Đền Chúa Thác Bờ Thung Nai Hòa Bình

Đền Chúa Thác Bờ nằm trên địa phận xã Thung Nai, huyện Cao Phong, Hòa Bình. Đây là Đền Chúa Thác Bờ phía hữu ngạn nằm ở chân Thác Bờ ngay cạnh sông Đà. Mặt đền quay theo hướng Tây Bắc hướng ra sông Đà. Phía Đông tựa vào dãy núi. Phía Nam giáp một phần lòng hồ sông Đà và dãy núi.

Khi mùa nước cạn, du khách phải đi bộ hơn 108 bậc thang đá mới đến chân đền. Nếu Den Chua Thac Bo vào mùa nước lên cao thì du khách gần như không phải đi bộ nhiều bởi nước dâng cao lên tận chân đền.


Kiến trúc ngôi đền Chúa Thác Bờ sau khi đã trải qua một số lần trùng tu, xây dựng lại nên kiến trúc đền không còn nguyên vẹn như xưa. Nhưng những nét độc đáo đặc trưng của đền vẫn còn được lưu giữ lại.

Đền Chúa Thác Bờ có cấu trúc mặt bằng hình chữ Đinh. Gồm 3 gian thờ chính và hậu cung. Đền được xây hai tầng tựa vào núi. Tại tầng 1 xây dựng làm nơi nghỉ trọ cho khách hành hương. Trên tầng hai là nơi thờ tự các vị thần linh. Đền được xây dựng bằng bê tông cốt thép, trần đổ mái bằng. Giữa bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt. Cầu thang lên xuống được xây bên phải đền.

Trong đền không chỉ thờ bà Chúa Thác Bờ mà còn thờ các vị thần thánh khác như công đồng quan lớn, Ngũ vị tôn ông, bà chúa Sơn Trang, tứ phủ Thánh Cô, tứ phủ Thánh Cậu, Đức Đại vương Trần Quốc Tuấn, tứ phủ Chầu Bà,…

Đền phía tả ngạn nằm trên đỉnh đồi Hang Thần, thuộc xóm Phố Bờ, xã Vầy Nưa, Đà Bắc, Hòa Bình. Đền ghi biển Đền Thờ Chúa Thác Bờ, phía Đông và phía Tây giáp khu dân cư xóm phố Bờ. Phía Nam giáp lòng hồ sông Đà. Phía Bắc giáp một phần lòng hồ Sông và dãy núi cả xã.

Cả 2 ngôi đền đều thờ bà Chúa Thác Bờ hai vị nữ tướng là bà Đinh Thị Vân người dân tộc Mường và một bà (không rõ tên) người dân tộc Dao. Hai bà đã có công dưới thời Lê Lợi, giúp dân và quân vận chuyển lương thực, thuyền bè qua Thác Bờ lên Mường Lễ dẹp loạn hay còn gọi là đền Trình ( Thung Nai ) và Đền Chầu ( Đà Bắc )

Hai khu đền này lại nằm ở hai “hòn đảo” khác nhau nên du khách buộc phải đi thuyền sang sông khoảng 10 phút để đến nơi.

Bên cạnh còn có động Thác Bờ ở đó có cả rừng nhũ đá trong động đua nhau mọc lên, vươn xuống, với vô vàn hình thù lạ mắt khiến du khách đến thăm không khỏi sững sờ, choáng ngợp. Bên cạnh trong động có đặt bàn thờ Quan thế âm Bồ tát, Phật tổ quan âm và Bác Hồ, bạn cũng có thể thành tâm lễ viếng.

Chỉ cách Hà Nội chưa đến 100km đền Chúa Thác Bờ là điểm du lịch tâm linh lý tưởng và hấp dẫn với du khách .
Chia sẻ:

Chương trình Tour du lịch Đền Chúa Thác Bờ 1 ngày đón từ cảng Thung Nai Cao Phong Hòa Bình

Lộ trình : Thung Nai - Đền Chúa Thác Bờ - đền Cô - Động Thác Bờ - Đảo Dừa - Hòa Bình


Lịch trình : sáng tàu xuất phát từ Cảng Thung Nai giờ lên quý khách tùy chọn .

Chương trình Tour Đền Chúa Thác Bờ

- 8h30 : Xe quý khách đến cảng Thung Nai. Quý khách lên tầu .

- 9h00 : Đoàn đến Đền Chúa Thác Bờ, du khách tham quan và dâng hương tại đền – ngôi đền linh thiêng nhất tỉnh Hòa Bình. Tại đây, du khách có cơ hội thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đoàn lễ 40 phút sau đó xuống tàu đi qua đền Cô .

9h50 : Đoàn Đến Đền Cô . Lễ 40 phút sau đó xuống tầu qua Động Thác Bờ

- 10h40 : Đoàn vào Tham quan Động Thác Bờ ( Tham quan 40 phút )

- 11h20 : Đoàn xuống tàu đi đến Khu du lịch sinh thái Đảo Dừa .

- 11h30 : Đoàn đến Đảo Dừa, tự do khám phá Đảo.

