẳng hạn, bộ xương của chúng không bị xương hóa hoàn toàn, với 48-79 đốt sống, chủ yếu vẫn là chất sụn. Chúng là cá nhỏ, thường chỉ dài tới 8 cm (3,1 inch), với loài dài nhất có chiều dài tới 22 cm (8,7 inch)

Tại Đông Á, cá ngần được sử dụng làm thực phẩm ở dạng cá khô hay chả cá.
Chia sẻ:

Du lịch lòng hồ sông Đà - “Hạ Long thu nhỏ”

Lòng hồ Hòa Bình từ lâu đã được nhiều du khách gần xa biết đến như một Hạ Long thu nhỏ bởi phong cảnh sơn thủy hữu tình. Từ TP Hòa Bình, du khách muốn khám phá hệ sinh thủy phong phú của lòng hồ phải thông qua hai điểm đó là cảng Bích Hạ, xã Thái Thịnh (TPHB) hoặc lên cảng du lịch Thung Nai (Cao Phong) cách thành phố khoảng 25 km. Từ 2 bến thuyền này, du khách sẽ có một hành trình trải nghiệm thật thú vị.

Lòng hồ sông Đà với phong cảnh sơn thuỷ hữu tình là điểm đến hấp dẫn đối với du khách.

Hồ Hòa Bình với chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố, được hình thành sau khi có công trình thuỷ điện Hoà Bình. Hồ có tổng diện tích 2.249 km2, dung tích hơn 9 tỷ m3 nước. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích gần 160 ha. Với phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, thơ mộng sẽ mang đến cho du khách những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn, thưởng ngoạn khó quên. Nơi đây từ lâu được ví như một Hạ Long thu nhỏ, phù hợp với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp, nghỉ dưỡng cuối tuần. Lòng hồ Hòa Bình là khu vực khá phức tạp bởi khi sông Đà bị ngăn lại, nước đã dâng lên ngập cả một vùng rộng lớn và những ngọn núi cao vời vợi lại trở thành những hòn đảo bồng bềnh.

Thông thường nhóm các bạn trẻ yêu thích du lịch khám phá thường hay rủ nhau tới một hòn đảo nào đó, chợ Bờ để dừng chân và tìm hiểu cuộc sống của người xứ Mường nơi đây. Muốn nghỉ đêm trên lòng hồ, họ chọn một hòn đảo bất kỳ để đổ bộ, trải nghiệm cảm giác khám phá hoang đảo, vui chơi và đốt lửa trại hát hò suốt đêm.Những thanh âm của cuộc sống giữa xứ Mường gieo vào lòng du khách những cảm xúc êm dịu và bình yên. Trên lòng hồ sông Đà cũng có những khu du lịch như đảo Bè Bạn, còn gọi là đảo Cối Xay Gió, do trên đảo có một tháp canh tròn được trang trí bằng những cánh quạt khổng lồ lãng đãng quay theo chiều gió. Hay du ngoạn đảo Dừa, đảo Xanh với cây cối xanh tươi bốn mùa Đến đây, du khách được thưởng thức các món ăn đặc sản của người dân xứ Mường, sự phục vụ hồn nhiên, chân chất của người dân, chắc chắn sẽ làm vừa lòng kể cả những du khách khó tính nhất.

Nhưng có lẽ điểm đến nổi bật nhất của lòng hồ sông Đà là Đền Chúa Thác Bờ, nổi tiếng xa gần. Nơi đây thờ bà chúa cai quản cả một miền Tây Bắc. Tương truyền trước đây đoạn thác Bờ ghềnh Hoa hiểm trở vô cùng, thuyền bè đi qua hay bị đắm. Sau đó, người dân lập đền thờ để mong bà che chở và phù trợ cho dân chài, thuyền buôn đi qua xứ này. Đền thờ cũ vốn đã chìm dưới hàng chục mét nước của thủy điện Hòa Bình. Đền thờ ngày nay được lập bên trên nền của đền thờ cũ, lúc nào cũng tấp nập khách thập phương đến hành lễ. Đặc biệt, vào những ngày đầu xuân năm mới, ngày rằm, mồng một ở den chua thac bo, luôn diễn ra các buổi hầu đồng, khách sẽ có cơ hội khám phá nét văn hóa độc đáo và đặc sắc, được hòa mình trong tiếng đàn ca, sáo nhị với những cung bậc cảm xúc khác nhau của bao câu hát chầu văn...

