Chúa Thác Bờ là một vị thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Chúa Thác Bờ được ví là một vị thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Sự tích về bà gắn với trận đánh Đèo Cát Hãn của vua Lê Lợi năm 1431.

Khi nhà Minh xâm lược Đại Việt, Lê Lợi dấy quân khởi nghĩa. Khi nghĩa quân đến Thác Bờ, bà Đinh Thị Vân đã kêu gọi nhân dân quyên góp lương thực nuôi quân. Cũng chính bà đã tổ chức chèo thuyền đưa nghĩa quân đi đánh quân Đèo Cát Hãn ở miền Tây Bắc. Khi Lê Lợi chiến thắng trở về, bà đã tổ chức lễ hội khao quân, cùng với huy động người dân chặt tre làm bè để đưa nghĩa quân về kinh. Trong thời gian ở đây, Lê Lợi đã dùng kiếm Thuận Thiên khắc lên đá một bài thơ khích lệ tinh thần quả cảm của quân lính và sự anh dũng của người dân nơi đây, hiện tảng đá đang được lưu giữ ở khu văn Bia Lê Lợi thuộc quần thể Đền Chúa Thác Bờ


Để ghi công, bà được triều đình giao cai quản vùng đất người Mường ở Hòa Bình. Tại đây, bà giúp nhân dân ổn định cuộc sống, dạy mọi người lên rẫy làm nương, xuống sông Đà thả lưới bát cá; khi thanh nhàn, bà lại một mình chèo thuyền độc mộc dọc theo sông Đà du ngoạn thắng cảnh.

Sau khi bà qua đời, vua Lê Lợi lệnh dân bản xứ lập đền thờ bà bên cạnh thác Bờ và phong bà là Nữ chúa.

Chúa thác Bờ được thờ ở rất nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất vẫn là đền Chúa Thác Bờ tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong và đền Chúa Thác Bờ tại xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc.

Trước đây, tại xã Hào Tráng, huyện Đà Bắc có một ngôi miếu và một ngôi đền đều thời chúa Thác Bờ. Miếu và đền đều có thủ nhang riêng. Khi đập thủy điện Hòa Bình được xây dựng, thủ nhang miếu đưa miếu lên xã Thung Nai, huyện Cao Phong và trở thành đền Chúa Thác Bờ Thung Nai; thủ nhang đền đưa đền lên xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc và trở thành đền Chúa Thác Bờ Vầy Nưa.

Cả hai ngôi đền đều thờ Chúa Thác Bờ chứ không phải Đền Thung Nai thờ Chúa Thác Bờ còn đền Vầy Nưa thờ Cô bé Thác Bờ như mọi người lầm tưởng.

Chúa Thác hoá ở Thác Bờ và được Vua phong làm Chế Thắng Hoà Diệu Đại Vương làm chúa đất Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Anh Linh lừng lẫy khắp chốn sơn trang. Ngài là chúa Bản Cảnh đất Hoà Bình nói riêng và là chúa động Mường nói chung.

Tín ngưỡng dân gian vùng Tây Bắc mà phổ biến nhất là miền Hòa Bình, bà là vị chúa bà nổi tiếng linh thiêng bậc nhất của đất Hòa Bình. Nhân dân nơi đây thường đến kêu cầu, cúng lễ để xin lộc chúa chữa bệnh cũng như cầu phúc lộc vào mỗi dịp xuân sang, thu hút hàng ngàn lượt khách. Cũng tại nơi đây vẫn còn lưu truyền nhiều huyền tích về sự linh thiêng ứng nghiệm của Chúa.
Chia sẻ:

Hình ảnh ghềnh đá Thác Bờ Xưa trên sông Đà năm 1916

Hình màu độc về ghềnh đá khổng lồ trên sông Đà năm 1916. Xưa Sông Đà từng có một ghềnh đá rộng mênh mông chắn ngang dòng như một con đập tự nhiên. Khung cảnh hùng vĩ này chỉ còn là dĩ vãng sau khi hồ thủy điện Hòa Bình hoàn thành.

Ảnh: Léon Busy / Collections.albert-kahn.hauts-de-seine.fr.

Năm 1909, ông chủ ngân hàng người Pháp Albert Kahn (1860 – 1940) bắt đầu thực hiện dự án “Kho dữ liệu về Trái đất” để ghi lại những hình ảnh từ nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới bằng hệ thống chụp và xử lý ảnh bằng kính màu – phương pháp chụp ảnh màu đầu tiên trên thế giới.

Albert Kahn đã cử các nhiếp ảnh gia của mình tới hơn 50 quốc gia trên thế giới và chụp tổng cộng 72.000 bức ảnh. Người được giao nhiệm vụ tiến hành dự án này tại xứ Đông Dương là nhiếp ảnh gia Léon Busy (1874-1951).

Ghềnh đá trên sông Đà ở Chợ Bờ năm 1916. Chợ Bờ là một địa danh cũ tại tỉnh Hòa Bình. Đây vốn là một thị trấn nằm bên tả ngạn sông Đà và là lỵ sở của châu Đà Bắc trước kia (nay là huyện Đà Bắc).

Toàn cảnh ghềnh đá sông Đà, nhìn từ một bản gần đó.


“Rừng” đá nhấp nhô trên mặt sông.


Cận cảnh một phiến đá lớn tạo thành con đập tự nhiên.


Một số tảng đã có hình thù kỳ lạ.


Những tảng đá cuối cùng của ghềnh đá, nhìn về phía thượng nguồn.


Bãi cát trước ghềnh đá kỳ vĩ của sông Đà. Ngày nay toàn bộ khu vực này đã chìm dưới lòng hồ thủy điện Hòa Bình.


Bền thuyền trên sông Đà, phía hạ lưu của ghềnh đá.


Những con thuyền tam bản neo đậu gần ghềnh đá.

Cây cổ thụ mọc trùm lên phiến đá lớn.


Cảnh sinh hoạt của dân vạn đò gần ghềnh đá.


Người dân, du khách và binh lính bản xứ đứng trên bờ sông Đà ở Chợ Bờ.


Hai phụ nữ dân tộc thiểu số đứng ở bờ sông.


Thiếu nữ dân tộc tạo dáng với chiếc ô.


Sơn nữ ngồi trên khúc gỗ.


Phong cảnh sông Đà, giữa Chợ Bờ và Hòa Bình.


Hoa gạo rụng đỏ bờ sông Đà.


Chòi canh trên thửa ruộng đang trồng ngô non gần bờ sông Đà.

Cư dân địa phương trên ruộng.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Chia sẻ:

TƯ VẤN HỖ TRỢ 24/7

Phone icon 091.448.9282
Phone icon 097.417.7704
Email: denchuathacbo.vn@gmail.com

Hotline/zalo 0914489282

Xem nhiều

Facebook denchuathacbo.vn