- 12h15 : Đoàn ăn Trưa tại nhà hàng Đảo Dừa với các món ăn đặc sản tây bắc, lòng hồ Hòa Bình .

- 14h00 : Du khách lên thuyền, trở về cảng Thung Nai

- 14h30 : Tầu cập cảng Thung Nai . Đoàn lên xe trở về Hà Nội . Chương trình kết thúc .

- Dịch vụ bao gồm:
- Tầu/Thuyền
- Thăm đền Thác Bờ, Đền Cô, Động Thác Bờ
- Dẫn đoàn địa phương nhiệt tình, kinh nghiệm.

Dịch vụ không bao gồm: VAT 10%, Xe ô tô vận chuyển, vé tham quan lòng hồ 7000vnđ/khách, ngủ nghỉ nhà riêng, đồ uống, chi phí cá nhân và những dịch vụ không bao gồm.

Chính sách dành cho trẻ em :
- Trẻ em từ 11 tuổi trở lên phải mua giá tour như người lớn.
- Trẻ em từ 5 -10 tuổi mua 75% giá tour.
- Trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí (gia đình tự lo) nhưng 02 người lớn chỉ được kèm 1 trẻ em dưới 5 tuổi, từ trẻ thứ 2 trở lên phải mua 75% vé.
- Tiêu chuẩn 75% giá tour được 1 suất ăn, 1 ghế ngồi .

Lưu ý :
- Thứ tự các điểm tham quan có thể thay đổi nhưng vẫn bảo đảm đầy đủ theo chương trình.
- Có xe đưa đón từ Hà Nội nếu có nhu cầu .

Giá phụ thuộc vào số lượng người đi và từng thời điểm. Đặt tour xin liên hệ để được tư vấn chi tiết  Zalo/Hotline: O91.448.9282 và O97.4177.7O4  Tại Hòa Bình 
Chia sẻ:

Chương trình Tour du lịch Đền Chúa Thác Bờ 1 ngày đón từ cảng Bích Hạ Đập Thủy Điện Hòa Bình

Lộ trình: ( TP Hòa Bình - Đền Chúa Thác Bờ - đền Cô - Động Thác Bờ - Hòa Bình )


Lịch trình: sáng tàu xuất phát từ Cảng Bích Hạ, TP Hòa Binh giờ lên quý khách tùy chọn.

*** Chương trình Tour Đền Chúa Thác Bờ, đi trong ngày ăn trưa trên tầu du lịch .

- 7h45 : đón đoàn ở cảng Bích Hạ, Đầu Kênh, TP Hòa Bình ( Đằng sau đập thủy điện Hòa Bình ) quý khách lên tầu . Tàu chạy quý khách ngắm sông núi nước non hùng vĩ hồ Hòa Bình

- 9h00 : Đoàn đến Đền Chúa Thác Bờ du khách tham quan và dâng hương tại đền – ngôi đền linh thiêng nhất tỉnh Hòa Bình. Tại đây, du khách có cơ hội thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đoàn lễ 40 phút sau đó xuống tàu đi qua đền Cô .

- 9h50 : Đoàn Đến Đền Cô . Lễ 40 phút sau đó xuống tầu qua Động Thác Bờ

- 10h40 : Đoàn vào Tham quan Động Thác Bờ ( Tham quan 40 phút )

- 11h20 : Đoàn xuống tàu ăn trưa , lúc này tầu đi về và sẽ đi chậm lại để phục vụ ăn uống, giao lưu hát Karaoke trên tầu

- 14h00 : Tầu cập cảng Bích Hạ . Đoàn lên xe trở về Hà Nội . Chương trình kết thúc .

*** Chương trình Tour Đền Chúa Thác Bờ ở Hòa Bình, đi trong ngày ăn trưa trên khu du lịch sinh thái Đảo Dừa .

- 7h45 : đón đoàn ở cảng Bích Hạ, Đầu Kênh, TP Hòa Bình ( Đằng sau đập thủy điện Hòa Bình ) quý khách lên tầu . Tàu chạy quý khách ngắm sông núi nước non hùng vĩ hồ Hòa Bình

- 9h00 : Đoàn đến Đền Chúa Thác Bờ du khách tham quan và dâng hương tại đền – ngôi đền linh thiêng nhất tỉnh Hòa Bình. Tại đây, du khách có cơ hội thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đoàn lễ 40 phút sau đó xuống tàu đi qua đền Cô .

- 9h50 : Đoàn Đến Đền Cô . Lễ 40 phút sau đó xuống tầu qua Động Thác Bờ

- 10h40 : Đoàn vào Tham quan Động Thác Bờ ( Tham quan 40 phút )

- 11h20 : Đoàn xuống tàu đi đến Khu du lịch sinh thái Đảo Dừa .

- 11h30 : Đoàn đến Đảo Dừa, tự do khám phá Đảo.

- 12h15 : Đoàn ăn Trưa tại nhà hàng Đảo Dừa với các món ăn đặc sản tây bắc, lòng hồ Hòa Bình .

- 14h00 : du khách lên thuyền, trở về cảng Bích Hạ TP Hòa Bình

- 15h30 : Tầu cập cảng Bích Hạ . Đoàn lên xe trở về Hà Nội . Chương trình kết thúc .