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH -TT&DL tỉnh cho biết: Theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 khu vực hồ Hòa Bình là điểm có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia và là trọng điểm du lịch của tỉnh. Với mục tiêu tạo ra các sản phẩm du lịch có tính đặc thù, tỉnh lựa chọn Công ty CP Du lịch Hòa Bình là nhà đầu tư để lập dự án quy hoạch chi tiết xây dựng các sản phẩm du lịch cho lòng hồ Hòa Bình. Hiện nay, Công ty đang đầu tư đóng 2 tàu du lịch chất lượng cao. Dự kiến đến cuối năm nay sẽ đưa vào khai thác phục vụ nhu cầu của du khách. Với những tiềm năng sẵn có cùng với những nét mới trong thu hút đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, trong tương lai không xa du lịch lòng hồ sông Đà sẽ càng là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch.

Chuyên cung cấp dịch vụ chuyên chở khách Lễ Hội Đền Chúa Thác Bờ, du lịch Thung Nai. Liên hệ : 097.4177.704 - 091.448.9282
Hương Lan/ http://baohoabinh.com.vn/16/87116/Du_lich_long_ho_song_Da__Ha_L111ng_thu_nho_.htm
Chia sẻ:

An toàn giao thông thủy lòng hồ hòa bình 2015

Video trính chương trình Chào buổi sáng - 12/3/2015 VTV1 Up bởi denchuathacbo.vn  Chuyên chở khách Lễ Hội Đền Chúa Thác Bờ, du lịch Thung Nai, Hang Miếng Xuân. Hãy gọi ngay 0974177704  để đặt tàu nhận ngay ưu đãi khuyến mại giá rẻ
Chia sẻ:

Đặt cung hầu đồng tại du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ, Hang Miếng

Lên đồng là một nghi lễ đặc trưng của Đạo Mẫu Tứ phủ của người Việt ở cả miền Bắc và Nam, cả vùng xuôi và miền núi.

Dịch vụ đặt ghế hầu đồng cho các Thanh đồng tại khu du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ . Đặt cung hầu đồng bao gồm có các đền : đền trình Đôi Cô Cửa Chương, Đền Chúa Thác Bờ , Đền Cô ( Đền thờ Chúa Thác Bờ ), các đền thuộc khu du lịch tâm linh long hồ sông đà , Đền Hang Miếng Sơn La . Cho thuê tàu đi đến Đền để hầu đồng.



Với nhiều năm kinh nghiệm tổ chức tour du lịch Hồ Hòa Bình cùng với đội ngũ tàu đảm bảo an toàn, lái tàu kinh nghiệm, chúng tôi chuyên chở khách lễ tại khu du lịch Hồ Hòa Bình với giá cả phải chăng, thuyền đảm bảo an toàn, có đầy đủ áo phao cho du khách trên tàu. . Thủ tục đơn giản, du khách chỉ cần liên hệ với chúng tôi qua điện thoại rồi đặt ngày giờ lên cảng, tàu của chúng tôi sẽ đón quý khách đi các tuyến du lịch hoặc đi các đảo trên lòng hồ Hòa Bình.

Đặt cung xin liên hệ :
Hotline : O91.448.9282  - O97.448.9282 Mr Nghĩa
E-mail : denchuathacbo.vn@gmail.com - Website : www.denchuathactho.vn

Chia sẻ:

Hầu đồng, một di sản văn hóa độc đáo

Gần đây, đệ tử đạo thờ mẫu với nghi lễ hầu đồng đang hoan hỉ vì được xã hội công nhận như một nét văn hóa của Việt Nam. Thế giới hầu đồng từ khép kín khi bị gán ghép đủ điều tiêu cực đã mở lòng giãi bày những điều khó tin của “kiếp số” hầu đồng.

Căn nguyên của hầu đồng

Trước đây, bàn về nguyên nhân ra hầu đồng đã có nhiều thông tin sai lệch cho rằng phần lớn người tham gia hầu đồng do sự lôi kéo, xúi giục có biểu hiện lừa đảo trục lợi của một số kẻ lợi dụng tín ngưỡng cò mồi. Trong thực tế, hầu đồng có nhiều người ham mê, thậm chí cuồng tín với hầu đồng, nguyên nhân thường gọi chung là có căn (cốt), có quả. Vậy thế nào là căn quả của người hầu đồng?

