Đặt cung hầu đồng tại du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ, Hang Miếng

Lên đồng là một nghi lễ đặc trưng của Đạo Mẫu Tứ phủ của người Việt ở cả miền Bắc và Nam, cả vùng xuôi và miền núi.

Dịch vụ đặt ghế hầu đồng cho các Thanh đồng tại khu du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ . Đặt cung hầu đồng bao gồm có các đền : đền trình Đôi Cô Cửa Chương, Đền Chúa Thác Bờ , Đền Cô ( Đền thờ Chúa Thác Bờ ), các đền thuộc khu du lịch tâm linh long hồ sông đà , Đền Hang Miếng Sơn La . Cho thuê tàu đi đến Đền để hầu đồng.



Với nhiều năm kinh nghiệm tổ chức tour du lịch Hồ Hòa Bình cùng với đội ngũ tàu đảm bảo an toàn, lái tàu kinh nghiệm, chúng tôi chuyên chở khách lễ tại khu du lịch Hồ Hòa Bình với giá cả phải chăng, thuyền đảm bảo an toàn, có đầy đủ áo phao cho du khách trên tàu. . Thủ tục đơn giản, du khách chỉ cần liên hệ với chúng tôi qua điện thoại rồi đặt ngày giờ lên cảng, tàu của chúng tôi sẽ đón quý khách đi các tuyến du lịch hoặc đi các đảo trên lòng hồ Hòa Bình.

Đặt cung xin liên hệ :
Hotline : O91.448.9282  - O97.448.9282 Mr Nghĩa
E-mail : denchuathacbo.vn@gmail.com - Website : www.denchuathactho.vn

Chia sẻ:

Hầu đồng, một di sản văn hóa độc đáo

Gần đây, đệ tử đạo thờ mẫu với nghi lễ hầu đồng đang hoan hỉ vì được xã hội công nhận như một nét văn hóa của Việt Nam. Thế giới hầu đồng từ khép kín khi bị gán ghép đủ điều tiêu cực đã mở lòng giãi bày những điều khó tin của “kiếp số” hầu đồng.

Căn nguyên của hầu đồng

Trước đây, bàn về nguyên nhân ra hầu đồng đã có nhiều thông tin sai lệch cho rằng phần lớn người tham gia hầu đồng do sự lôi kéo, xúi giục có biểu hiện lừa đảo trục lợi của một số kẻ lợi dụng tín ngưỡng cò mồi. Trong thực tế, hầu đồng có nhiều người ham mê, thậm chí cuồng tín với hầu đồng, nguyên nhân thường gọi chung là có căn (cốt), có quả. Vậy thế nào là căn quả của người hầu đồng?

Qua tìm hiểu từ những người trong cuộc, chúng tôi được biết để xác định là người có căn (cốt) hầu đồng phải hội tụ 3 yếu tố như: Khi đến các đền, phủ có cảm giác khác lạ, thay đổi trong người; Trong cuộc sống có nhiều lần gặp sự vất vả, bất trắc mà không phải nguyên nhân tự thân gây ra, không thể giải thích được; Họ thường mơ thấy các vị trong thế giới thần linh...

Từ kinh nghiệm bản thân, thanh đồng (người hầu đồng lâu năm) Trần TL, người có thâm niên hầu đồng gần 30 năm chia sẻ, mỗi người có lý do riêng để ra hầu đồng. Có nhiều người hầu đồng là truyền thống gia đình, một nhà có 3-5 thế hệ “hầu” thánh. Một số người thì cầu mong sự bình an cho những người thân, kinh doanh buôn bán được thuận lợi, giải tai nạn, tai vạ, độ tai ách… Đặc biệt, phần lớn là muốn cân bằng những đau đớn, buồn tủi và mất mát không thể bù đắp như mất người thân, tổn thương tình cảm vợ chồng…”.

