Giới thiệu Đền Bà Chúa Thác Bờ ở Hòa Bình

Với phong cảnh sơn thuỷ hữu tình và được ví như một Hạ Long trên cao. Tại Đền Bờ du khách sẽ như được hoà mình vào thiên nhiên, lạc vào miền văn hoá bản địa độc đáo với tín ngưỡng thờ Mẫu, lễ lên đồng đầy huyền bí…


Từ bến Bình Thanh vào Thung Nai như tìm về chốn núi rừng người dân Mường, Thái, Dao… về giữa thiên nhiên với không khí trong lành. Hồ Thủy điện hòa Bình hiện lên trong cảnh lung linh thơ mộng. Cập bến Thung Nai, với những món ăn đặc sản của núi rừng Tây Bắc, thưởng thức đặc sản Cá Nướng ngay trên mặt hồ.


Theo tương truyền, Đền Bờ (xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình) thờ bà chúa Thác Bờ là Đinh Thị Vân người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao bà người Dao ở Vầy Nưa lo liệu quân lương, thuyền mảng (không rõ tên). Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau khi mất, 2 bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hoà nên nhân dân đã phong 2 bà làm thánh và lập đền thờ phụng.

Lâu nay, người dân trong vùng tôn vinh hai bà là "Chúa Thác Bờ", hàng năm vẫn mở hội đền vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch. Tuy nhỏ nhưng vẫn cho cảm giác uy nghi bởi hòa vào tổng thể cảnh quan núi non sông nước hùng vĩ. Ðặc biệt, đền có rất nhiều tượng, với 38 pho lớn nhỏ. Trong đó có hai pho tượng đồng là tượng thờ chính…


Vào thăm động Thác Bờ (thuộc xã huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình) với nhiều tầng, thạch nhũ muôn hình lung linh soi bóng nước, có cây vàng, cây bạc, ô trời, lọng trời,… Đặc biệt, tạo hoá ban tặng dàn đàn đá, dàn cồng chiêng Mường với vẻ đẹp tuyệt mỹ.

Năm 2009, Động Thác Bờ đã được Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch công nhận là di tích danh thắng quốc gia. Với cảnh quan tuyệt đẹp quần thể du lịch hồ Hoà Bình sẽ ngày cành thu hút đông đảo du khách tới thưởng ngoạn.



Sự tích Đền Bờ hay còn gọi là sự tích bà Chúa Thác còn gắn liền với với cuộc chinh phạt đánh giặc của vua Lê Lợi vào mùa xuân năm 1431. Khi đoàn quân của vua Lê đến thác Bờ đã được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân trong vùng. Trong đó có bà Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Bà kêu gọi nhân dân quyên góp lương thực, thực phẩm để nuôi quân và đã chèo thuyền đưa, dẫn quân đi đánh giặc.

Khi đánh thắng giặc, bà còn tổ chức lễ hội cho nhân dân mừng chiến thắng. Để tiễn quân của nhà vua về kinh đô, bà Đinh Thị Vân huy động và cùng với nhân dân đóng bè, mảng đưa nghĩa quân cùng với thuyền rồng của nhà vua vượt thác Bờ trở về. Do những công đức của Bà, sau khi bà mất, vua Lê đã truyền cho dân bản xứ lập đền thờ bà tại thác Bờ.


Ngày nay, thác Bờ và Đền Bờ đã trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng. Lễ hội Đền Bờ được mở từ ngày mùng 2 Tết đến hết tháng 4 âm lịch. Mỗi ngày đền Bờ đón hàng ngàn khách thập phương nô nức đến lễ Phật, lễ Chúa cầu may. Mặc dù lượng khách lớn, tầu thuyền tấp nập nhưng nhờ tăng cường công tác tuần tra kiểm soát của lực lượng CSGT đường thủy và lực lượng bảo vệ an ninh trật tự nên lễ hội Đền Bờ những ngày đầu xuân mới được diễn ra an toàn, văn minh, không có hiện tượng chèo kéo, lừa đảo đối với du khách.

Với kinh nghiệm lâu năm tổ chức tour du lịch Hồ Hòa Bình cùng với đội ngũ tàu đảm bảo an toàn, lái tàu kinh nghiệm, chúng tôi chuyên chở khách tại khu du lịch Hồ Hòa Bình với giá cả phải chăng, thuyền đảm bảo an toàn, có đầy đủ áo phao cho du khách trên tàu. Thủ tục đơn giản, du khách chỉ cần liên hệ với chúng tôi qua điện thoại rồi đặt ngày giờ lên Cảnh Bích Hạ TP Hòa Bình hoặc cảng Thung Nai Hòa Bình, tàu của chúng tôi sẽ đón quý khách đi các tuyến du lịch hoặc đi các đảo trên lòng hồ Hòa Bình.

Số lượng dưới 20 khách: Liên hệ
Số lượng trên 21-35 khách: Liên hệ
Số lượng trên 36 - 50 khách: Liên hệ
Số lượng trên 50 khách: Liên hệ

Hãy liên hệ trực tiếp để tư vấn đặt tầu với giá tốt nhất vì giá có thể thay đổi vào từng thời điểm : 091.448.9282 - 097.4177.704

www.denchuathacbo.vn sẵn sàng phục vụ quý khách 
Chia sẻ:

Giới thiệu website Đền Chúa Thác Bờ

Website denchuathacbo.vn là website chính thức của đền Chúa Thác Bờ là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Hòa Bình. Website cung cấp thông tin về lịch sử, kiến trúc, các hoạt động văn hóa, lễ hội của đền, cũng như các thông tin liên quan đến du lịch Thác Bờ.

Trước đây website sử dụng với tên miền quốc tế đầu tiên đăng ký năm 2014. Từ năm 2022 website chuyển về tên miền .vn để được luật pháp việt nam bảo vệ, phù hợp với chương trình chuyển đổi số quốc gia, hiện website đã tròn 10 tuổi tính từ xưa đến nay.


Website được thiết kế với giao diện thân thiện, dễ sử dụng. Các thông tin được trình bày khoa học, đầy đủ và chính xác. Website có các tính năng nổi bật sau:

· Trang chủ: Trang chủ hiển thị các thông tin cơ bản về đền Chúa Thác Bờ, bao gồm lịch sử, kiến trúc, các hoạt động văn hóa, lễ hội.

· Giới thiệu: Trang này cung cấp thông tin chi tiết về lịch sử, kiến trúc, các hoạt động văn hóa, lễ hội của đền.

· Du lịch Thác Bờ: Trang này cung cấp thông tin về các điểm tham quan, ăn uống, lưu trú ở Thác Bờ.

· Tour du lịch Thác Bờ: Trang này cung cấp thông tin về các tour du lịch trọn gói, giá cả, lịch trình.

· Liên hệ: Trang này cung cấp thông tin liên hệ của Ban quản lý đền Chúa Thác Bờ.  

Website denchuathacbo.vn là một nguồn thông tin hữu ích cho du khách tham quan đền và du lịch Thác Bờ. Du khách có thể liên hệ với ban quản lý đền thông qua website để được tư vấn và hỗ trợ đặt tour du lịch.

Dưới đây là một số đánh giá về website denchuathacbo.vn:

- Ưu điểm:

Giao diện thân thiện, dễ sử dụng

Các thông tin được trình bày khoa học, đầy đủ và chính xác

Có nhiều tính năng hữu ích

- Nhược điểm: Một số thông tin chưa được cập nhật mới nhất

Nhìn chung, website denchuathacbo.vn là một website chất lượng, cung cấp thông tin hữu ích cho du khách tham quan đền Chúa Thác Bờ và du lịch Thác Bờ.