Dịch vụ bao gồm:

- Tầu/Thuyền vận chuyển.
- Thăm đền Thác Bờ, Đền Cô, Động Thác Bờ
- Dẫn đoàn địa phương nhiệt tình, kinh nghiệm.

Dịch vụ không bao gồm: VAT 10%, Xe ô tô vận chuyển, vé tham quan lòng hồ 7000đ/khách, ngủ nghỉ nhà riêng, đồ uống, chi phí cá nhân và những dịch vụ không bao gồm.

Chính sách dành cho trẻ em :

- Trẻ em từ 11 tuổi trở lên phải mua giá tour như người lớn.
- Trẻ em từ 5 -10 tuổi mua 75% giá tour.
- Trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí (gia đình tự lo) nhưng 02 người lớn chỉ được kèm 1 trẻ em dưới 5 tuổi, từ trẻ thứ 2 trở lên phải mua 75% vé.
- Tiêu chuẩn 75% giá tour được 1 suất ăn, 1 ghế ngồi .

Lưu ý :
- Thứ tự các điểm tham quan có thể thay đổi nhưng vẫn bảo đảm đầy đủ theo chương trình.
- Có xe đưa đón từ Hà Nội nếu có nhu cầu .

Giá phụ thuộc vào số lượng người đi và từng thời điểm. Đặt tour xin liên hệ để được tư vấn chi tiết  Zalo/Hotline: O91.448.9282 và O97.4177.7O4  Tại Hòa Bình 
Chia sẻ:

Miếu Thờ Bạch Xà ở Đền Chúa Thác Bờ

Miếu thờ thần Bạch Xà nằm ngoài đảo trước cửa Đền Chúa Thác Bờ . Ngày trước kia, khu vực đền có rất nhiều rắn ( hay còn gọi là bạch xà ) bò rất nhiều trên khu vực đất của đền . Sau khi cố chủ nhang  Quách Công Nhật nhất tâm theo sự chỉ bảo của Chúa Thác Bờ lập 1 cái miếu thờ ở đảo trước cửa Chúa Thác Bờ để nơi này thờ đức Bạch Xà . 

Cứ hàng năm chủ nhang Quách Công Lâm, đồng đề Bùi Thị Vượng, thanh đồng, đồng thầy Đặng Thị Liên nhất tâm cùng với mọi người ra lập đàn lập lễ đi ra lễ tạ . Hàng năm, cứ vào mùa nước lên tầm cuối năm âm lịch thì mọi người mới ra lễ tạ được, mùa nước cạn thì không ra được do miếu ở vách núi dựng đứng qua cao không lên được phải vái vọng.

Ngôi miếu nằm trước của đền Chúa Thác Bờ thờ các quan Bạch Xà . Ở nơi này ngài linh ứng phù trợ độ trì cho muôn dân, tất cả tàu bè xuôi ngược đi trên dòng sông Đà được thuận buồn xuôi gió, cũng nhờ được miếu thờ thần Bạch Xà này do chỉ đạo của Chúa Thác Bờ cho cố chủ nhang Quách Công Nhật các con cháu máu mủ uống nước nhớ nguồn năm nào cũng mùa nước lên ra lễ tạ.

Nguồn : denchuathacbo.vn


Chia sẻ:

Đường đi đền Chúa Thác Bờ

Di chuyển đến đền ChúaThác Bờ sẽ chia làm 2 chặng, 1 chặng đường bộ và một chặng đường thủy. Từ Hà Nội, bạn có thể di chuyển đến Hòa Bình bằng phương tiện công cộng hoặc cá nhân. Cụ thể di chuyển như sau:

+ Hướng đi 1: Hà Nội – Láng Hòa Lạc – Hòa Bình – nhà máy thủy điện Hòa Bình – cảng Bích Hạ, TP Hòa Bình

Từ Hà Nội bạn sẽ di chuyển theo hướng đi Đại lộ Thăng Long. Sau đó rẽ trái tại ngã 3 cao tốc Láng Hòa Lạc đi thẳng đến Thành phố Hòa Bình. Và rẽ phải vào đường Trần Hưng Đạo. Đi thẳng đến ngã 3 khách sạn Đồng Lợi rồi rẽ phải đi đến cầu Hòa Bình đến nhà máy thủy điện Hòa Bình và di chuyển thẳng lên cảng Bích Hạ, xã Thái Thịnh TP Hòa Bình. Tại đây bạn sẽ thuê thuyền, thời gian đi mất 70 phút đến đền Chùa Thác Bờ


+ Hướng đi 2: Hà Nội – Hòa Bình – Dốc Cun – Tây Tiến - cảng Thung Nai, Cao Phong, Hòa Bình

Từ Hà Nội bạn di chuyển theo hướng CT08 – Đại Lộ Thăng Long. Và rẽ trái vào cao tốc Láng Hòa Lạc. Tại đây bạn di chuyển thẳng đến Thành phố Hòa Bình. Tại đây bạn sẽ di chuyển đến Dốc Cun đi theo đường Tây Tiến và hệ thống biển chỉ dẫn để tới cảng Thung Nai. Tại đây bạn sẽ thuê thuyền, thời gian đi mất 15-20 phút đến đền Chùa Thác Bờ Tại cả 2 cảng đều có các điểm trông giữ xe máy, ô tô cả ngày lẫn đêm, bạn có thể gửi xe ở các điểm này .