Giới hầu đồng cho rằng, một số trường hợp người có căn đồng nhưng “phạm” không ra hầu nên bị “hành”. Mà bị “hành” ở đây là mất cân bằng trong cuộc sống, làm những điều mà người bình thường không bao giờ làm vì cho là “hành xác”, nhục thân… Bản chất người Việt đều có tín tâm bởi ai cũng thờ cúng ông bà, tổ tiên. Khi gặp những vấn đề trắc trở trong cuộc sống không thể vượt qua cần có tín niệm để dựa vào, khi đó hầu đồng sẽ là một cứu cánh.

Trường hợp của anh Phương nhà ở Xuân Đỉnh mới gia nhập hội đồng đền Thanh Hà là một điển hình. Chỉ một lần vô tình tham gia lễ hầu đồng, lần đầu tiên nghe hát văn nhưng tự nhiên thấy hay, vỗ đùi cười khanh khách. Trong giá hầu cô Chín (cô Bé) nhập vào múa dẻo hơn cả thanh đồng. Từ đó anh Phương làm gì cũng thấy tâm thần không yên, bỏ bê vợ con, cơm không muốn ăn, đêm không ngủ, vật vờ hết ngày này sang ngày khác. Sau thời gian dài như vậy, vợ anh mới tá hỏa đưa đi khám bệnh, xét nghiệm nhưng không tìm ra nguyên nhân hay bệnh tật gì. Sau đấy nghe người mách, vợ anh phải biện lễ ra đền cô Chín xin khất ra hầu mới trở lại bình thường…

Một số người hầu đồng lâu năm cho rằng, để giải nghiệp là cả một quá trình chứ không phải dựa vào trình đồng mở phủ. Nếu thực sự có căn quả và phải trả nợ nghiệp chướng đã gây ra thì khó tránh khỏi được vì đó là luật nhân quả. Tốt nhất trước khi quyết định việc trình đồng hay mở phủ nên tự bản thân mình sám hối trước các Thánh. Không gì bằng mình tự kêu cầu như làm một lễ đơn giản có quả cau lá trầu xin các Thánh tha lỗi. Tiếp đến nên làm nhiều việc tốt như giúp đỡ người nghèo khó, sống có đạo đức, có điều kiện thì góp công, của để tô tượng, đúc chuông, sửa đền, miếu... Nếu có thể tụng kinh, hướng công đức của những việc mình làm tới các Thánh sẽ tốt hơn việc phung phí tiền vào vàng mã, lễ lạt...

Di sản quý

Nhà tôi vốn sống trên đất đền Thanh Hà gần chợ Bắc Qua, Hà Nội nên từ nhỏ tiếng hát văn, những giá hầu đồng đã trở nên quá quen thuộc. Mỗi khi có người hầu đồng là lũ trẻ háo hức chờ những màn phát lộc, được ăn oản, bánh từ nhà đền. Chính vì vậy, khi tìm hiểu về hầu đồng tôi được những thanh đồng có thâm niên sẵn sàng cung cấp những trải nghiệm chính bản thân họ khi hầu đồng.

Mỗi thanh đồng hằng năm đều xin hầu từ một đến hai vấn. Sự chuẩn bị trước khi hầu rất quan trọng và có ý nghĩa nhất. Mọi việc như chuẩn bị đồ lễ, mời cung văn, gọi tay quỳnh tay quế (người phụ lên khăn, mặc áo cho thanh đồng), đặt tiệc tại Đền đến kêu gọi thân bằng quyến thuộc đều được một tay thanh đồng tỉ mỉ thực hiện. Trước 3 ngày ra hầu, thanh đồng phải tắm gội, chay tịnh, giữ thân trong sạch. Ngày lên hầu, thanh đồng khi nhập phủ phải tĩnh tâm, lắng đọng quên hết mọi tục niệm quanh thân, bỏ qua hết những đau khổ, hiềm khích để vào hầu Thánh. Nếu không làm được những điều này, thanh đồng sẽ không thể có vấn hầu thành công cũng không thể tìm được sự giải thoát cho tâm linh cũng như tìm đến nguồn cội tín niệm vào thánh Mẫu mà bản thân mình theo đuổi.