Ngoài website chính thức, đền Chúa Thác Bờ còn có các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,... để cập nhật thông tin và hình ảnh về đền. Du khách có thể theo dõi các trang mạng xã hội này để cập nhật những thông tin mới nhất về đền.  

Để thuê tàu đi đền Chúa Thác Bờ, bạn chỉ cần liên hệ với website denchuathacbo.vn cho thuê tàu để đặt lịch và tư vấn dịch vụ.

Chia sẻ:

Động Thác Bờ Hòa Bình

 Động thác Bờ nằm trong quần thể di tích Chúa Thác Bờ, tọa lạc tại xóm Bưng, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Động nằm ở sườn núi Chủa, sườn núi phía bắc bên bờ hồ Hòa Bình. Đây là điểm dừng chân lý tưởng được nhiều người biết đến, thu hút đông đảo du khách đến chốn tâm linh đền Bà Chúa Thác Bờ và thưởng ngoạn du thuyền trên hồ Hòa Bình.

                                                                Du khách thăm quan động thác Bờ

Vào thăm động Thác Bờ với nhiều tầng, thạch nhũ muôn hình lung linh soi bóng nước, có cây vàng, cây bạc, ô trời, lọng trời,… Động Thác Bờ nằm ở sườn núi phía Bắc của dẫy núi Chúa nhìn ra mặt sông. Động có chiều sâu tới hơn 100m. Ngay của động có tháp chuông nguy nga, trên tháp chuông có tượng phật hướng ra sông Đà. Bên trong lòng động gập ghềnh, nhấp nhô chỗ rộng, chỗ hẹp, nơi rộng nhất tới 20m.


Động Thác Bờ thuộc dạng karst trong núi đá vôi. Vào sâu trong động, khám phá những khối thạch nhũ muôn hình vạn trạng được hình thành do cặn của nước nhỏ giọt đọng lại trải qua hàng trăm nghìn năm, mới thấy sức sáng tạo của Mẹ thiên nhiên là vô cùng tận.

Đến đây, du khách sẽ bắt gặp những hình thù kỳ lạ và khá sinh động. Bạn có thể thỏa sức chiêm ngưỡng và tưởng tượng ra những hình thù khác nhau của nhũ đá như cá chép hóa rồng, cây vàng, cây bạc, ô trời, lọng trời, dàn đàn đá, dàn cồng chiêng Mường... Khối dưới đất mọc lên, khối từ trên sà xuống, vô cùng đa dạng.




Động Thác Bờ cũng là nơi được nhiều du khách đến tham quan và chiêm bái. Có khu thờ Phật có diện tích khá rộng, có tượng Phật tổ quan âm rất lớn, cùng tượng Quan thế âm bồ tát, và các vị thần linh cai quản vùng này. 






Động được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích danh thắng quốc gia năm 2008.Nơi đây một địa điểm du lịch kết hợp với tâm linh thật là đẹp; về đây ta thấy trời và đất rất gần nhau, hòa quyện trong nhau tạo ra cảnh bao la, bát ngát, mênh mông, xanh và đẹp vô cùng.

Đến động Thác Bờ, bạn có thể kết hợp tham quan các điểm du lịch gần như đền Chúa Thác Bờ, Chợ Bờ họp vào sáng Chủ Nhật, suối Trạch, đảo Đừa, Đảo Xanh, Đảo Ngọc, nhà nghỉ Cối xay gió, bản Ngòi Hoa, động Hoa Tiên, bè nuôi cá lồng trên hồ… Tìm hiểu văn hóa, sinh hoạt, sản xuất, cuộc sống người dân địa phương như chèo thuyền, đánh bắt cá, nấu nướng, thưởng thức các đặc sản núi rừng, hoặc đi thăm bản Mường Giang Mỗ, Bảo tàng không gian văn hóa Mường, đập Thủy Điện Hòa Bình...
Chia sẻ:

Sự tích Đền Chúa Thác Bờ

 Vào những năm xa xưa, nơi đây có những dòng lũ xoáy đã nhấn chìm rất nhiều thuyền bè qua lại. Đứng trước hiểm nguy đó, vợ chồng ông Đùng đã dùng đất đá để ngăn sông đưa nước vào đồng ruộng và diệt loài yêu quái .

Cùng những công lao trên, năm 1431 Bà Đinh Thị Vân " tức Đức Chúa Thác " đã giúp vua lê đánh giặc . Trong một lần vận chuyển lương thực, do sóng to gió lớn thuyền bị đắm chìm tại Hang Miếng còn xác bà thì chôi về nơi đây.

Để tưởng nhớ công lao trời biển của người, nhân dân đã lập nên ngôi Đền linh thiêng này. Từ đó du khách muôn phương tới nơi đây thắp hương tưởng nhớ, cầu an khang thịnh vượng và có dịp thưởng thức cảnh đẹp sơn thủy nhất trời nam này.

Trich tại bảng " Sự Tích Đền Chúa " tại Đền Chúa Thác Bờ, Thung Nai, Cao phong, Hòa Bình

Chia sẻ:

Các câu đối tại Đền Chúa Thác Bờ

 1: CUNG CẤM:

- Xứ Mường nữ kiệt, tải lương hộ quốc, trận trận công lao tựa thủy thiên thượng lai

- Nhất cảnh thanh cao, trị bệnh cứu dân, pháp pháp quyết linh tụy Đà giang dĩ phát

Nghĩa : - Người con gái kiệt xuất xứ Mường, tải lương giúp nước đánh giặc, công lao như nước từ trên trời đổ xuống.

           - Một vùng thanh cao, trị bệnh cứu dân, các phép khắp nơi về Đà Giang mà phát sức linh thiêng.

2: CUNG MẪU:

Đôi thứ nhất:

- Tháng đức độ trì nhân tứ hải

- Chú bà tế thế khách tam kỳ

Nghĩa : - Đức của thánh giữ gìn cho người bốn biển

             - Chú bà giúp đời, cứu vớt khách ba kỳ

Đôi thứ hai:

 - Diệu hóa nan lường phù địa giới

- Linh thông mạc trắc trợ dân an 

Nghĩa : - Khéo hóa khó đo giúp cõi đất

            - Suối thiêng khôn liệu giữ yên dân

Đôi thứ ba:

- Chúa nữ pháp thần thông phủ đời yên dân phàm tục

- Thánh tiên năng biến hóa hộ trì hạ giới khách trần

Nghĩa : - Phép Chúa nữ thần thông phủ đời yên dân phàm tục

             - Thánh tiên năng biến hóa giúp đỡ khách trần nơi hạ giới

3: CUNG CÔNG ĐỒNG:

Đôi thứ nhất:

- Hồ thủy như ngọc vạn phái triều tông vi hiển ứng

- Hoàng kim đài các nguy nga danh thắng thử bồng lai

Nghĩa : - Nước hồ như ngọc, muôn dòng chảy vào làm nên linh ứng

             - Đài gác Hoàng kim nguy nga nổi tiếng cảnh thần tiên

Đôi thứ hai:

 - Vạn đại anh linh dương hồ thần thông tại thượng

- Thiên thu hiển hách trạc trạc dã ứng hiện vu trung

Nghĩa : - Anh linh muôn đời lớn lao thay trên cao thần biết

             - Ngàn thu vẻ hách cao cả vậy cho thấy ở trong

Đôi thứ ba:

- Phật thánh thần tiên như nhất phù Việt Nam diên trường quốc tộ

- Yên nhiên đài thượng khúc thủy hà nhân kiến phúc đẳng hà sa

Nghĩa : - Phật thánh thần tiên cùng giúp cho mạch nước Việt được dài lâu

              - Vẻ yên vui tỏa xuống dưới đài ai nhìn thấy phúc được rất nhiều

4: CUNG QUAN:

