Đền Chúa Thác Hang Miếng Sơn La

“ Ai lên tới Thung Nai, Đà Bắc
Dọc sông Đà, bến Ngọc long lanh
Thăm đền Chúa Thác Hòa Bình
Chợ Bờ, hang Miếng thác ghềnh cheo leo”

Vâng, câu hát Văn là vậy, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn cho rằng hang Miếng cũng thuộc địa phận Thung nai, Đà Bắc, Hòa Bình. Ít ai biết bà Chúa Thác Bờ được thờ ở hai nơi: đền thờ Bà chúa Thác Bờ ở Thung Nai ( Hòa Bình) và đền Hang Miếng (Sơn La). Thông thường khi đến lễ Chúa Thác Bờ Hang Miếng du khách thường chỉ ghé thăm đền thờ Bà chúa Thác Bờ ở Thung Nai ( Hòa Bình). Bài viết hôm nay tôi xin được giới thiệu về đền Hang Miếng (Sơn La) cùng những hình ảnh đẹp nơi thờ Chúa Miếng.



Hiện nay tồn tại rất nhiều dị bản về sự tích Bà Chúa Thác Bờ, ad xin giới thiệu với các bạn 3 trong số các dị bản đó để các bạn thêm hiểu biết về lịch sử văn hóa dân tộc mình.

Tích thứ nhất: Tương truyền, Chúa Thác Bờ tên thật là Đinh Thị Vân – con gái một tộc trưởng người Mường ở Kim Bôi, Hòa Bình - vốn là tiên nữ giáng sinh. Khi đất nước gặp cơn loạn lạc, Chúa tập hợp dân người Mường liên kết với các dân tộc khác đồng lòng đánh giặc. Để thưởng cho công lao của Người, triều đình giao lại cho Chúa vùng đất Mường ở Hòa Bình để cai quản. Chính tại nơi đây Chúa lại dốc hết tâm sức giúp dân an cư lạc nghiệp, dạy dân phát rẫy làm nương, xuống sông thả lưới, giúp dân trị thủy, chế ngự con sông Đà hung bạo. Những lúc thanh nhàn, Chúa lại một mình một chiếc thuyền độc mộc du ngoạn khắp nơi.

Tích thứ hai: Bà chúa Thác Bờ Đinh Thị Vân người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao ở Vầy Nưa (Huyện Đà Bắc) lo liệu quân lương, thuyền mản. Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ-Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau khi mất 2 bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hòa nên nhân dân đã phong 2 bà làm thánh và lập đền thờ phụng.


Tích thứ ba: Vào cuối mùa xuân năm 1431, sau khi dẹp xong giặc Đèo Cát Hãn ở Lai Châu, Lê Lợi cùng đoàn quân sĩ xuôi thuyền dọc Sông Đà để về Kinh đô, nhưng khi đến khúc sông ở Hang Miếng thì gặp trời mưa to, nước lũ dâng cao không thể xuôi qua. Biết vua và quân sĩ gặp nạn, bà Đinh Thị Vân, người Mường đã vận động nhân dân trong vùng quyên góp lương thực và cùng mọi người chèo thuyền vượt thác, ghềnh để đem lương thảo đến tiếp tế cho vua.Sau nhiều chuyến chuyển lương thành công, đến chuyến cuối, giông bão nổi ầm ầm, thuyền của bà chở đầy lương chòng chành đã bị đắm ở khúc sông thuộc địa phận Hang Miếng, xác của bà đã trôi dạt vào vùng Thác Bờ. Để tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ công lao của Bà, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ bà ở Hang Miếng. Dân gian gọi là: Đền Chúa Hang Miếng. Vào những năm đầu của thế kỷ XX thực dân Pháp có cho xây dựng và mở rộng lại Đền. Ở Thung Nai, nơi xác bà dạt về, người ta lập nên Đền Bà chúa Thác Bờ cầu mong Bà che chở, phù hộ cho những chuyến xuôi ngược sông Đà.