Thanh đồng TT. Hường chia sẻ, trong quá trình hầu đồng, thanh đồng thực hiện những nghi thức, hành động diễn tả lại các điển tích, công trạng của các Mẫu, đức Thánh. Bên cạnh đó là thưởng thức trà, rượu, thuốc, tranh, nhạc, thơ phú, hát xướng, lời khen nịnh của con nhang đệ tử, thân bằng quyến thuộc. Trong cái không gian đầy màu sắc tâm linh đó, người hầu đồng được trở lại với bản tính của con người, được hưởng thụ một không gian tràn ngập vui vẻ, ấm áp.

Trong mỗi vấn hầu đồng, thanh đồng nếu hợp căn hợp cốt với vị Thánh nào thì đến giá của Thánh đó sẽ thường được thánh nhập (phủ). Bà TT. Hường, thanh đồng đền Thanh Hà cho biết, mẹ của bà khi lên đồng thường được ông Hoàng Mười nhập. Khi ấy hai người, bốn người đỡ cũng không đứng lên được. Mắt bà nhắm nghiền, hai bàn tay kẹp 6 cái đuốc múa xoay tròn liên tục. Lửa cháy đùng đùng xém cả tay mà không thấy bà nhăn mày. Vào thời điểm này, vấn đồng sẽ rất sôi nổi với những màn xin khéo thánh để cầu sức khỏe, tài lộc và may mắn của các đệ tử, thân bằng quyến thuộc của thanh đồng.

Các thanh đồng có thâm niên cho biết, khi được “thánh” nhập phần lớn vẫn nhận biết được xung quanh như khi tỉnh táo nhưng lại không thể điều khiển hành vi của mình. Sau một vấn hầu, thanh đồng thường chịu ảnh hưởng của Thánh nhập trong một thời gian, ngắn thì một hai ngày, dài thì cả tuần lễ. Những cử chỉ, hành động, suy nghĩ, cách giao tiếp rất giống với vị thánh mà thanh đồng hợp căn hợp cốt mà không ai giải thích được nguyên nhân. Nói chung, thực hiện một vấn hầu tựa như một hành trình tìm lại bản ngã, thụ hưởng và mong muốn tìm đến những giá trị của đời người (tài, lộc, sức khỏe).

Hiện nay, Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch đã công nhận hầu đồng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đang cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định chuẩn bị hồ sơ để trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Chúng ta đang cố gắng giữ gìn sự trong sáng của Đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng. Đạo Mẫu vẫn chưa chính thức công khai, có văn bản thể hiện giáo lý, kinh sách. Nên chăng đã đến lúc cần công nhận, tổ chức Đạo Mẫu, nghi lễ hầu đồng để khẳng định và phát triển một tín ngưỡng lành mạnh, một chỗ dựa tâm linh của người Việt.

Theo Thành Công
Petrotimes


Chia sẻ:

Hầu đồng, lên đồng là gì ?

Tuỳ theo từng nơi, từng lúc, người ta gọi là lên đồng, Hầu đồng hay Hầu bóng... một hiện tượng nghi lễ còn chứa đựng không ít điều “bí ẩn”, thậm chí có lúc dư luận còn coi đây là trò “nhố nhăng”, “quàng xiên” ! Vậy lên đồng là gì ?


Lên đồng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của các thần linh Đạo Mẫu Tứ phủ vào thân xác các Bà đồng hayÔng đồng, để cầu sức khoẻ - tài - lộc.

Có cả Bà đồng và Ông đồng, nhưng bà đồng vẫn chiểm số đông. Vậy họ là ai ? Họ không phải là những người tự nguyện trở thành Bà đồng, Ông đồng, mà tuyệt đại đa số là do hoàn cảnh bản thân thúc ép, do di truyền gia tộc hay bản tính có căn đồng. Người nào có “căn” mà chưa ra trình Thánh thì thường bị bệnh tật, ốm đau, mà đây là thứ bệnh “âm”, chữa chạy bằng thuốc thang không khỏi hay làm ăn thất bát, thua thiệt. Dân gian gọi hiện tượng này là “cơ đày”, tức người đang bị Thánh đày ải. Ra đồng rồi thì thường sức khoẻ hồi phục, làm ăn được hanh thông.