Đôi thứ nhất:

- Cảnh tri vô song sơn hủy mang mang thú hữu tình

- Hoàng ông thi phú long vân khánh hội đáo khách duyên

Nghĩa : - Cảnh đẹp không hai, mênh mang vui thú tình non nước

             - Thơ phú ông Hoàng, duyên lành khách tới hội rồng mây

Đôi thứ hai:

 - Quốc thái dân an tư cổ đức

- Thanh phong lãng nguyệt chúc thần tiên

Nghĩa : - Nước thanh bình, dân yên vui nhớ người xưa đức cả

            - Sáng trăng gió mát, ngời ca các vị thần tiên

Chia sẻ:

Chúa Thác Bờ cùng sự tích xẻ gỗ đóng thuyền giúp Vua Lê

Sự tích Bà Chúa Thác Bờ xẻ gỗ đóng thuyền giúp Vua Lê Lợi. Bà Chúa khi nhàn dỗi thường hay một mình ngồi trên chiếc thuyền mộc chèo từ Bến Ngọc đi du ngoạn khắp nơi xuôi theo dòng sông Đà.

Nhưng vào những năm 30 của thế kỷ 15, khi vua Lê Lợi cầm quân đi dẹp giặc ở đèo Cát Hãn tại Mường Lễ, Sơn La. Khi toàn quân đến Thác Bờ thì nhận thấy địa hình nơi đây vô cùng hiểm trở, ngay giữa dòng nước xoáy có một thác nước với rất nhiều đá mỏm nhấp nhô khiến toàn quân không thể tiếp tục di chuyển được.

Lúc này, bà Đinh Thị Vân người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao bà người Dao ở Vầy Nưa lo liệu quân lương, thuyền mảng (không rõ tên) đã kêu gọi hô hào thanh niên trai tráng trong bản làng cùng nhau đốn cây xẻ gỗ đóng thành thuyền nhằm đưa binh sĩ qua bờ bên kia. Sau đó bà cũng đã đã góp rất nhiều lương thảo của mình bổ sung vào quân lương giúp Vua Lê thuận lợi hành quân.

Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Do những công đức của Bà, sau khi 2 bà mất, vua Lê đã truyền cho dân bản xứ lập đền thờ bà tại thác Bờ. Bà Chúa Thác Bờ thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hoà nên nhân dân đã phong 2 bà làm thánh và lập đền thờ phụng.


Khi vua thắng trận trở về, tại đây bà đã tổ chức một lễ hội rất lớn để khao toàn quân. Tại đây vua Lê Lợi đã dùng thanh Thuận Thiên kiếm của mình khắc một bài thơ lên đá nhằm khích lệ tinh thần và sự anh dũng của nhân dân quanh vùng.

Bia Lê Lợi còn có tên là Bia Cổ Hào Tráng được khắc trên một phiến đá lớn ở sườn núi Thác Bờ, xã Hào Tráng, huyện Đà Bắc trước đây. Đó là mỏm đá vôi được mài nhẵn cao hơn 4m, tạo thành một mặt phẳng, dài gần 1,5m, cao gần 1m. Tương truyền về tấm văn bia khắc trên đá của vua Lê Lợi tại Thác Bờ, sau khi dẹp xong loạn đảng Đèo Cát Hãn, trên đường về kinh, nhà vua chọn vách đá đẹp rút kiếm, cọ mài, đề tiểu dẫn và bài thơ thất ngôn bát cú.

Giờ bia đá Lê Lợi nằm trong quần thể đền Chúa Thác Bờ khu vực xã Vầy Nưa (Đà Bắc) thu hút người dân tìm hiểu văn hóa, lịch sử.

Ngày nay, Đền Chúa Thác Bờ đã trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng. Lễ hội Den Chua Thac Bo được mở từ ngày mùng 2 Tết đến hết tháng 4 âm lịch. Mỗi ngày đền Bờ đón hàng ngàn khách thập phương nô nức đến lễ Phật, lễ Chúa cầu may.
Chia sẻ:

Du Lịch Hòa Bình - Đền Chúa Thác Bờ

Đến với Du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ Chỉ, cách Hà Nội 90km, Thung Nai được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn, phù hợp với đi du lịch để thắng cảnh, nghỉ dưỡng, đi lễ Đền Chúa Thác Bờ, Động Thác Bờ, Đền Hang Miếng , bản Ngòi Hoa, Động Hoa Tiên, Công viên di sản … 

Khám phá và trải nghiệm Du lịch Hòa Bình - Đền Chúa Thác Bờ  tại đây cứ “ Vui chơi thỏa ga, không lo về giá “ với các tour trong ngày và 2 ngày 1 đêm :

1: Tour trong ngày :

- Đền Chúa Thác Bờ, Đền Cô, Động Thác Bờ, Bia đá Lê Lợi..

- Đền Chúa Thác Bờ, Đền Cô, Động Thác Bờ, Đảo Dừa.

- Công viên nước bơm hơi (Giải trí bơi tại công viên nước bao gồm 34 cụm trò chơi lớn nhỏ ), Vịnh Ngòi Hoa, Đền Bờ, Động Thác Bờ .

- Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam

2 : Tour 2 ngày 1 đêm :

- Đền Bờ, Động Thác Bờ, Suối Trạch, Đảo Dừa

- Công viên nước bơm hơi, Bản Ngòi Hoa, Động Hoa Tiên, Đền Bờ, Động Thác Bờ

- Đền Bờ, Động Thác Bờ, Xóm Đá Bia, Công viên nước bơm hơi, Bản Ngòi Hoa.

- Đền Bờ, Đảo Dừa, Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam .

* Trên chiếc thuyền thưởng ngoạn trên vùng lòng hồ Hòa Bình. Không chỉ đáp ứng nhu cầu du lịch tâm linh của người lớn mà còn là trải nghiệm thú vị của trẻ nhỏ với những hoạt động như đi rừng, câu cá, cắm trại, tắm trên hồ..., hình thức du lịch gia đình trên vùng hồ Hòa Bình đang được nhiều du khách lựa chọn.

- Tại đây quý khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản tây bắc như : Lẩu Di sản, cỗ lá người Mường, set nướng Tây Bắc, cá lăng sông Đà, thịt trâu lá lồm, thịt gà nấu măng chua…, ngủ nghỉ nhà sàn tại khu du lịch sinh thái Đảo Dừa, Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam, mở rộng thêm các sản phẩm là du lịch đi bộ, leo đồi, bơi, chèo thuyền, câu cá, karaoke, đốt lửa trại, tổ chức các sự kiện với quy mô lớn như hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên đề, liên hoan, gặp mặt, cắm trại…để du khách trải nghiệm và khám phá.

- Nhà nghỉ Đảo Dừa được thiết kế theo phong cách nhà sàn của người Thái. Xung quanh nhà nghỉ Đảo Dừa là khu vườn trái cây đầy đủ các loại, không gian thoáng mát, trong lành.

** Với mức giá cực ưu đãi chỉ từ 25Ok > 33Ok/khách đi trong ngày gồm tàu thuyền ăn chính 1 bữa 150k và 2 ngày 1 đêm giá chỉ từ 55Ok/khách .

*** Tư vấn và đặt tour liên hệ Du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ - Hotline : O97.4177.7O4 - O91.448.9282

- VP : số 9, đường Đà Giang, tổ 10, phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình.