Nếu đi xe khách từ bến Mỹ Đình và Yên Nghĩa đều có khá nhiều xe về thành phố Hòa Bình . Hoặc lựa chọn một tuyến xe bất kì chạy về các huyện của tỉnh Hòa Bình như: Mai Châu, Kim Bôi, Đà Bắc, Lạc Sơn, …. đều sẽ đi qua TP Hòa Bình.

Xuống đến thành phố, bạn thuê taxi, xe bus hoặc xe ôm để chở vào bến cảng Thung Nai hoặc cảng Bích Hạ ngay thành phố để thuê thuyền ra Đền Bà Chúa Thác Bờ.

Qua đây là bài viết giới thiệu 2 hướng di chuyển đến tham quan và khám phá du lịch tâm linh đền Chúa Thác Bờ, trên những chia sẻ sẽ hữu ích dành cho du khách đang có dự định đến với đền Bờ.

Nếu quý vị bạn vẫn còn thắc mắc cần tư vấn? có thể gọi vào số O9741777O4 để được tư vấn trực tiếp đặt tàu thuyền và tìm hiểu thêm về kinh nghiệm đi du lịch Thác Bờ theo tour trọn gói.

Chia sẻ:

Vẻ đẹp kỳ ảo động Thác Bờ

Động thác Bờ nằm trong quần thể di tích Chúa thác Bờ, là điểm dừng chân lý tưởng thu hút đông đảo du khách đến chốn Lâm linh Đền Chúa Thác Bờ và thưởng ngoạn du thuyền trên hồ Hòa Bình.



Được hình thành từ trong động đá vôi, với một cửa hang khá rộng, Động Thác Bờ chào đón khách tham quan với vẻ đẹp núi non kỳ bí. Bên trong động là cả một không gian nghệ thuật của nghệ nhân “tạo hóa”. Hàng trăm năm, hàng vạn năm động đá vôi này đã được hình thành một cách tự nhiên, thuần khiết nhất.



Với hơn 100 mét chiều sâu, Động Thác Bờ có đến hàng ngàn thạch nhũ lớn nhỏ mang nhiều hình thù khác nhau. Trí tưởng tượng sẽ cho khách tham quan thấy được những hình ảnh khác nhau của những khối thạch nhũ này. Đó là cá chép hóa rồng, cây vàng, cây bạc, ô trời, dàn đàn đá,… và nhiều hơn thế nữa. Người ta cũng có thể ví hang như cây đàn đá. Bởi tiếng thạch nhũ rơi xuống đều đều, âm vang như tiếng đàn.



Động Thác Bờ được chia làm 2 khu chính. Khu thờ Phật có diện tích khá rộng, có tượng Phật tổ quan âm rất lớn, cùng tượng Quan thế âm bồ tát, và các vị thần linh cai quản vùng này. Khu lòng Động Thác Bờ có những khối thạch nhũ huyền ảo, được hình thành qua hàng triệu năm, với những hình thù kỳ lạ và sinh động...



Vào mùa nước cạn, du khách muốn tham quan động phải leo bộ gần 100 bậc đá từ chân núi đến cửa động. Mùa nước dâng, du khách đi từ thuyền sang nhà nổi, cầu phao chạy dài khoảng 50 m vào thẳng cửa động. Từ trên cửa động, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa ngắm toàn bộ dải Đà giang kỳ vĩ, thưởng ngoạn những kiệt tác thiên nhiên với núi non điệp trùng.




Khi đi Du lịch Thác Bờ Hòa Bình, du khách không thể bỏ qua hai điểm đến nổi tiếng là Động Thác Bờ và Đền Chúa Thác Bờ. Cảnh vật đẹp, bầu không khí trong lành rất thích hợp để chill và thưởng ngoạn ngày cuối tuần. Chắc chắn du khách sẽ có được những phút giây thư giãn và những trải nghiệm trọn vẹn, khó quên.
Chia sẻ:

Sự tích Đền Chúa Hang Miếng

Theo truyền thuyết được lưu truyền trong nhân gian, bà Chúa Hang Miếng là nữ cai quản vùng Hang Miếng . Tương truyền, vào cuối mùa xuân năm 1431, sau khi dẹp xong giặc Đèo Cát Hãn ở Lai Châu, Lê Lợi cùng đoàn quân sĩ xuôi thuyền dọc sông Đà để về kinh đô, nhưng khi đến khúc sông này thì trời mưa to, nước lũ dâng cao không thể xuôi qua được . Nhà Vua bèn cho quân sĩ dừng lại và nghỉ ở Hang Miếng chở nước rút rồi mới đi tiếp. 