Những Bà đồng, Ông đồng thường có tâm tính khác người : nhạy cảm, dễ thay đổi, quyết đoán, không ít người trong họ, nhất là Ông đồng thường là “ái nữ”. Bởi thế dân gian hay nhận xét ai đó “tính đồng bóng” hay trông “đồng cô quá” !

Khi đã bị Thánh “bắt lính”, tức ra trình đồng rồi thì hàng năm, tuỳ theo lịch tiết, đặc biệt là vào dịp “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, các Bà đồng, Ông đồng thường phải tổ chức lễ Lên đồng. Trong nghi lễ như vậy, theo quan niệm dân gian, các vị Thánh từ các miền khác nhau của vũ trụ bay về nhập hồn vào thân xác các Bà, Ông đồng. Các bạn hãy để ý, khi các vị thánh nhập đồng thường mặc các lễ phục với màu sắc khác nhau : màu đỏ, màu trắng, màu vàng hay màu xanh. Mỗi màu tượng trưng cho một miền của vũ trụ : Miền trời, tượng trưng bằng màu đỏ (Thiên phủ), miền đất là màu vàng (Địa phủ), miền sông biển là màu trắng (Thoải phủ), miền rừng núi là màu xanh (Thượng ngàn). Rồi các vị thánh trong 4 phủ ấy lại chia thành hàng : Cao nhất là Thánh mẫu (Tứ vị Thánh mẫu), sau đó là hàng Quan (Ngũ vị quan lớn), Chầu (Tứ vị Chầu bà), Ồng Hoàng (Ngũ vị ông Hoàng), Cô (thập nhị Vương cô), Cậu (thập vị Vương cậu), tổng cộng có đến 50-60 vị. Tuy nhiên, không phải tất cả các vị Thánh Tứ phủ đều nhập đồng, mà chỉ có một số, nhiều nhất là 36 vị trong 36 giá đồng. Bình thường chỉ trên dưới 20 vị Thánh nhập trong một nghi lễ lên đồng.



Nghi lễ Lên đồng diễn ra ở các Điện, Đền, Phủ, nơi thờ các vị Thánh của Đạo Mẫu Tứ phủ. Khi lên đồng, với những mức độ khác nhau, các Bà đồng hay Ông đồng đều phải tự đưa mình vào trạng thái ngây ngất(Estacy), với sự trợ giúp của âm nhạc, lời hát văn rộn ràng, múa nhảy sôi động, màu sắc rực rỡ, rượu, thuốc, hương hoa ngào ngạt...Khi vị Thành nào nhập, thì phải mặc lễ phục của vị Thánh đó. Lễ phục Thánh Quan uy nghi, lễ phục Chầu bà mang đầy màu sắc của dân tộc thiểu số, lễ phục của Ông Hoàng phong nhã, lễ phục của Thánh Cô tha thướt, lễ phục Thánh Cậu mang vẻ nghịch ngợm. Thậm chí màu sắc các lễ vật dâng Thánh trong buổi lễ cũng phải phù hợp với màu biểu trưng của các phủ của vị Thánh đó.

Nhộn nhịp nhất trong nghi lễ Lên đồng là khi các vị Thánh phát lộc và phán truyền. Lộc Thánh bằng tiền, đồ vật (hoa quả, bánh trái, vật dụng...) mà theo quan niệm dân gian, là thứ thiêng liêng“Một chút lộc Thánh còn hơn gánh lộc trần” . Những lời phán truyền về tiền vận, hậu vận, các nghi lễ giải hạn cũng làm yên lòng các con nhang đệ tử ! Kết thúc nghi lễ Lên đồng bao giờ cũng là bữa ăn cộng cảm của các con nhang đệ tử, coi đó như là lộc Thánh ban mà ai cũng hồ hởi muốn tận hưởng !