- Địa chỉ đón khách : Cảng Thung Nai, Cao Phong, Hòa Bình và Cảng Bích Hạ, Xã Thái Thịnh, TP Hòa Bình .

Theo tour từ Hà Nội đón tại 2 địa điểm (Công viên Thống Nhất hoặc Trung tâm hội nghị Quốc gia) hoặc tại 1 địa điểm tại TP Hà Nội, quý khách tùy chọn.

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách !!!

Chia sẻ:

Cung văn phục vụ Hầu đồng Đền Chúa Thác Bờ

Cung văn phục vụ Hầu đồng, Hầu Thánh. Hát chầu văn Việt Nam là di văn hóa hóa phi vật thể được nhà nước công nhận và đang được đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong thời gian tới.


Hầu đồng cùng với hát Văn là một trong những hoạt động liên quan đến tục thờ Mẫu của người Việt cổ, thường được thực hiện tại các đền, phủ thờ đạo Mẫu. Những người theo đạo Mẫu tin rằng, các hoạt động diễn xướng này giúp con người có thể nhập hồn của thần linh. Từ đó, người ta có thể cầu mong thần linh ban cho sức khoẻ, tiền tài, quan lộc và sự vui vẻ trong cuộc sống.

Nhằm đáp ứng nhu cầu Hát Văn - Hầu Đồng, chúng tôi có những dịch vụ về hát văn hầu đồng :
1. Nhận hợp đồng biểu diễn Hát Văn - Hầu Đồng
2. Dịch vụ âm thanh phục vụ Hầu Đồng
Với những nghệ nhân hát văn nổi tiếng hiện nay
Có nhu cầu cần Đoàn hát văn liên hệ : 097.4177.704 - 091.448.9282

Chia sẻ:

Đền Bà chúa Thác Bờ

Bà chúa Thác Bờ có tên thật là Đinh Thị Vân, là con gái một gia đình tộc trưởng người Mường ở Kim Bôi, Hòa Bình. Truyền thuyết kể rằng, bà chúa xưa vốn là tiên nữ, giáng sinh vào nhà họ Đinh, sau này, đất nước gặp nạn ngoại xâm, bà đã tập hợp dân Mường liên kết với các dân tộc khác ở vùng đất Hòa Bình, đứng lên đánh đuổi quân xâm lược. Sau khi đã đánh đuổi được bọn ngoại xâm, bà được triều đình giao cho cai quản vùng đất Mường ở Hòa Bình. Tại đây bà giúp dân ổn định cuộc sống (tương truyền Chúa Thác còn là người giúp dân trị thủy, chế ngự con sông Đà cuộn sóng hung dữ).



Thác Bờ xưa thuộc xã huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà. Theo truyền thuyết, bà chúa có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn.



Toàn cảnh Đền bà Chúa Thác Bờ thơ mộng hữu tình mà uy nghiêm

Sau khi mất, 2 bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hoà nên nhân dân đã phong 2 bà làm thánh và lập đền thờ phụng.

Tại đây còn tồn tại một động Thác Bờ với nhiều tầng, thạch nhũ muôn hình lung linh soi bóng nước, có cây vàng, cây bạc, ô trời, lọng trời,… Đặc biệt, tạo hoá ban tặng dàn đàn đá, dàn cồng chiêng Mường với vẻ đẹp tuyệt mỹ.



Cận cảnh toàn bộ đền thờ Bà chúa Thác Bờ

Ngày nay, thác Bờ và Đền Bờ đã trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng. Lễ hội Đền Bờ được mở từ ngày mùng 2 Tết đến hết tháng 4 âm lịch. Mỗi ngày đền Bờ đón hàng ngàn khách thập phương nô nức đến lễ Phật, lễ Chúa cầu may. Mặc dù lượng khách lớn, tầu thuyền tấp nập nhưng nhờ tăng cường công tác tuần tra kiểm soát của lực lượng CSGT đường thủy và lực lượng bảo vệ an ninh trật tự nên lễ hội Đền Bờ những ngày đầu xuân mới được diễn ra an toàn, văn minh, không có hiện tượng chèo kéo, lừa đảo đối với du khách.



Năm 2009, Động Thác Bờ đã được Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch công nhận là di tích danh thắng quốc gia. Với cảnh quan tuyệt đẹp quần thể du lịch hồ Hoà Bình sẽ ngày cành thu hút đông đảo du khách tới thưởng ngoạn. Nếu như mùa hè, Thung Nai hấp dẫn bởi vẻ đẹp kỳ thú như Hạ Long trên cạn thì xuân đến, đền Thác Bờ lại tấp nập du khách thập phương hành hương lễ bái.
Chia sẻ:

Đền Chúa Thác Hang Miếng Sơn La

“ Ai lên tới Thung Nai, Đà Bắc
Dọc sông Đà, bến Ngọc long lanh
Thăm đền Chúa Thác Hòa Bình
Chợ Bờ, hang Miếng thác ghềnh cheo leo”

Vâng, câu hát Văn là vậy, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn cho rằng hang Miếng cũng thuộc địa phận Thung nai, Đà Bắc, Hòa Bình. Ít ai biết bà Chúa Thác Bờ được thờ ở hai nơi: đền thờ Bà chúa Thác Bờ ở Thung Nai ( Hòa Bình) và đền Hang Miếng (Sơn La). Thông thường khi đến lễ Chúa Thác Bờ Hang Miếng du khách thường chỉ ghé thăm đền thờ Bà chúa Thác Bờ ở Thung Nai ( Hòa Bình). Bài viết hôm nay tôi xin được giới thiệu về đền Hang Miếng (Sơn La) cùng những hình ảnh đẹp nơi thờ Chúa Miếng.



Hiện nay tồn tại rất nhiều dị bản về sự tích Bà Chúa Thác Bờ, ad xin giới thiệu với các bạn 3 trong số các dị bản đó để các bạn thêm hiểu biết về lịch sử văn hóa dân tộc mình.

Tích thứ nhất: Tương truyền, Chúa Thác Bờ tên thật là Đinh Thị Vân – con gái một tộc trưởng người Mường ở Kim Bôi, Hòa Bình - vốn là tiên nữ giáng sinh. Khi đất nước gặp cơn loạn lạc, Chúa tập hợp dân người Mường liên kết với các dân tộc khác đồng lòng đánh giặc. Để thưởng cho công lao của Người, triều đình giao lại cho Chúa vùng đất Mường ở Hòa Bình để cai quản. Chính tại nơi đây Chúa lại dốc hết tâm sức giúp dân an cư lạc nghiệp, dạy dân phát rẫy làm nương, xuống sông thả lưới, giúp dân trị thủy, chế ngự con sông Đà hung bạo. Những lúc thanh nhàn, Chúa lại một mình một chiếc thuyền độc mộc du ngoạn khắp nơi.

Tích thứ hai: Bà chúa Thác Bờ Đinh Thị Vân người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao ở Vầy Nưa (Huyện Đà Bắc) lo liệu quân lương, thuyền mản. Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ-Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau khi mất 2 bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hòa nên nhân dân đã phong 2 bà làm thánh và lập đền thờ phụng.