Nhưng mỗi ngày trời một mưa to, nước chảy cuồn cuộn, quân lương cạn kiệt, biết vua và quân sĩ gặp nạn, bà Định Thì Vân đã vận động nhân dân trong vùng quyên góp lương thực và cùng mọi người chèo thuyền vượt thác, xuống ghềnh để đem lương thảo tiếp tế cho Vua, sau nhiều chuyến chuyển lương thành công thì vào một ngày định mệnh, giông bão không ngừng, thuyền của bà chở đầy lương tròng trành đã bị đắm cuốn chìm người con gái họ Đinh xuống dòng sông sau không thể cứu được, xác của bà trôi dạt vào vùng Thác Bờ . Để tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ công lao của Bà, nhân dân trong vùng đã lập Đền thờ Bà ở Hang Miếng. Dân gian gọi là Đền Chúa Hang Miếng.



Đền Chúa Hang Miếng là nơi thờ phụng tôn nghiêm, người dân truyền tụng rằng: Đền rất linh thiêng. Trước đây, đền được xây dựng kiên cố ở mốc thấp so với mực nước lòng hồ sông Đà nên sau khi thủy điện Hòa Bình hoàn thành thì Hang Miếng và ngôi đền cũ đã bị ngập và bị bỏ hoang nhiều năm. Sau đó, đền được chuyển lên mốc cao với nhiều năm được làm bằng tranh tre nứa lá đơn sơ, nhiều đồ thờ cũ bị hư hỏng, thất lạc, mất mát nhiều chỉ còn sót lại một lư hương và một pho tượng Bà Chúa. 

Năm 1994, ông Quách Công Toàn ( một cựu chiến binh ) người địa phương xin được chăm nom và được ủy ban nhân dân xã Quang Minh cho phép quản lý, trùng tu, tôn tạo lại đền, ông đã dồn tài sản của gia đình mình và đi quyên góp khắp nơi, được nhiều tấm lòng hảo tâm của khách thập phương công đức, sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo nay đền được xây dựng khang trang trên ngọn núi Đầu Rồng ( cách nơi đền cũ không xa ) gần chợ Hang Miếng, đáp ứng được lòng mong đợi của mọi người khi đến thăm viếng dâng hương tưởng nhớ về cội nguồn, kết hợp cầu mong mọi điều tốt lành, cầu phúc, cầu lộc đến với mỗi gia đình.

Đền Chúa Hang Miếng cách thành phố Hòa Bình 50km ( về phía bắc ) du khách ở các tỉnh miền xuôi đến thăm viếng đền bằng đường thủy ( ngược theo hồ sông Đà ). Sự hiện diện của ngôi đền là dầu nối văn hóa của mọi miền, là điểm dừng chân trong tour du lịch hồ thủy điện Hòa Bình và hồ thủy điện Sơn La. Từ trên đền phòng tầm mắt đi bốn phương du khách có thể thấy được vẻ đẹp của non nước trời mây lunh linh huyền ảo, linh thiêng như muốn nói lên nơi đây là sự hội tự của vạn vật.

Năm 2018 đền được ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh .

Du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ với dịch vụ cho thuê tàu thuyền chở khách lễ Đền Chúa Hang Miếng . Liên hệ điện thoại : 097.4177.704 và 091.448.9282 - Website : www.denchuathacbo.vn để được tư vấn đặt tầu với giá ưu đãi nhất . Rất hân hạnh được phục phụ quý khách !!!



Chia sẻ:

Giá Vé Thuê Tàu Thuyền Đi Đền Chúa Thác Bờ

Để thuê tàu đi Thác Bờ kèm giá bao nhiêu tiền luôn là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn khi muốn đến thăm khu du lịch này. Bởi muốn đi lễ Đền Chúa Thác Bờ bắt buộc phải đi bằng tàu thuyền vì Đền nằm trên lòng hồ sông Đà .

Thác Bờ là đoạn sông Đà chảy qua khu vực chợ Bờ nên muốn đến với quần thể thắng cảnh này, bạn chỉ có một lựa chọn là đi bằng đường thuỷ. Để thuê tàu đi Den Chua Thac Bo bạn phải đến bến tàu. Có 2 bến đó là cảng Bích Hạ ngay tại Tp Hòa Bình và cảng thứ 2 là cảng Thung Nai, Cao Phong, Hòa Binh. Cả 2 bên đều tour hành trình đi 2 đền, 1 động như nhau .


Ở bến nào cũng vậy tàu ở đây đậu sẵn rất nhiều, bạn cứ việc lên một con tàu nào đó và mua vé ghép tàu Thác Bờ để đi. Nếu có điều kiện bạn có thể thuê riêng 1 tàu để đi click để xem Giá thuê tàu du lich lễ hội Đền Bờ & Hang Miếng tại cảng Thung Nai, Hòa Bình cảng này thời gian đi tàu ngắn phù hợp với du khách đi nhanh . Xem Giá thuê tàu du lich lễ hội Đền Bờ & Hang Miếng tại cảng Bích Hạ, TP Hòa Bình cảng này thời gian đi tàu lâu hơn, ngắm cảnh sông núi nước non hùng vĩ được nhiều hơn .
Tại bến tàu có ban quản lý, quy định khung giá tàu đi Thác Bờ cụ thể nên bạn không cần phải lo bị chặt chém. Giá vé tàu đi Thác Bờ áp dụng hiện nay tại cảng Bích Hạ, TP Hòa Bình là 200.000 - 250.000đồng/ người. Tại cảng Thung Nai, Hòa Bình là 150.000 - 200.000đồng/ người. Tùy vào từng tàu chất lượng khác nhau nên có giá khác nhau .