Lên đồng là một nghi lễ đặc trưng của Đạo Mẫu Tứ phủ của người Việt ở cả miền Bắc và Nam, cả vùng xuôi và miền núi. Gốc của đạo Mẫu và Lên đồng của người Việt là ở miền Bắc, xuất hiện muộn nhất cũng từ thời Hậu Lê (thế kỷ XVI), sau này theo chân của người di dân vào miền Nam và lên Tấy Nguyên. Lên đồng ở Bắc Bộ mang tính kinh điển, uy nghi, khuôn phép, lên đồng ở Nam Bộ, nhất là Sài Gòn thì cởi mở, vui nhộn, dân dã hơn. Ở Huế, ngoài kiểu lên đồng nghi lễ, còn có lên đồng tập thể, gọi là Đồng vui, nhất là vào dịp tháng ba giỗ Thánh Mẫu Mẫu Thiên Ya Na, rước Mẫu trên sông Hương về Điện Hòn Chén.

Lên đồng của người Việt tuy mang nhiều nét đặc thù, nhưng xét về kiểu loại thì cũng không phải là đặc hữu. Nếu không kể việc người Việt hiện tại mang nghi lễ Lên đồng ra khắp thế giói : Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Thái Lan, Australia...thì Lên đồng cũng là một trong các dạng thức của tín ngưỡng Shaman, phổ biến khắp các dân tộc trên hành tinh, nảy sinh thời kỳ xã hội bộ lạc, nhưng nay, trong điều kiện xã hội đô thị hoá, hiện đại hoá thì lại có cơ bùng phát trở lại, coi đó như là phương thức giải toả các dồn nén, bức xúc (stress) của con người, nhất là trong môi trường kinh tế thị trường và xã hội đô thị hiện đại. Bởi suy cho cùng, Lên đồng chính là phương cách giúp những người có những lệch chuẩn về tâm sinh lý có cơ tái hoà nhập cộng đồng. Tất nhiên, bên cạnh các giá trị xã hội và văn hoá đó, Lên đồng cũng tích hợp vào nó những “bụi bậm”, mà cái đó phần lớn do người ta lợi dụng nghi lễ này vì lợi ích cá nhân mình.

Nguồn : Đạo Mẫu Việt Nam
photo : mantico ( Thanh đồng : Trương Nguyên Phúc )
Chia sẻ:

Cẩm nang du lịch bụi Hòa Bình

Vùng đất này mời gọi du khách với sự hùng vĩ của sông Đà, sự lãng mạn của Thung Nai, thơ mộng của Mai Châu và nhộn nhịp của bản Lác.

Địa điểm tham quan

Nhắc đến Hòa Bình, du khách nghĩ ngay vẻ đẹp vừa hoang sơ, hùng vĩ, vừa lãng mạn thanh bình trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay vẻ dữ dội, hào hùng của sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Và cũng chỉ trong các tác phẩm này, vẻ đẹp của các địa danh này được thể hiện trọn vẹn nhất, sinh động nhất

Điểm du lịch đầu tiên nổi bật của Hòa Binh là Mai Châu trong câu thơ “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Địa danh này sở hữu vẻ đẹp thanh bình của bức tranh phong cảnh miền núi nên thơ và hiền hòa. Đến Mai Châu, bạn cũng sẽ được hòa mình trong những tiết mục cồng, chiêng, trống đồng, hát ví Mường, đêm hội xòe của bản Lác; thưởng thức những món ăn mang đậm đà bản sắc dân tộc, ngây ngất trong men say rượu cần; trải nghiệm cảm giác gian khó trong hành trình chinh phục hang Dơi, để rồi vỡ òa khi nhìn thấy bức tranh toàn thung lũng Mai Châu. Bên cạnh đó, trên đường về, bạn có thể ghé thủy điện Hòa Bình ghi lại những shoot hình ấn tượng hay viếng tượng đài Bác Hồ.

Ôn lại kỷ niệm xưa của 'Tây tiến' tại Hòa Bình - 1

 Màu tím của hoàng hôn... 

Ôn lại kỷ niệm xưa của 'Tây tiến' tại Hòa Bình - 2
 
 Màu xanh của bầu trời... 

Ôn lại kỷ niệm xưa của 'Tây tiến' tại Hòa Bình - 3
 
 ... Của đồng lúa. 

Ôn lại kỷ niệm xưa của 'Tây tiến' tại Hòa Bình - 4
 
 ... ánh lửa trong đêm hội trại... 