Tích thứ ba: Vào cuối mùa xuân năm 1431, sau khi dẹp xong giặc Đèo Cát Hãn ở Lai Châu, Lê Lợi cùng đoàn quân sĩ xuôi thuyền dọc Sông Đà để về Kinh đô, nhưng khi đến khúc sông ở Hang Miếng thì gặp trời mưa to, nước lũ dâng cao không thể xuôi qua. Biết vua và quân sĩ gặp nạn, bà Đinh Thị Vân, người Mường đã vận động nhân dân trong vùng quyên góp lương thực và cùng mọi người chèo thuyền vượt thác, ghềnh để đem lương thảo đến tiếp tế cho vua.Sau nhiều chuyến chuyển lương thành công, đến chuyến cuối, giông bão nổi ầm ầm, thuyền của bà chở đầy lương chòng chành đã bị đắm ở khúc sông thuộc địa phận Hang Miếng, xác của bà đã trôi dạt vào vùng Thác Bờ. Để tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ công lao của Bà, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ bà ở Hang Miếng. Dân gian gọi là: Đền Chúa Hang Miếng. Vào những năm đầu của thế kỷ XX thực dân Pháp có cho xây dựng và mở rộng lại Đền. Ở Thung Nai, nơi xác bà dạt về, người ta lập nên Đền Bà chúa Thác Bờ cầu mong Bà che chở, phù hộ cho những chuyến xuôi ngược sông Đà.

Đền Chúa Hang Miếng nằm ven hồ thuỷ điện Hoà Bình, thuộc bản Hang Miếng, xã Quang Minh, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. “huyện Vân Hồ, mới được tách ra từ huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La”. Hang miếng có lịch sử lâu đời là một hang núi đá vôi nhân dân địa phương gọi là Hang Miếng vì hang giống cái ninh để nấu nướng, trước kia là nơi nghỉ chân của những người buôn từ miền xuôi lên và dân chài lưới trên sông. Đền Chúa Hang Miếng được lập từ những năm 1431 Đền tọa lạc trên ngọn núi Đầu Rồng với 3 dãy nhà: Tiền- Trung- Hậu, có cung thờ Phật và cung thờ Thánh, Chúa Thượng Ngàn. Đứng trên đỉnh phóng tầm mắt có thể thấy những dãy núi xanh rì mờ xa hay những đảo nhỏ lô nhô giữa sóng nước Sông Đà.


Đền chúa Hang Miếng là nơi thờ phụng tôn nghiêm, người dân truyền tụng rằng “Đền rất linh thiêng”. Trước đây đền được xây dựng kiên cố ở mốc thấp so với mực nước lòng hồ sông Đà nên sau khi thuỷ điện Hoà Bình hoàn thành thì Hang Miếng và ngôi đền cũ đã bị ngập và bị bỏ hoang nhiều năm. Sau đó đền được chuyển lên mốc cao, sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo nay đền được xây dựng khang trang trên ngọn núi Đầu Rồng (cách nơi đền cũ không xa) gần chợ Hang Miếng

Ven sông là chợ phiên Hang Miếng được mở vào các ngày 1,2 - 11,12 - 21,22 hằng tháng. Những ngày có chợ đông vui, nhộn nhịp, người mua, kẻ bán, trên bến dưới thuyền tấp nập. Chỉ cần một chiếc máy ảnh bạn tha hồ hòa mình vào dòng người mua bán, hay nhảy bước một giữa các thuyền hàng san sát. Thú vị nhất là gặp bà con người Mường, người Thái đi chợ, được trò chuyện và chụp ảnh với họ.

Nếu các bạn muốn đi lễ Chúa Thác Bờ, các bạn đi từ ngã ba chân Dốc Cun, phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình. Đi vào đường Tây Tiến “Đường Bình Thanh - Đường số 6 cũ”, đi khoảng 10 km là tới Bến Cảng Du lịch Thung Nai, thuộc xã Thung Nai, huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình.

Nếu muốn đi “Đền Chúa Hang Miếng”. Từ Cảng Thung Nai xuống tầu du lịch, chạy ngược dòng nước theo hướng tây khoảng 50 km, tương đương gần 3 giờ tầu chạy là đến Đền Chúa Hang Miếng. Hoặc đi bằng đường bộ từ huyện Vân Hồ ( khoảng 60 km)

Từ Cảng Bích Hạ ( đầu Kênh TP Hòa Bình ) xuống tầu du lịch, chạy ngược dòng nước theo hướng tây khoảng 70 km, tương đương gần 4 giờ tầu chạy là đến Đền Chúa Hang Miếng.

Với kinh nghiệm lâu năm tổ chức tour du lịch Hồ Hòa Bình cùng với đội ngũ tàu đảm bảo an toàn, lái tàu kinh nghiệm, chúng tôi chuyên chở khách tại khu du lịch Hồ Hòa Bình và Sơn La với giá cả phải chăng, thuyền đảm bảo an toàn, có đầy đủ áo phao cho du khách trên tàu. . Thủ tục đơn giản, du khách chỉ cần liên hệ với chúng tôi qua điện thoại rồi đặt ngày giờ lên Cảnh Bích Hạ - Đầu kênh Hòa Bình, tàu của chúng tôi sẽ đón quý khách đi các tuyến du lịch hoặc đi các đảo trên lòng hồ Hòa Bình.

Chuyên chở khách đi lễ đền Chúa Hang Miếng với ưu đãi ! Liên hệ: 097.4177.704 -  091.448.9282 Mr Nghĩa


Chia sẻ:

Giới thiệu Tour du lịch tâm linh Đền chúa thác Bờ

Du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ  là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình. Hàng năm, nơi đây thu hút hàng vạn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái.


Ngoài giá trị tâm linh, đền Chúa Thác Bờ còn sở hữu cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình. Đền nằm bên bờ sông Đà thơ mộng, xung quanh là núi non trùng điệp, tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Quý khách sẽ đi thuyền, ngắm cảnh lòng hồ khi thuyền chạy dọc dòng sông Đà – dòng sông hùng vĩ, đã là cảm hứng của các nhà văn nhà thơ Việt Nam.

Sau đây xin giới thiệu tour du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ đón từ cảng Bích Hạ, TP Hòa Bình.

Lịch trình : sáng tàu xuất phát từ Cảng Bích hạ ( đầu kênh Hòa Bình ) giờ đón khách tùy chọn.

Sau 30 phút Thuyền đi lên đền trình: Đôi cô của Chương ( giới thiệu đền đôi cô tại link )

Từ đền Đôi Cô Cửa Chương đi 45 phút trên lòng hồ đến Đền Chúa Thác Bờ ( giới thiệu đền Chúa Thác bờ tại link )

Tiếp theo đi tàu 10 phút sẽ qua đền Trầu ( đối diện đến Chúa Thác Bờ )

Đi lễ đền Trầu xong 10 phút đi tàu qua du ngoạn tham quan Động Thác Bờ ( giới thiệu đền Động Thác bờ tại link )


Tham quan tại đây nếu khách có nhu cầu tham quan ăn uống khu du lịch sinh Thái Đảo Dừa Hòa Bình sẽ đưa qua .

Hoặc dùng bữa trên tàu, ᴠừa nhâm nhi các đặc ѕản ᴠùng lòng hồ ᴠừa thong dong trên mặt nước tự do tự tại.

Kết thúc hành trình quý khách sẽ đi về cảng Bích Hạ thời gian đi mất 1h30 phút

Quý khách có nhu cầu thuê tàu thuyền đi lễ Đền Chúa Thác Bờ vui lòng hiên hệ Hotline tại website để được tư vấn về dịch vụ và đặt tàu với giá tốt nhất

Lưu ý : Mùa lễ hội khách du lịch rất đông nên nhiều ngày không đủ tàu chạy. Nên giá Tàu có thể thay đổi. Vậy nên quý khách đi lễ Hãy liên hệ đặt thuyền trước 7-10 ngày.
Chia sẻ:

Đặt cung hầu đồng tại du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ, Hang Miếng

Lên đồng là một nghi lễ đặc trưng của Đạo Mẫu Tứ phủ của người Việt ở cả miền Bắc và Nam, cả vùng xuôi và miền núi.