Đền Chúa Hang Miếng nằm ven hồ thuỷ điện Hoà Bình, thuộc bản Hang Miếng, xã Quang Minh, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. “huyện Vân Hồ, mới được tách ra từ huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La”. Hang miếng có lịch sử lâu đời là một hang núi đá vôi nhân dân địa phương gọi là Hang Miếng vì hang giống cái ninh để nấu nướng, trước kia là nơi nghỉ chân của những người buôn từ miền xuôi lên và dân chài lưới trên sông. Đền Chúa Hang Miếng được lập từ những năm 1431 Đền tọa lạc trên ngọn núi Đầu Rồng với 3 dãy nhà: Tiền- Trung- Hậu, có cung thờ Phật và cung thờ Thánh, Chúa Thượng Ngàn. Đứng trên đỉnh phóng tầm mắt có thể thấy những dãy núi xanh rì mờ xa hay những đảo nhỏ lô nhô giữa sóng nước Sông Đà.


Đền chúa Hang Miếng là nơi thờ phụng tôn nghiêm, người dân truyền tụng rằng “Đền rất linh thiêng”. Trước đây đền được xây dựng kiên cố ở mốc thấp so với mực nước lòng hồ sông Đà nên sau khi thuỷ điện Hoà Bình hoàn thành thì Hang Miếng và ngôi đền cũ đã bị ngập và bị bỏ hoang nhiều năm. Sau đó đền được chuyển lên mốc cao, sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo nay đền được xây dựng khang trang trên ngọn núi Đầu Rồng (cách nơi đền cũ không xa) gần chợ Hang Miếng

Ven sông là chợ phiên Hang Miếng được mở vào các ngày 1,2 - 11,12 - 21,22 hằng tháng. Những ngày có chợ đông vui, nhộn nhịp, người mua, kẻ bán, trên bến dưới thuyền tấp nập. Chỉ cần một chiếc máy ảnh bạn tha hồ hòa mình vào dòng người mua bán, hay nhảy bước một giữa các thuyền hàng san sát. Thú vị nhất là gặp bà con người Mường, người Thái đi chợ, được trò chuyện và chụp ảnh với họ.

Nếu các bạn muốn đi lễ Chúa Thác Bờ, các bạn đi từ ngã ba chân Dốc Cun, phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình. Đi vào đường Tây Tiến “Đường Bình Thanh - Đường số 6 cũ”, đi khoảng 10 km là tới Bến Cảng Du lịch Thung Nai, thuộc xã Thung Nai, huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình.

Nếu muốn đi “Đền Chúa Hang Miếng”. Từ Cảng Thung Nai xuống tầu du lịch, chạy ngược dòng nước theo hướng tây khoảng 50 km, tương đương gần 3 giờ tầu chạy là đến Đền Chúa Hang Miếng. Hoặc đi bằng đường bộ từ huyện Vân Hồ ( khoảng 60 km)

Từ Cảng Bích Hạ ( đầu Kênh TP Hòa Bình ) xuống tầu du lịch, chạy ngược dòng nước theo hướng tây khoảng 70 km, tương đương gần 4 giờ tầu chạy là đến Đền Chúa Hang Miếng.

Với kinh nghiệm lâu năm tổ chức tour du lịch Hồ Hòa Bình cùng với đội ngũ tàu đảm bảo an toàn, lái tàu kinh nghiệm, chúng tôi chuyên chở khách tại khu du lịch Hồ Hòa Bình và Sơn La với giá cả phải chăng, thuyền đảm bảo an toàn, có đầy đủ áo phao cho du khách trên tàu. . Thủ tục đơn giản, du khách chỉ cần liên hệ với chúng tôi qua điện thoại rồi đặt ngày giờ lên Cảnh Bích Hạ - Đầu kênh Hòa Bình, tàu của chúng tôi sẽ đón quý khách đi các tuyến du lịch hoặc đi các đảo trên lòng hồ Hòa Bình.

Chuyên chở khách đi lễ đền Chúa Hang Miếng với ưu đãi ! Liên hệ: 097.4177.704 -  091.448.9282 Mr Nghĩa


Chia sẻ:

TƯ VẤN HỖ TRỢ 24/7

Phone icon 091.448.9282
Phone icon 097.417.7704
Email: denchuathacbo.vn@gmail.com

Hotline/zalo 0914489282

Xem nhiều

Facebook denchuathacbo.vn