Qua tìm hiểu từ những người trong cuộc, chúng tôi được biết để xác định là người có căn (cốt) hầu đồng phải hội tụ 3 yếu tố như: Khi đến các đền, phủ có cảm giác khác lạ, thay đổi trong người; Trong cuộc sống có nhiều lần gặp sự vất vả, bất trắc mà không phải nguyên nhân tự thân gây ra, không thể giải thích được; Họ thường mơ thấy các vị trong thế giới thần linh...

Từ kinh nghiệm bản thân, thanh đồng (người hầu đồng lâu năm) Trần TL, người có thâm niên hầu đồng gần 30 năm chia sẻ, mỗi người có lý do riêng để ra hầu đồng. Có nhiều người hầu đồng là truyền thống gia đình, một nhà có 3-5 thế hệ “hầu” thánh. Một số người thì cầu mong sự bình an cho những người thân, kinh doanh buôn bán được thuận lợi, giải tai nạn, tai vạ, độ tai ách… Đặc biệt, phần lớn là muốn cân bằng những đau đớn, buồn tủi và mất mát không thể bù đắp như mất người thân, tổn thương tình cảm vợ chồng…”.

Giới hầu đồng cho rằng, một số trường hợp người có căn đồng nhưng “phạm” không ra hầu nên bị “hành”. Mà bị “hành” ở đây là mất cân bằng trong cuộc sống, làm những điều mà người bình thường không bao giờ làm vì cho là “hành xác”, nhục thân… Bản chất người Việt đều có tín tâm bởi ai cũng thờ cúng ông bà, tổ tiên. Khi gặp những vấn đề trắc trở trong cuộc sống không thể vượt qua cần có tín niệm để dựa vào, khi đó hầu đồng sẽ là một cứu cánh.

Trường hợp của anh Phương nhà ở Xuân Đỉnh mới gia nhập hội đồng đền Thanh Hà là một điển hình. Chỉ một lần vô tình tham gia lễ hầu đồng, lần đầu tiên nghe hát văn nhưng tự nhiên thấy hay, vỗ đùi cười khanh khách. Trong giá hầu cô Chín (cô Bé) nhập vào múa dẻo hơn cả thanh đồng. Từ đó anh Phương làm gì cũng thấy tâm thần không yên, bỏ bê vợ con, cơm không muốn ăn, đêm không ngủ, vật vờ hết ngày này sang ngày khác. Sau thời gian dài như vậy, vợ anh mới tá hỏa đưa đi khám bệnh, xét nghiệm nhưng không tìm ra nguyên nhân hay bệnh tật gì. Sau đấy nghe người mách, vợ anh phải biện lễ ra đền cô Chín xin khất ra hầu mới trở lại bình thường…

Một số người hầu đồng lâu năm cho rằng, để giải nghiệp là cả một quá trình chứ không phải dựa vào trình đồng mở phủ. Nếu thực sự có căn quả và phải trả nợ nghiệp chướng đã gây ra thì khó tránh khỏi được vì đó là luật nhân quả. Tốt nhất trước khi quyết định việc trình đồng hay mở phủ nên tự bản thân mình sám hối trước các Thánh. Không gì bằng mình tự kêu cầu như làm một lễ đơn giản có quả cau lá trầu xin các Thánh tha lỗi. Tiếp đến nên làm nhiều việc tốt như giúp đỡ người nghèo khó, sống có đạo đức, có điều kiện thì góp công, của để tô tượng, đúc chuông, sửa đền, miếu... Nếu có thể tụng kinh, hướng công đức của những việc mình làm tới các Thánh sẽ tốt hơn việc phung phí tiền vào vàng mã, lễ lạt...

Di sản quý

Nhà tôi vốn sống trên đất đền Thanh Hà gần chợ Bắc Qua, Hà Nội nên từ nhỏ tiếng hát văn, những giá hầu đồng đã trở nên quá quen thuộc. Mỗi khi có người hầu đồng là lũ trẻ háo hức chờ những màn phát lộc, được ăn oản, bánh từ nhà đền. Chính vì vậy, khi tìm hiểu về hầu đồng tôi được những thanh đồng có thâm niên sẵn sàng cung cấp những trải nghiệm chính bản thân họ khi hầu đồng.