Dịch vụ đặt ghế hầu đồng cho các Thanh đồng tại khu du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ . Đặt cung hầu đồng bao gồm có các đền : đền trình Đôi Cô Cửa Chương, Đền Chúa Thác Bờ , Đền Cô ( Đền thờ Chúa Thác Bờ ), các đền thuộc khu du lịch tâm linh long hồ sông đà , Đền Hang Miếng Sơn La . Cho thuê tàu đi đến Đền để hầu đồng.



Với nhiều năm kinh nghiệm tổ chức tour du lịch Hồ Hòa Bình cùng với đội ngũ tàu đảm bảo an toàn, lái tàu kinh nghiệm, chúng tôi chuyên chở khách lễ tại khu du lịch Hồ Hòa Bình với giá cả phải chăng, thuyền đảm bảo an toàn, có đầy đủ áo phao cho du khách trên tàu. . Thủ tục đơn giản, du khách chỉ cần liên hệ với chúng tôi qua điện thoại rồi đặt ngày giờ lên cảng, tàu của chúng tôi sẽ đón quý khách đi các tuyến du lịch hoặc đi các đảo trên lòng hồ Hòa Bình.

Đặt cung xin liên hệ :
Hotline : O91.448.9282  - O97.448.9282 Mr Nghĩa
E-mail : denchuathacbo.vn@gmail.com - Website : www.denchuathactho.vn

Chia sẻ:

Đền Chúa Thác Bờ

Thác Bờ là đoạn sông Đà chảy qua khu vực chợ Bờ, thuộc xã Hào Tráng (nay là xã Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc).


Đến với đền Thác Bờ du khách có thể đi bằng các tuyến đường thuỷ:

Từ cảng Bích hạ ( đầu kênh Hòa Bình ) xã Thái Thịnh trên đập thuỷ điện Hoà Bình, từ đây khoảng một tiếng đồng hồ ngồi trên thuyền, du khách có thể thưởng ngạn phong cảnh lòng hồ sông Đà mênh mông kỳ thú. Thuyền sẽ đưa du khách đến với Đền Thác Bờ.

Từ cảng du lịch Thung Nai, xã Thung Nai, huyện Cao Phong, du khách có thể ngồi thuyền máy khoảng 15 phút, thuyền sẽ đưa du khách đến với Đền Thác Bờ.

Từ bến Nước, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, du khách có thể ngồi thuyền máy khoảng 45 phút, thuyền sẽ đưa du khách đến với Đền Thác Bờ.

Thác Bờ:

Thác Bờ xưa còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà gầm thét ồn ào, sinh ra một kỳ khu hiểm lộ. Theo sáchKiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn chép rằng: “Đường sông - tức sông Đà - thác ghềnh hiểm trở gồm 83 thác có tiếng, mà Vạn Bờ là thác nguy hiểm thứ nhất”.

Khi nói về Thác Bờ, sách Đại Nam nhất thống chí đã chép như sau: “Ở địa phận Đà Bắc, gần châu lị, đằng trước trông ra sông Đà, có núi Long Môn, tên nữa là núi Thác Bờ, đá núi chắn ngang nửa dòng sông, thế nước xoáy mạnh ầm ầm, trông rất dữ dội. Đầu đời Lý, quân đi đánh Ma Sa đóng ở mỏm Long thuỷ, hồi đầu đời Lê đi đánh Đèo Cát Hãn, đường qua đê Long thuỷ, tức là chỗ này. Ngay giữa ghềnh đá có một chỗ rộng chừng 5,6 trượng, người ta gọi là “ao vua”, tức là bến sông Vạn Bờ xưa thuộc xã Hào Tráng, châu Đà Bắc”…lại có tên núi nữa là núi Ngải. Sách Đại Thanh nhất thống chí chép: “núi ở huyện Gia Hưng; trông ra sông cái…tương truyền trên núi có cây ngải tiên, mùa xuân nở hoa, sau khi mưa, hoa rụng xuống nước, con cá nào nuốt phải hoa ấy thì vượt được Long - môn mà hoá thành rồng. Nay núi Long môn châu Đà Bắc, trước mặt trông ra sông Đà, gần đê Long thuỷ, có lẽ là đấy”. Phần chép về sông Đà, có đoạn như sau: “có 83 thác nổi tiếng mà Vạn Bờ là thác nguy hiểm nhất; bờ bên hữu sông là động Thượng và động Hạ thuộc Châu Mai, bờ bên tả là các động Tân An, Hào Tráng, Hiền Lương và Dĩ Lí thuộc Châu Mộc”.

Qui-di-ni-e trong tác phẩm Người Mường, cũng đã viết về sông Đà: “Dù tuân theo những chiều hướng địa cấu học hay chảy vào những khe núi thì dòng sông này cũng bị cắt bởi những thác ghềnh hay bị các đập đá tự nhiên bằng đá làm bế tắc. Một trong những đập đá đồ sộ nhất là đập chợ Bờ, nó đem lại cho phong cảnh nơi đây cái vẻ đường bệ trang nghiêm riêng của hai bờ sông Đà”.

Tương truyền vào khoảng năm 1430 - 1432, vua Lê Lợi niên hiệu Thuận Thiên đem quân đi dẹp loạn giặc Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Sơn La. Khi vua Lê Lợi kéo quân đến khu vực Thác Bờ thì thấy giữa dòng nước xoáy phía trước là một thác nước hiểm trở xô bọt trắng trời, với muôn vàn mỏm đá lởm chởm nên đoàn quân không thể tiến lên được.

Lúc bấy giờ ở xã Hào Tráng có cô gái người dân tộc Mường tên là Đinh Thị Vân và cô gái ng­ười dân tộc Dao (không rõ tên) ở xóm Mó Nẻ, xã Vầy Nư­a, huyện Đà Bắc đứng lên vận động trai tráng trong bản lên rừng xẻ ván, đóng thuyền độc mộc, kêu gọi nhân dân chặt nứa kết thành bè mảng, góp l­ương thực, thực phẩm cho nhà vua nuôi quân và chở giúp quân sĩ qua Thác Bờ đi đánh giặc.

Trên đường chiến thắng trở về, vào tháng 3 năm Nhâm Tý (1432) vua Lê Lợi dừng chân ở Thác Bờ. Nhà vua dừng lại làm lễ khao quân ngay tại Thác Bờ và 2 cô lại vận động bà con trong bản góp cơm lam, thịt muối chua, r­ượu cần, múa hát điệu thư­ờng rang, bọ mẹng, ném còn, múa xoè để liên hoan mừng chiến thắng.

Về sau khi hai bà mất, hai bà thường hiển linh và giúp đỡ mọi người mỗi khi vượt qua thác ghềnh hiểm trở. Từ đó nhân dân đã phong cho 2 bà là bà chúa Thác Bờ. Vua đã ban chiếu chỉ cho dân trong vùng lập đền thờ 2 bà.

Đền Thác Bờ:

Trải qua nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính thì hiện nay Đền Thác Bờ toạ lạc trên dải đất của hai huyện là Đà Bắc và Cao Phong, tỉnh Hoà Bình.

Đền Thác Bờ phía tả ngạn : nằm trên đỉnh đồi Hang Thần có tổng diện tích trên 1ha, thuộc xóm Phố Bờ, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Phía Đông và phía Tây giáp khu dân cư xóm phố Bờ; Phía Nam giáp lòng hồ Sông Đà; Phía Bắc giáp một phần lòng hồ Sông Đà và dãy núi của xã.