Trên tàu đi Đền Thác Bờ cũng có dịch vụ ăn uống tuy nhiên bạn sẽ phải đặt trước. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí, bạn nên mua đồ nguội, hoa quả đi lễ đền sau đó ăn luôn trên tàu lúc đi về.

Trên những thông tin cần thiết về dịch vụ thuê tàu đi Thác Bờ kèm giá . Nếu cần được tư vấn và thuê tàu đi Đền Chúa Thác Bờ bạn hãy liên hệ 097.4177.704 đơn vị cung cấp dịch vụ thuê tàu thuyền với giá ưu đãi tốt nhất Đền Bờ .
Chia sẻ:

Kinh nghiệm sắm lễ đi đền Chúa Thác Bờ

Bạn đang chuẩn bị đi lễ đền Chúa Thác Bờ, muốn tìm hiểu những kinh nghiệm lễ hội đền Thác Bờ sắm lễ như thế nào để đồ lễ được đầy đủ, hoàn thiện nhất mang đến tài lộc, may mắn đến cho bạn.

Vì thế việc trang bị những kinh nghiệm đi lễ Chúa Thác Bờ ở lễ hội đền Thác Bờ sắm lễ là điều rất quan trọng. Sau đây là một số chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm tốt nhất cho chuyến đi lễ tại Den Chua Thac Bo được tốt nhất.



Khi đi lễ đền Thác Bờ, du khách cần chuẩn bị những đồ lễ sau như hương, vàng mã, tiền âm phủ, hoa tươi, quả chín, xôi, chè, ngoài ra có thể chuẩn bị những cỗ mặn như trâu, lợn, thịt gà, giò chả…

Trường hợp du khách chưa có đủ thời gian chuẩn bị lễ trước khi đi, du khách nên mua trên đường đi hoặc mua đồ lễ tại địa điểm mua vé lên thuyền. Vì càng tiến gần vào đền giá đồ cúng lễ càng đắt, thậm chí có thể tăng gấp đôi so với bình thường.

Việc sắm lễ sao cho đúng và đủ. Vì thế việc chuẩn bị sẵn đồ lễ trước khi khởi hành là điều quan trọng giúp du khách vừa chủ động thời gian và vừa tiết kiệm chi phí. Hoặc không thì đi theo tâm cũng được.

Tiền mặt đi lễ Thác Bờ : du khách phải mang theo tiền mặt để trả tiền cho nhiều dịch vụ nhỏ lẻ khác nhau như tiền đi thuyền ra đền, tiền công đức… Tuy nhiên, du khách nên nhớ chỉ cần mang đủ một lượng tiền mặt vừa dùng, không mang quá nhiều.

Trang phục đi lễ đền Thác Bờ : du khách nên chọn những bộ trang phục có màu sắc nhã nhặn, đơn giản, kín đáo. Tốt nhất du khách nên chọn những gam màu lạnh, hoa văn, họa tiết trầm tính, nếu có áo cùng tông màu với loại áo tràng các Phật tử như màu nâu hoặc màu lam thì càng tốt.

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm sắm lễ khi đi lễ Thác Bờ. Ngoài việc đi lễ đền Thác Bờ, du khách có thể đi tham quan du lịch tại một số địa điểm xung quanh đền Thác Bờ như: Thung Nai, suối Trạch, đảo Dừa, bản Ngòi Hoa, động Thác Bờ, động Hoa Tiên, đền thờ Lê Lợi… Bên cạnh đó du khách có thể tham gia vào các lễ hội truyền thống và khám phá thêm những thắng cảnh, địa danh trên trong chuyến tour đi lễ thác Bờ.
Chia sẻ:

Đi đền Chúa Thác Bờ cầu gì?

Đi lễ đền Chúa Thác Bờ ngoài cúng lễ, thì chúng ta nên cầu may mắn, sức khỏe, an lành cho mình cùng gia đình và người thân, cầu phúc thiện, công việc hanh thông. Cầu cho quốc thái dân an, cầu cho người sống có sức khỏe, an lạc, tâm hồn luôn sáng và thiện lành. Tùy sở nguyện mà cầu, nhưng đừng cầu quá tham mà không được.


Người dân nên hiểu, sự khỏe mạnh, thành đạt… bên cạnh được yếu tố may mắn, còn đa phần là do con người cố gắng, phấn đấu và rèn luyện. Vì vậy, đầu năm đi lễ chùa người dân đừng cầu xin những mong ước, danh vọng thế tục sai chỗ, làm mất đi nét đẹp văn hóa tâm linh của ông cha ta .