Mỗi thanh đồng hằng năm đều xin hầu từ một đến hai vấn. Sự chuẩn bị trước khi hầu rất quan trọng và có ý nghĩa nhất. Mọi việc như chuẩn bị đồ lễ, mời cung văn, gọi tay quỳnh tay quế (người phụ lên khăn, mặc áo cho thanh đồng), đặt tiệc tại Đền đến kêu gọi thân bằng quyến thuộc đều được một tay thanh đồng tỉ mỉ thực hiện. Trước 3 ngày ra hầu, thanh đồng phải tắm gội, chay tịnh, giữ thân trong sạch. Ngày lên hầu, thanh đồng khi nhập phủ phải tĩnh tâm, lắng đọng quên hết mọi tục niệm quanh thân, bỏ qua hết những đau khổ, hiềm khích để vào hầu Thánh. Nếu không làm được những điều này, thanh đồng sẽ không thể có vấn hầu thành công cũng không thể tìm được sự giải thoát cho tâm linh cũng như tìm đến nguồn cội tín niệm vào thánh Mẫu mà bản thân mình theo đuổi.

Thanh đồng TT. Hường chia sẻ, trong quá trình hầu đồng, thanh đồng thực hiện những nghi thức, hành động diễn tả lại các điển tích, công trạng của các Mẫu, đức Thánh. Bên cạnh đó là thưởng thức trà, rượu, thuốc, tranh, nhạc, thơ phú, hát xướng, lời khen nịnh của con nhang đệ tử, thân bằng quyến thuộc. Trong cái không gian đầy màu sắc tâm linh đó, người hầu đồng được trở lại với bản tính của con người, được hưởng thụ một không gian tràn ngập vui vẻ, ấm áp.

Trong mỗi vấn hầu đồng, thanh đồng nếu hợp căn hợp cốt với vị Thánh nào thì đến giá của Thánh đó sẽ thường được thánh nhập (phủ). Bà TT. Hường, thanh đồng đền Thanh Hà cho biết, mẹ của bà khi lên đồng thường được ông Hoàng Mười nhập. Khi ấy hai người, bốn người đỡ cũng không đứng lên được. Mắt bà nhắm nghiền, hai bàn tay kẹp 6 cái đuốc múa xoay tròn liên tục. Lửa cháy đùng đùng xém cả tay mà không thấy bà nhăn mày. Vào thời điểm này, vấn đồng sẽ rất sôi nổi với những màn xin khéo thánh để cầu sức khỏe, tài lộc và may mắn của các đệ tử, thân bằng quyến thuộc của thanh đồng.

Các thanh đồng có thâm niên cho biết, khi được “thánh” nhập phần lớn vẫn nhận biết được xung quanh như khi tỉnh táo nhưng lại không thể điều khiển hành vi của mình. Sau một vấn hầu, thanh đồng thường chịu ảnh hưởng của Thánh nhập trong một thời gian, ngắn thì một hai ngày, dài thì cả tuần lễ. Những cử chỉ, hành động, suy nghĩ, cách giao tiếp rất giống với vị thánh mà thanh đồng hợp căn hợp cốt mà không ai giải thích được nguyên nhân. Nói chung, thực hiện một vấn hầu tựa như một hành trình tìm lại bản ngã, thụ hưởng và mong muốn tìm đến những giá trị của đời người (tài, lộc, sức khỏe).

Hiện nay, Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch đã công nhận hầu đồng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đang cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định chuẩn bị hồ sơ để trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Chúng ta đang cố gắng giữ gìn sự trong sáng của Đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng. Đạo Mẫu vẫn chưa chính thức công khai, có văn bản thể hiện giáo lý, kinh sách. Nên chăng đã đến lúc cần công nhận, tổ chức Đạo Mẫu, nghi lễ hầu đồng để khẳng định và phát triển một tín ngưỡng lành mạnh, một chỗ dựa tâm linh của người Việt.

Theo Thành Công
Petrotimes


Chia sẻ:

TƯ VẤN HỖ TRỢ 24/7

Phone icon 091.448.9282
Phone icon 097.417.7704
Email: denchuathacbo.vn@gmail.com

Hotline/zalo 0914489282

Xem nhiều

Facebook denchuathacbo.vn