Từ dưới bến thuyền du khách phải leo qua hơn 100 bậc sau đó theo một triền dốc thoải là vào đến khu vực đền. Qua nhiều lần trùng tu đền được xây dựng lại vào ngày 15/4/1993 với kiến trúc như hiện nay. Gồm 3 gian, mái đền bằng bê tông cốt thép, được thiết kế theo kiểu vòm cuốn.

Đền Thác Bờ có cấu kiến trúc mặt bằng hình chữ Đinh gồm: nhà Đại bái và nhà Hậu cung, phía trước đền gồm 5 cửa (ngũ quan). Trên mỗi cửa có mái nhỏ lợp bằng ngói ri, 2 bên được tạo dáng đầu đao uốn cong rất mềm mại. Cửa chính bên trên có bức đại tự ghi 4 chữ Hán. Trên nóc có đắp nổi mặt rồng chầu. Trên mỗi vòm cửa đắp 1 đôi hạc đậu trên cành tùng, chim ph­ượng cắp cuốn th­ư so le nhau. Hai bên tả, hữu cửa vào đắp hình 2 ông Khuyến thiện và Trừng ác.

Qua cửa ngũ quan đến 1 khoảng hiên rộng du khách sẽ vào 1 lần cửa nữa mới vào bên trong đền. Trước ban thờ chính có treo bức đại tự bằng chữ Hán: “Sơn nhạc trung linh” (tiếng chuông linh thiêng trên núi lớn). Hiện nay tại di tích này còn lưu giữ được 01 quả chuông đồng được đúc vào tháng 2, năm Thành Thái thứ 6 (1895).

Đền Thác Bờ phía hữu ngạn: Đền toạ lạc trên sườn đồi Sầm Lông, thuộc xóm Đền, xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Trước đây Đền Thác Bờ được xây dựng, ngay d­ưới chân Thác Bờ với nguyên vật liệu chỉ là tranh tre, nứa lá.

Năm 1979 công trình Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trên Sông Đà được khởi công xây dựng. Do nước dâng cao, ngôi đền đã phải di rời lên sườn núi ngay cạnh bờ sông, qua nhiều lần tu sửa đến năm 2000 Ngôi đền đ­ược nâng cấp xây dựng khang trang nh­ư hiện nay.
Đền có cấu trúc mặt bằng hình chữ đinh, gồm đại bái 3 gian và hậu cung. Gồm hai tầng lưng tựa vào núi, mặt đền quay theo hướng Tây Bắc hướng ra sông Đà. Tầng 1 được dùng làm nơi nghỉ trọ cho khách hành hư­ơng, tầng hai là nơi thờ tự. Đền được xây dựng bằng xi măng cốt thép, trần đổ mái bằng, giữa bờ nóc đắp hình l­ưỡng long chầu nguyệt, mô phỏng dáng dấp hình con rồng thời Nguyễn. Cầu thang lên xuống được thiết kế bên phải của đền. Vào mùa khô du khách thăm đền phải leo bộ hết 108 bậc, vào mùa mưa n­ước dâng cao lên sát nền móng đền.

Đền thờ bà Chúa Thác Bờ ngoài ra trong đền hiện nay các vị thần, thánh trong tín ngưỡng dân gian người Việt cũng được nhà đền đưa vào thờ trong đền như: Ban thờ Công đồng quan lớn, Ngũ vị Tôn ông; Ban thờ bà chúa Sơn Trang (Động Sơn Trang); Ban thờ Tứ phủ Thánh cô, Tứ phủ Thánh cậu; Ban thờ Đức Đại vương Trần Quốc Tuấn; Ban thờ Tứ phủ Chầu bà; Ban thờ Tam toà Đức Thánh Mẫu...

Thời gian diễn ra lễ hội: Trước đây hội chính đ­ược tổ chức quy mô 3 năm 1 lần vào ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch.

Hội lệ đ­ược tổ chức th­ường niên mỗi năm 1 lần vào ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch.

Do nhiều yếu tố khách quan từ những thập niên 50 của thế kỷ trước cho đến nay, lễ hội Đền Thác Bờ chưa được tổ chức phục dựng lại.

Di tích Đền Thác Bờ nằm trong chuỗi du lịch lòng hồ sông Đà và di tích danh thắng Động Thác Bờ, xã Ngòi Hoa và các bản làng du lịch văn hoá ở các địa phương trong vùng lòng hồ sông Đà, đây là địa điểm rất thuận tiện và hấp dẫn cho du khách trong tuyến du lịch lòng hồ sông Đà hiện nay.

Cung cấp dịch vụ tàu thuyền chuyên chở khách Lễ Hội Đền Chúa Thác Bờ, Đền Chúa Hang Miếng, du lịch Thung Nai,  du lịch sinh Thái Đảo Dừa, Bản Ngòi Hoa, Động Hoa Tiên, Công viên nước nổi vịnh ngòi Hoa, Bản Đá Bia ...

Liên hệ : Du lịch tâm linh Đền chúa Thác Bờ.
Mã số thuế : 5400376341
- Địa chỉ đón khách cảng 1: Cảng Bích Hạ ,( Đầu Kênh ) Thành phố Hòa Bình
- Địa chỉ đón khách cảng 2: Cảng Thung Nai, Cao Phong, Hòa Bình
- Văn phòng giao dịch : số nhà 9, Đà Giang, tổ 10, phường Đồng Tiến, Thành phố Hòa Bình .
- Hotline 1: 097.4177.704 - Hotline 2: 091.448.9282
- E-mail : denchuathacbo.vn@gmail.com - Website : www.denchuathacbo.vn
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách !!!
Chia sẻ:

Đền Hang Miếng Sơn La

Đền Chúa Hang Miếng thuộc vân hồ, Sơn La ít ai biết đền thờ Bà chúa Thác Bờ ở Thung Nai và Hang Miếng (Sơn La) có có mối quan hệ lịch sử rất đáng tự hào.

Vào cuối mùa xuân năm 1431, sau khi dẹp xong giặc Đèo Cát Hãn ở Lai Châu, Lê Lợi cùng đoàn quân sĩ xuôi thuyền dọc Sông Đà để về Kinh đô, nhưng khi đến khúc sông ở Hang Miếng thì gặp trời mưa to, nước lũ dâng cao không thể xuôi qua. Biết vua và quân sĩ gặp nạn, bà Đinh Thị Vân, người Mường đã vận động nhân dân trong vùng quyên góp lương thực và cùng mọi người chèo thuyền vượt thác, ghềnh để đem lương thảo đến tiếp tế cho vua.

Sau nhiều chuyến chuyển lương thành công, đến chuyến cuối, giông bão nổi ầm ầm, thuyền của bà chở đầy lương chòng chành đã bị đắm ở khúc sông thuộc địa phận Hang Miếng, xác của bà đã trôi dạt vào vùng Thác Bờ. Để tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ công lao của Bà, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ bà ở Hang Miếng. Dân gian gọi là: Đền Chúa Hang Miếng. Ở Thung Nai, nơi xác bà dạt về, người ta lập nên Đền Bà Chúa Thác Bờ cầu mong Bà che chở, phù hộ cho những chuyến xuôi ngược sông Đà.

Khi làm xong thuỷ điện, nước sông Đà ngập các thung lũng, 2 đền này trở thành điểm du lịch lý tưởng.

Đền Chúa Hang Miếng Hang Miếng

Đền Chúa Hang Miếng nằm ven hồ thuỷ điện Hoà Bình, thuộc bản Hang Miếng, xã Quang Minh, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. ĐT đặt tàu O914489282 đi Đền được xây nguy nga hoành tráng trên ngọn núi Đầu Rồng với 3 dãy nhà: Tiền- Trung- Hậu, có cung thờ Phật và cung thờ Thánh, Chúa Thượng Ngàn. Đứng trên đỉnh phóng tầm mắt có thể thấy những dãy núi xanh rì mờ xa hay những đảo nhỏ lô nhô giữa sóng nước Sông Đà.

