Năm 1991, thủy điện Hòa Bình chưa được khánh thành nhưng vẫn là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm đó, với 4/8 tổ máy hòa lưới điện quốc gia.
Đập chính thủy điện Hòa Bình, nơi chứa tổng cộng 8 tổ máy phát điện nằm trong thân đập.
Sông Đà phía hạ nguồn thủy điện. Hai bên sông đều thuộc địa giới của thị xã Hòa Bình, trong đó có một khu vực dành riêng cho chuyên gia thủy điện đến từ Liên Xô.
Mặt hồ thủy điện phía thượng nguồn, nơi tích 1,6 tỷ mét khối nước để làm quay các tua-bin phát điện trong lòng đập.
Gỗ từ thượng nguồn trôi về lòng hồ thủy điện, được thu gom tại một địa điểm và xe tải đến chở đi.
Mỗi khi thủy điện mở cửa xả đáy, cảnh tượng thú vị khi lượng nước khổng lồ tung bọt trắng xóa.
Người dân thị xã Hòa Bình ra vớt củi phía thượng nguồn trôi về.
Chợ củi phía hạ nguồn khá tấp nập mỗi khi thủy điện xả nước.
Tre gỗ loại nhỏ được vớt lên đóng lại thành bó, chủ yếu làm củi đun trong các gia đình.
Chợ trung tâm thị xã Hòa Bình năm 1991.
Hàng đậu phụ thời cách đây hơn 20 năm.
Gánh hàng rau với chiếc cân ta, vật dụng quan trọng của người bán hàng ở chợ những năm 90.
Người đàn ông đang sửa chữa quần áo cho khách bằng máy khâu đạp chân.
Một bà cụ đang cân trà bán cho khách trong hàng xén.
Cửa hàng mậu dịch quốc doanh, nơi bán một số mặt hàng phân phối của Nhà nước.
Hòa Bình năm 1991 từ cảm nhận của nhà nhiếp ảnh Reisen người Đức là một trong số ít du khách nước ngoài góp mặt trong chuyến thăm quan tới các tỉnh miền núi phía bắc. Điểm dừng chân đầu tiên của ông là Hòa Bình.