Ôn lại kỷ niệm xưa của 'Tây tiến' tại Hòa Bình - 5
 
 Hay nụ cười của cô bé bản Lác, là những điểm thú vị níu chân bạn ở Mai Châu.

Điểm đến thứ hai thường được phượt thủ lựa chọn là Thung Nai, nơi núi sông giao nhau tạo thành một “vịnh Hạ Long” trên núi. Đến Thung Nai, sau khi trải nghiệm cảm giác lênh đênh trên chiếc thuyền nhỏ trên mặt sông sâu cả trăm mét, ngắm những hòn đảo mọc lên từ nước, ngắm lác đác nhà sàn ẩn hiện, tiếng gõ mái chèo, hít thở không khí trong lành, bạn sẽ được thưởng thức món gà thả vườn tẩm ướp nước dừa nướng thơm phức tại đảo Dừa, lang thang ở đảo cối say gió, tham quang hang Thác Bờ, tắm suối và ngắm thác cao khoảng 10m ở thượng nguồn.

Lưu ý nhỏ khi đến Thung Nai để không bị "chặt chém", bạn có thể liên lạc với số điện thoại của bác Tuy, một trong những người là dịch vụ để thuê trọn gọi dịch vụ tham quan các đảo, các hang, ăn uống, nghỉ ngơi với giá rẻ tại đây. (Số điện thoại: 01668862663). Ngoài việc khám phá đảo Dừa vào ban ngày, bạn cũng có thể qua đêm, đốt lửa trại với mức giá tương đối bình dân.

Hòa Bình cũng có động Đá Bạc với hàng trăm khối thạch nhũ nhiều hình dạng buông mình từ trên cao. Những khối thạch nhũ ấy kết hợp với bóng đèn nhiều màu sắc, tạo nên một bức tranh vừa mạnh mẽ vừa duyên dáng. Sau khi khám phá toàn bộ vẻ đẹp của động Đá Bạc, suối nước nóng Kim Bôi với những mạch nước ngầm nhiều khoáng chất vừa tốt cho thư giãn vừa tốt cho sức khỏe sẽ là điểm dừng chân lý tưởng tiếp theo.

Ngoài ra, bạn còn có thể vùng vẫy ở những bãi tắm đẹp bên hồ sông Đà. Tham quan các công trình thế kỷ dọc con sông, khám phá thời tiền sử của con người qua các di khảo cổ, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của sông Đà hay ngắm đỉnh Phù Bua bốn mùa mây phủ.

Di chuyển

Phần di chuyển này mình chỉ nói từ điểm bắt đầu là Hà Nội. Các bạn ở các tỉnh miền Trung, miền Nam chịu khó lấy đây là điểm trung gian cho chuyến đi. Các bạn ở các tỉnh phía Bắc tham khảo  tại các bến xe của tỉnh có chuyến đến Hòa Bình hay không.

Bằng phương tiện công cộng

Các bạn có thể đăng ký vé khứ hồi giữa Hà Nội – Hòa Bình ở các hãng xe được dân du lịch bụi đánh giá khá tốt như xe Tuấn Dũng, Hoàng Thao (2 xe này đi Mai Châu), xe Mạnh Hùng (tuyến Hà Nội - Yên Thủy). Cả 3 hãng xe này đều xuất phát từ bến xe Mỹ Đình.

Đến nơi thì thuê xe ôm, xe máy, đò hay bắt taxi khám phá các điểm.

 Ôn lại kỷ niệm xưa của 'Tây tiến' tại Hòa Bình - 6
  
 Vẻ thanh bình của những con thuyền nằm trên bến chờ khách... 

Ôn lại kỷ niệm xưa của 'Tây tiến' tại Hòa Bình - 7
 
 Những hòn đảo nhỏ rải rác. 

Ôn lại kỷ niệm xưa của 'Tây tiến' tại Hòa Bình - 8
 
 Nhà nghỉ Cối Xay Gió dễ chịu... 

Ôn lại kỷ niệm xưa của 'Tây tiến' tại Hòa Bình - 9
 
 Và ngọn thác đầu nguồn mát rượi.