Ven sông là chợ phiên Hang Miếng được mở vào các ngày 1,2 - 11,12 - 21,22 hằng tháng. Những ngày có chợ đông vui, nhộn nhịp, người mua, kẻ bán, trên bến dưới thuyền tấp nập. Chỉ cần một chiếc máy ảnh bạn tha hồ hòa mình vào dòng người mua bán, hay nhảy bước một giữa các thuyền hàng san sát. Thú vị nhất là gặp bà con người Mường, người Thái đi chợ, được trò chuyện và chụp ảnh với họ.

Sự hiện diện của 2 ngôi đền là dấu nối văn hoá của mọi miền, là điểm dừng chân bạn nên thử khi đi du lịch hồ thuỷ điện Hoà Bình và hồ thuỷ điện Sơn La. Một phút tĩnh tâm, nhưng cũng là đề thấy được cảnh non nước trời mây lung linh huyền ảo, linh thiêng giữa chốn sơn thuỷ hữu tình.




Với kinh nghiệm lâu năm tổ chức tour du lịch Hồ Hòa Bình cùng với đội ngũ tàu đảm bảo an toàn, lái tàu kinh nghiệm, chúng tôi chuyên chở khách tại khu du lịch Hồ Hòa Bình và Sơn La với giá cả phải chăng, thuyền đảm bảo an toàn, có đầy đủ áo phao cho du khách trên tàu. Thủ tục đơn giản, du khách chỉ cần liên hệ với chúng tôi qua điện thoại rồi đặt ngày giờ lên Cảnh tàu của chúng tôi sẽ đón quý khách đi các tuyến du lịch hoặc đi các đảo trên lòng hồ Hòa Bình.

Giá cho thuê tàu thuyền đi lễ Đền Chúa Hang Miếng tại Cảng Bích Hạ - Đầu kênh TP Hòa Bìnhcảng Thung Nai, Cao Phong, Hòa Bình lên Đền Chúa Hang Miếng .

Liên hệ trực tiếp O91.448.9282 để được tư vấn đặt thuyền với giá ưu đãi vì tùy từng thời điểm đi và số lượng người đi nên có giá khác nhau. Nhận đặt cung phục vụ hầu đồng Đền Chúa Hang Miếng cùng cung văn phục vụ hầu đồng đền Hang Miếng.

Du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ, Đền Chúa Hang Miếng rất hân hạnh được phục vụ quý khách !!!
Chia sẻ:

Đền Đôi Cô Cửa Chương Hòa Bình

Địa danh Bến Chương tại ngã ba Sông Đà đã từ xa xưa người dân cả nước đã biết đến Đền thời Hai Bà Nữ Tưỡng đã vì nước quên thân với tuổi xuân phơi phới .

Từ Hòa Bình đi học theo tuyến Sông Đà chừng 7km phía tây phải tại ngã sông theo dấu tích nơi đây . Là một bề dầy lịch sử mà cho ông cùng những bậc anh Hùng đã để lại nhưng trang sử hào hùng vĩ đại với những giá trị nhân văn , văn hóa " tâm linh của người Việt "

Vua Lê Lợi đã cho người dân nơi đây lập đền thời Hai Bà tại cửa Chương xã Hiền Lương, Huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình .

Hiệu: ĐỀN ĐÔI CÔ CỬA CHƯƠNG


Giới thiệu Đền Đôi Cô Cửa Chương, Dẫn tích đền Đôi Cô, Lịch sử đền Đôi Cô, Cửa Chương Linh Từ Cô Bé Hòa Bình.

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TẠI ĐỀN ĐÔI CÔ

* Tên lễ hội : Lễ hội đền Đôi Cô

* Ý nghĩa , tính chất của lễ hội :

Cũng như nhiều lễ hội khác , lễ hội ở đền Đôi Cô diễn ra để tưởng nhớ công đức của bà chúa Thác Bờ cũng hay Cô và những vị thần mà nhân dân cho là linh ứng đã có công; cầu mong các vị thần cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, người người mạnh khỏe, xóm làng yên vui.

Qua lễ hội năm này qua năm khác những người đi dự hội sẽ được nghe kể về lịch sử của các vị thần được thờ ở đền và những sự tích xung quanh vị thần ấy.

Qua các nghi trình , nghi thức của lễ hội, qua các trò diễn xướng dân gian. Thông qua lễ hội, những người đi dự lễ hội biết mình đang tỏ lòng nhơ ơn và kính trọng những vị thần đã có công trong quá khứ nhưng vẫn tồn tại trong đời sống tâm linh để luôn che chở, vỗ về cho họ trong cuộc sống hàng ngày.

Lễ hội đền Đôi Cô : diễn ra đáp ứng nhu cầu về văn hóa tín ngưỡng và căn hóa tâm linh của nhân dân . Là biểu tượng của sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em sinh sống quang lhu vực Thác Bờ.

Tuy nhiên cho đến năm 1982 khi công trình thủy điện Hòa Bình hoàn thành đi vào hoạt động thì đến đã bị ngập nước và bị phá hủy hoàn toàn và từ đó cho đến nay, lễ hội chưa được tổ chức lại lần nào.

Thời gian diễn ra lễ hội :

Hội chính được tổ chức quy mô 3 năm 1 lần vào ngày mồng 7 đến mồng 9 tháng giêng âm lịch .

Hội lệ được tổ chức thường niên mỗi năm một lần vào ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch.

Địa điểm diễn ra lễ hội :

Lễ hội Đền Đôi Cô được diễn ra tại sân đền, khu vực xóm Mơ, xã Hiền Lương.

LINH TỪ ; Đường dẫn đến đền Đôi Cô ( Đền Cô bé Hòa Bình )

- Địa chỉ : Tại đồi Bo xóm Mơ, Xã Hiền Lương, Huyện Đà Bắc, Hòa Bình.

- Từ Thành phố Hà Nội lên TP Hòa Bình (70 km) đi về hướng tây bắc, Qua Cầu Hòa Bình, TP Hòa Bình lên đến cảng Bích Hạ, xã Thái Thịnh

- Đi dọc Hồ Hòa Bình khoảng 6km phía bờ tay phải là Đền Đôi Cô Cửa Chương tại ngã ba sông Cửa Chương

- Từ đền Đôi Cô cách Đền Chúa Thác Bờ khoảng 10km đi ngược theo hướng tây của Hồ Hòa Bình.

Đền Cửa Chương Đôi Cô là điểm du lịch tâm linh, lịch sử nằm trong hành trình du lịch khu vực hồ Hòa Bình đang thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.

Đến với Đền Đôi Cô Cửa Chương du khách đi đền chỉ cần liên hệ với chúng tôi qua điện thoại rồi đặt ngày giờ lên bến cảng Bích Hạ, TP  Hòa Bình, tàu của chúng tôi sẽ đón quý khách đi lên Đền cùng các tuyến du lịch hoặc đi các đảo trên lòng hồ Hòa Bình.

Hãy liên hệ trực tiếp để đặt thuyền với giá tốt : O91.448.9282 - O97.4177.7O4
Chia sẻ:

TƯ VẤN HỖ TRỢ 24/7

Phone icon 091.448.9282
Phone icon 097.417.7704
Email: denchuathacbo.vn@gmail.com

Hotline/zalo 0914489282

Xem nhiều

Facebook denchuathacbo.vn