Về lịch sử bà Chúa Thác Bờ: Vào năm 1430 – 1432, Vua Lê Lợi đem quân dẹp loạn tại đèo Cát Hãn ở khu vực Mường Lễ, Sơn La. Khi đến Thác Bờ thì không thể tiến quân lên được. Lúc bấy giờ, Đinh Thị Vân – người Mường và một cô gái người Dao đã kêu gọi nhân dân ủng hộ lương thực và tổ chức chèo thuyền đưa nghĩa quân vượt thác. Khi vua Lê Lợi dẹp phiến quân xong khi 2 bà giúp vận chuyển quân lương về thì bị lật thuyền mất.
Tìm hiểu gốc tích của 2 ngôi đền Chúa Thác Bờ
Khi tìm hiểu về lịch sử địa danh đền Chúa Thác Bờ, chúng ta không thể không nhắc đến gốc tích 2 ngôi đền thờ tại Đà Bắc và Cao Phong. Cụ thể, trong lịch sử đền Thác Bờ: Tại huyện Đà Bắc có một ngôi miếu và một ngôi đền đều thờ Chúa Thác Bờ. Khi đập thủy điện Hòa Bình được xây dựng, thủ nhang của ngôi miếu đưa miếu lên đất Thung Nai, Cao Phong và trở thành đền Chúa Thác Bờ Thung Nai. Còn thủ nhang ngôi đền đưa đền lên đất Vầy Nưa, Đà Bắc và trở thành đền Chúa Thác Bờ Vầy Nưa.
Nhiều người khi tìm hiểu về đền Chúa Thác Bờ thường lầm tưởng rằng: Đền Thung Nai thờ Chúa Thác Bờ, còn đền Vầy Nưa thờ Cô bé Thác Bờ. Hay có người lại nghĩ: Đền Thung Nai là thờ bà chúa người Dao, còn Đền Vầy Nưa thờ bà chúa người Mường. Thông qua các tài liệu ghi chép lịch sử đền Chúa Thác Bờ thì có thể khẳng định, cả 2 ngồi đền này đều thờ 2 bà Chúa. Bà Chúa Thác Bờ là sự hóa thân của cả hai bà người Dao và bà người Mường.
Quý vị muốn tìm hiểu lịch sử địa danh đền Chúa Thác Bờ một cách cụ thể và chân thực nhất thì nên trực tiếp đến tham quan nơi đây. Còn chần chừ gì nữa, hãy lên kế hoạch và chuẩn bị cho chuyến đi đến Du lịch Tâm Linh Đền Chúa Thác Bờ Hòa Bình vào thời gian sớm nhất thôi nào !!!