Đi lễ đền chùa đều nên lễ bạc tâm thành. Người có nhiều tiền thì dâng nhiều, người có ít thì dâng 5.000 đồng, 10.000 đồng, không có cũng không sao, chứ không phải dâng nhiều tiền để xin nhiều lộc như một số người lầm tưởng. Thánh chỉ chứng giám tấm lòng thành, chứ không phải cứ lễ cao, tiền nhiều là được thánh “độ”. Nếu dâng tiền thì nên bỏ vào hòm công đức, không đặt ở các ban thờ Phật, Thánh, tránh tạo lòng tham ở người khác.

Những lời không nên cầu nguyện khi đi lễ : Sau khi cầu xin cần có nguyện (không phải là lời hứa) làm những việc có thể làm được, không nên nguyện những điều khó làm và tuyệt đối không nên nguyện làm 3 việc sau vì 3 nguyện này người bình thường không thể làm được:

- Không nguyện cúng dường chư Phật.

- Không nguyện thời gian (bao lâu) mang gạo tiền vàng cúng đền chùa…

- Không nguyện cúng dường 3 cảnh (không phải 3 địa điểm – mà là cảnh giới tiên, cảnh giới trần, cảnh giới âm).

Chia sẻ:

Ấn tượng du xuân hồ Hòa Bình, đền Bờ

Cứ mỗi dịp đầu xuân, du khách muôn phương lại nô nức trẩy hội đền Bờ trên khu vực hồ Hòa Bình. Du khách lên các tàu du lịch, thưởng ngoạn vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của vùng hồ Hòa Bình, nơi nức tiếng tuyệt đẹp như vịnh Hạ Long trên núi.

Sương mù giăng nhẹ bảng lảng như chốn huyền thoại, bồng lai. Tàu cập bến đền Chúa Thác Bờ thuộc xã Thung Nai và di chuyển khoảng cách không xa là ngôi đền thuộc xã Vầy Nưa (Đà Bắc). Thành tâm nơi cửa đền, ai cũng mong một năm mới an lành, mạnh khỏe, may mắn, hạnh phúc



Điểm du lịch văn hóa tâm linh Den Chu Thac Bo này đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Di tích gắn với sự kiện vua Lê Lợi đi dẹp loạn vào mùa xuân năm 1431, được Nhân dân trong vùng ủng hộ, giúp đỡ. Năm nay, nhà đền đã triển khai các biện pháp để phòng dịch Covid-19, phòng cháy chữa cháy, tổ chức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng văn minh.

Ngoài được thưởng ngoạn cảnh đẹp sông nước, chiêm bái đền Chúa Thác Bờ, du khách còn được khám phá các hang động, nổi bật là động Thác Bờ - di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; được tìm hiểu và thưởng thức các sản vật núi sông như cá, tôm nướng thơm phức, măng rừng... Đền Bờ, hồ Hòa Bình đúng là nơi du khách đáng đến.

Nếu ai một lần đến hẳn sẽ hẹn ngày trở lại. Anh Nguyễn Văn Thường, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) chia sẻ: "Tôi thấy chuyến đi rất ý nghĩa và hài lòng. Khung cảnh thiên nhiên đẹp, nên thơ, có điểm nhấn là đền Chúa Thác Bờ. Đây là lần đầu tiên tôi đến du lịch hồ Hòa Bình và chắc chắn còn đến nhiều lần nữa”.

Để đảm bảo an toàn và tạo hình ảnh đẹp trong mắt du khách trước tình hình dịch Covid-19, bên cạnh công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông đường thủy, an toàn thực phẩm, công tác phòng, chống dịch bệnh tại tuyến du lịch này được quan tâm.
Chia sẻ:

Chúa Thác Bờ ngự đồng

Chúa Thác Bờ rất hay về ngự đồng. Thông thường Chúa Thác thường hay ngự về sau Chầu Đệ Tam (vậy nên có người lại gọi là Chầu Thác Bờ nhưng đôi khi có người lại hầu Chúa Thác sau Chúa Mường Đệ Tam Lâm Thao hoặc hầu chúa sau Chầu Bé Thượng).

Nhưng chúa hay ngự về hơn chúa Đệ Tam nên đôi khi người ta sẽ thỉnh luôn chúa về và chứng tòa Sơn Trang màu trắng. Chúa về ngự đồng thường mặc áo trắng, quần đen, đai xanh, bên hông có xà tích bạc. Chúa về khai cuông rồi một tay cầm chèo, một tay cầm mồi, bẻ lái dạo chơi sông Đà.


Trong tứ phủ thì Chúa Thác thuộc thoải phủ nên chúa còn về bốc thuốc chữa bệnh, lấy nước tiên đem về cứu chữa cho nhân dân nên dân gian cũng gọi bà là bà chúa chữa giống chúa Đệ Tam.

Chúa Thác Bờ thường hay ngự về hơn Chầu Đệ Tam và có khi người ta không thỉnh Chầu Đệ Tam mà thỉnh luôn chúa về chứng tòa Sơn Trang màu trắng rồi thả cá phóng sinh trong đại lễ khai đàn mở phủ.

