Đền Chúa Thác Bờ thờ người con gái giúp vua Lê Lợi vân chuyển quân lương đi dẹp phiến quân. Khi bà qua đời, vua Lê Lợi lệnh dân bản xứ lập đền thờ bà bên cạnh thác Bờ. Sau khi mất, bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hòa. Bởi vậy, nhân dân trong vùng phong là Bà Chúa Thác Bờ và lập đền thờ phụng.
Khi đi lễ đền Bờ du khách sẽ phải ghé qua Den Chua Thac Bo trước, sau đó mới lên đền Thờ Chúa Thác Bờ, hay còn gọi là đền trình và đền trầu. Mỗi ngôi đền nằm cách nhau khoảng 10 phút đi thuyền. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, đền Trình hiện nằm ở phía hữu ngạn sông Đà, nay thuộc địa phận xã Thung Nai, huyện Cao Phong; còn đền Chúa phía tả ngạn, thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Đối diện bên cạnh đó là Động Thác Bờ cũng là điểm du lịch ưa thích của nhiều người.Du khách thập phương cũng kéo về đây cầu tài lộc, bình an và thực hiện nhiều nghi lễ văn hóa tín ngưỡng hầu đồng tâm linh. được nhiều du khách đến tham quan và chiêm bái. Động Thác Bờ được chia làm 2 khu chính. Khu thờ Phật có diện tích khá rộng, có tượng Phật tổ quan âm rất lớn, cùng tượng Quan thế âm bồ tát, và các vị thần linh cai quản vùng này. Khu lòng Động Thác Bờ có những khối thạch nhũ huyền ảo, được hình thành qua hàng triệu năm, với những hình thù kỳ lạ và sinh động...
Điểm tiếp theo đã chính thức hoàn thành và đưa vào khai thác mấy năm đổ lại đây đó là Quần thể di tích Bia Lê Lợi - đền Chúa Thác Bờ đưa vào khai thác là điểm du lịch lịch sử, văn hóa tâm linh trên hồ Hòa Bình.
Tọa lạc trên vùng non nước hữu tình, cảnh quan thơ mộng, được xây dựng quy mô, diện tích khoảng 5.000 m2, trên đỉnh đồi Hang Thần, xóm Phố Bờ, xã Vầy Nưa (Đà Bắc). Đền được xây dựng trên cơ sở những truyền thuyết, tài liệu để lại. Thác Bờ xưa còn gọi là thác Vạn Bờ được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn, nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà gầm thét ồn ào, cảnh quan kỳ vĩ, được coi là thác nguy hiểm nhất trên sông Đà xưa.
Bia Lê Lợi được đặt ở vị trí trang trọng nhất, là điểm nhấn của quần thể di tích. Truyền thuyết kể lại, Bia Lê Lợi còn có tên là Bia Cổ Hào Tráng được khắc trên một phiến đá lớn ở sườn núi Thác Bờ, xã Hào Tráng, huyện Đà Bắc trước đây. Đó là mỏm đá vôi được mài nhẵn cao hơn 4m, tạo thành một mặt phẳng, dài gần 1,5m, cao gần 1m. Tương truyền về tấm văn bia khắc trên đá của vua Lê Lợi tại Thác Bờ, sau khi dẹp xong loạn đảng Đèo Cát Hãn, trên đường về kinh, nhà vua chọn vách đá đẹp rút kiếm, cọ mài, đề tiểu dẫn và bài thơ thất ngôn bát cú. Việc vua Lê Lợi đề thơ trên đá vừa có ý nghĩa khẳng định chủ quyền về mặt cương thổ đất nước lúc bấy giờ, vừa răn đe, giáo hóa những kẻ có mưu đồ phản nghịch và mong muốn giang sơn muôn thuở bền vững, thái hòa của vua Lê Thái Tổ. Bia là một trong những văn bia của các vị vua phong kiến Việt Nam ở xa kinh thành nhất.
Bên cạnh đó còn có các khu du lịch sinh thái trên quần thể di tích như : Đảo Dừa, Đảo Sung, Đảo cối xay gió, Suối trạch, bản Ngòi Hoa, Động Hoa Tiên ... Cùng các sản vật địa phương như cây thuốc, cá nướng, tôm nướng được bán nhiều tại khu vực đền Chúa Thác Bờ
Chúng ta có thể ngắm ánh trăng dịu dàng soi bóng xuống mặt hồ vào ban đêm tĩnh mịch, hay hòa mình vào đêm lửa trại bập bùng cùng tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng. Trong hơi men chếnh choáng của rượu cần, của những điệu múa xòe, hát đúm đến say lòng người… Thung Nai càng trở nên thơ mộng, khoáng đạt và kỳ vỹ.