Bằng phương tiện cá nhân

Thành phố Hòa Bình cách Hà Nội 73km theo quốc lộ 6. Khoảng cách khá ngắn cho một chuyến phượt bằng xe máy hay xe ô tô.

Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên mang theo giấy tờ đầy đủ, chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông đường bộ. Trang bị thêm mắt kính, khẩu trang bao tay và điện thoại có chức năng google map để tiện di chuyển.

Ôn lại kỷ niệm xưa của 'Tây tiến' tại Hòa Bình - 10

Đến vào mùa nào?

Là một tỉnh vùng núi, mỗi thời điểm trong năm Hòa Bình lại có vẻ đẹp khác nhau nên đến vào thời gian nào cũng đẹp.  Song đẹp nhất là vào mùa xuân, khi các triền núi rực rỡ dưới vẻ đẹp của hàng trăm loài hoa dại.

Khách sạn, nhà nghỉ

Khu vực trung tâm Hòa Bình gồm các tuyến đường Chi Lăng, Cù Chính Lan, Trần Hưng Đạo... các bạn có thể căn cứ vào đó hay vào lịch trình của mình mà thuê khách sạn tiện cho việc di chuyển. Lưu ý đặt phòng trước khi đến. 

Một số nhà nghỉ, khách sạn có mức giá có thể chấp nhận với dân du lịch bụi mà bạn có thể tham khảo là khách sạn Đà Giang, nhà nghỉ Mai Châu (giá từ 80.000 – 200.000 đồng).

Ngoài ra, bạn có thể ngủ trên nhà sàn ở đảo Dừa (Thung Nai) hay nhà sàn của người Mường tại bản Lác (Mai Châu).

Ôn lại kỷ niệm xưa của 'Tây tiến' tại Hòa Bình - 11

Đặc sản Hòa Bình

Ngoài rượu cần là món uống tại chỗ cũng được mang về cũng xong, các món đặc sản khác của Hòa Bình đều là những món ăn tại chỗ như lợn thui luộc (sau khi thui rơm, xả thịt ra luộc, thịt còn nóng cho lên lá chuối tươi để quyện mùi. Món thịt này chấm với muối rang và hạt dổi nướng giã nhỏ), thịt lợn muối chua (với thính và lá rừng), măng chua nấu thịt gà, chả cuốn lá bưởi (thịt nướng lá bưởi), cá nướng đồ, thịt trâu nấu lá lồm, cơm lam, xôi các màu, măng đắng, rau rừng đồ, canh Loóng (được nấu từ nước luộc thịt với cây chuối rừng thái mỏng), nước chấm ớt (ớt nướng giã với củ kiệu, sau đó lấy đầu gà, tiết gà, ruột gà giã tiếp cho nhuyễn rồi trộn với ít rau thơm thái nhỏ thành món nước chấm ớt), bánh dầy Tết Môn...

Mang gì khi đến Hòa Bình?

Mang quần áo, giày dép bạn yêu thích nhưng nếu di chuyển nhiều thì nên diện quần áo gọn gàng, giày dép trệt.

Mang theo dụng cụ chống nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.

Mang theo áo khoác mỏng đề phòng không khí lạnh ở miền núi.

Nếu thích cắm trại nhớ mang theo lều, mền hay áo khoác.

Mang theo tiền mặt vì có ít ATM.

Ôn lại kỷ niệm xưa của 'Tây tiến' tại Hòa Bình - 12

Các cung đường thường gặp

Hà Nội/ Sài Gòn – Hòa Bình – Hà Nam

Hà Nội/ Sài Gòn – Hòa Bình – Hải Dương

Hà Nội/Sài Gòn – Hòa Bình – Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh

Theo Huỳnh Hằng (Infonet)

Chia sẻ:

TƯ VẤN HỖ TRỢ 24/7

Phone icon 091.448.9282
Phone icon 097.4177.704
Email: denchuathacbo.vn@gmail.com

Call/zalo 0914489282

Xem nhiều

Các bài viết

Facebook denchuathacbo.vn