Khi làm lễ lập đàn mở phủ, sau khi hầu giá, người ta thường làm lễ phóng sinh cá tại dòng sông Đà.

Lễ hội đền Chúa Thác Bờ được mở vào mùng 7 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Hàng năm, cứ đến ngày này, hàng trăm lượt khách đổ về đền để tham quan và cầu khấn chúa bà.
Chia sẻ:

Tích xưa trên dòng Thác Bờ sông Đà

Nằm giữa khung cảnh non nước tựa chốn tiên cảnh bồng lai, đền Chúa Thác Bờ uy nghi là điểm đến tâm linh giữ hào khí tích xưa về bà Chúa Thác Bờ, người phụ nữ dân tộc Mường có công lao giúp vua Lê Lợi đánh giặc.

Trên dòng sông Đà xanh màu ngọc bích, soi bóng những ngọn núi nhấp nhô, trùng điệp. Ngồi trên thuyền xuôi theo dòng nước lững lờ giao hòa sắc xuân, chúng tôi cảm nhận bức tranh thiên nhiên trên lòng hồ sông Đà hùng vĩ, tươi đẹp, hữu tình, có sự hòa quyện với sắc màu tâm linh với những huyền tích thiêng liêng.



Trong không gian tịch mịch, vắng lặng, nghe văng vẳng từ xa điệu hát chầu văn đó là những thanh âm vang lên từ Den Chua Thac Bo, tọa lạc trên địa phận hai xã Thung Nai (Cao Phong), xã Vầy Nưa (huyện Đà Bắc), tỉnh Hòa Bình.

Khi thuyền cập bến, từng bậc đá đưa chúng tôi lên chiêm bái đền Thác Bờ tọa lạc ở vị trí trên cao giữa một không gian sơn thủy hữu tình. Đền tựa lưng vào ngọn núi đá Sầm Lông cao sừng sững, hùng vĩ, với cây cối xanh tốt, mặt hướng ra hồ Hòa Bình mênh mang, xanh thẳm một màu của sắc nước.

Văn bia, mái ngói rêu phong hòa vào khói nhang trầm đưa con người trở về tích xưa kể công lao của người con gái dân tộc Mường yêu nước, dũng cảm. Xưa kia, đền chỉ là một ngôi miếu nhỏ được dựng bằng tre nứa ngay dưới chân Thác Bờ. Qua nhiều lần trùng tu, đến năm 2000, ngôi đền được xây dựng khang trang. Đền Thác Bờ có một vị trí tọa lạc vô cùng đắc địa.



Tích xưa đền Thác Bờ thờ bà Chúa Thác Bờ, tên thật của bà là Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường, là con gái của một tộc trưởng ở vùng đất Hòa Bình.

Theo lịch sử ghi chép , khi vua Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, khi đến vùng Thác Bờ, Thung Nai, bà Đinh Thị Vân đã kêu gọi người dân vùng đất Mường gom góp lương thực để giúp đỡ cho quân của Lê Lợi, dùng tre, gỗ đóng bè, đóng thuyền giúp đoàn quân vượt qua sông Đà, đi dẹp loạn giặc ở đèo Cát Hãn thuộc vùng đất Lai Châu. Khi bà thác, vua Lê Lợi đã cho phép người dân nơi đây lập đền thờ bà. Người dân quanh vùng vẫn gọi ngôi đền là đền thờ bà Chúa Thác Bờ.

Ngôi đền soi bóng cổ kính xuống dòng nước xanh thẳm. Kiến trúc của ngôi đền khá độc đáo, được thiết kế theo kiểu hình chữ đinh, gồm đại bái ba gian và hậu cung. Gồm hai tầng tựa lưng vào núi, mặt theo hướng Tây Bắc. Trên mái đền có lưỡng long chầu nguyệt. Lối đi lên đền được thiết kế thành những đường nhỏ men theo bờ sông với 108 bậc, uốn lượn lên tầng cao nhất của đền. Năm 2009, đền Thác Bờ được UBND tỉnh Hòa Bình công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Bước vào không gian ngôi đền, con người như được hòa mình vào không gian tâm linh ấm áp và huyền bí, như được lắng nghe câu chuyện và hào khí của thuở xa xưa, Chúa Thác Bờ kêu gọi dân Mường giúp vua Lê Lợi vượt sông đánh giặc. Tại ngôi đền, tín ngưỡng hầu đồng được thực hành diễn xướng với những thanh âm dìu dặt, đắm say lòng người, càng như tô đậm không khí tâm linh giữa vùng non nước hữu tình

Ngôi đền nơi đây mang đến cho chúng tôi thêm một trải nghiệm về lòng yêu nước của nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Chia sẻ:

Du xuân lòng hồ Hòa Bình, đến với đền Bờ




Phóng sự : Hấp dẫn du xuân Hòa Bình, Đền Chúa Thác Bờ
Chia sẻ:

TƯ VẤN HỖ TRỢ 24/7

Phone icon 091.448.9282
Phone icon 097.417.7704
Email: denchuathacbo.vn@gmail.com

Hotline/zalo 0914489282

Xem nhiều

Facebook denchuathacbo.vn