Chương trình tour du lịch Đền Chúa Hang Miếng, Đền Chúa Thác Bờ 1 ngày

Chương du lịch, đi lễ Đền Chúa Thác Bờ và Đền Chúa Hang Miếng trong ngày đón tại 2 càng là cảng Bích Hạ Tp Hòa Bình và cảng Thung Nai Hòa Bình chắc chắn sẽ đem lại cho du khách có một chuyến tham quan Hang Miếng thật trọn vẹn và ý nghĩa!

Lộ trình 1:
( TP Hòa Bình - Đền Chúa Thác Bờ - Đền Chúa Hang Miếng - đền Cô - Động Thác Bờ - Hòa Bình )

Chương trình đón từ cảng 1 (Cảng Bích Hạ): sáng tàu xuất phát từ Cảng Bích Hạ đầu kênh, TP Hòa Bình giờ đón quý khách tùy chọn.

Chương trình Tour Đền Chúa Hang Miếng

- 7h30: đón đoàn ở cảng Bích Hạ, Đầu Kênh TP Hòa Bình ( Đằng sau đập thủy điện Hòa Bình ) quý khách lên tầu. Tàu chạy quý khách ngắm sông núi nước non hùng vĩ hồ Hòa Bình

- 8h30: Đoàn đến Đền Chúa Thác Bờ, du khách tham quan và dâng hương tại đền – ngôi đền linh thiêng nhất tỉnh Hòa Bình. Đoàn lễ 40 phút.

                                  

- 9h10: Đoàn xuống tầu đi lên Đền Chúa Hang Miếng.


- 11h30: Đoàn đến và đi lễ Đền Chúa Hang Miếng ( Thời gian lễ 50 phút )

- 12h30: Đoàn xuống tầu ăn trưa trên tầu và di chuyển về Đền Cô .


- 14h45: Đoàn Đến Đền Cô. Lễ 40 phút sau đó xuống tầu qua Động Thác Bờ


- 15h30: Đoàn vào Tham quan Động Thác Bờ ( Tham quan 40 phút )


- 16h20: đoàn lên tầu di chuyển về cảng Bích Hạ .

- 17h30: Tầu cập cảng Bích Hạ . Đoàn lên xe trở về Hà Nội. Chương trình kết thúc .

                                                 ---------------------------------------------

Lộ trình 2: 
( Thung Nai - Đền Chúa Thác Bờ - Đền Chúa Hang Miếng - đền Cô - Động Thác Bờ - Thung Nai Hòa Bình )

Chương trình đón từ cảng 2 ( Cảng Thung Nai ): sáng tàu xuất phát từ Cảng Thung Nai, Cao Phong, Hòa Bình giờ đón quý khách tùy chọn.

Chương trình Tour Đền Chúa Hang Miếng

8h00: đón đoàn ở cảng Thung Nai, Cao Phong, Hòa Bình

8h20: Đoàn đến Đền Chúa Thác Bờ du khách tham quan và dâng hương tại đền – ngôi đền linh thiêng nhất tỉnh Hòa Bình. Đoàn lễ 40 phút .

                                  
- 9h00: Đoàn xuống tầu đi lên Đền Chúa Hang Miếng .

                             
- 11h15: Đoàn đến và đi lễ Đền Chúa Hang Miếng ( Thời gian 50 phút )

- 12h10: Đoàn xuống tầu ăn trưa trên tầu và di chuyển về Đền Cô ( Đền Thờ Chúa Thác Bờ )

                             

- 14h30: Đoàn Đến Đền Cô . Lễ 40 phút sau đó xuống tầu qua Động Thác Bờ

                             

- 15h10: Đoàn vào Tham quan Động Thác Bờ ( Tham quan 40 phút )

                                   
- 15h50: đoàn lên tầu di chuyển về cảng Thung Nai .

- 16h30: Tầu cập cảng Thung Nai. Đoàn lên xe trở về Hà Nội. Chương trình kết thúc .

- Dịch vụ bao gồm:
- Tầu/Thuyền vận chuyển
- Ăn chính 1 bữa ( quý khách tùy chọn mức ăn )
- Thăm đền Chúa Hang Miếng, Đền Chúa Thác Bờ, Đền Cô, Động Thác Bờ
- Dẫn đoàn địa phương nhiệt tình, kinh nghiệm.

Dịch vụ không bao gồm: VAT 10%, Xe ô tô vận chuyển, vé tham quan lòng hồ 7000vnđ/khách, đồ uống, chi phí cá nhân và những dịch vụ không bao gồm.

Chính sách dành cho trẻ em :
- Trẻ em từ 11 tuổi trở lên phải mua giá tour như người lớn.
- Trẻ em từ 5 -10 tuổi mua 75% giá tour.
- Trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí (gia đình tự lo) nhưng 02 người lớn chỉ được kèm 1 trẻ em dưới 5 tuổi, từ trẻ thứ 2 trở lên phải mua 75% vé.
- Tiêu chuẩn 75% giá tour được 1 suất ăn, 1 ghế ngồi .

Lưu ý :
- Thứ tự các điểm tham quan có thể thay đổi nhưng vẫn bảo đảm đầy đủ theo chương trình.
- Có xe đưa đón từ Hà Nội nếu có nhu cầu .

Đặt tour xin liên hệ: 091.448.9282 -097.448.9282
E-mail : denchuathacbo.vn@gmail.com - Website : www.denchuathacbo.vn
Chia sẻ:

Quần thể di tích Bia Lê Lợi, đền Chúa Thác Bờ, Hòa Bình

Công trình bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền Chúa Thác Bờ đã chính thức hoàn thành và đưa vào khai thác đang là điểm du lịch lịch sử, văn hóa tâm linh trên hồ Hòa Bình, đem lại sự bình yên và cảm nhận tốt đẹp cho du khách gần xa. Từ vài năm nay, lượng du khách đến thăm quan di tích Bia Lê Lợi - đền Chúa Thác Bờ tăng lên rõ rệt, nhất là dịp đầu xuân.

Quần thể di tích Bia Lê Lợi - đền Chúa Thác Bờ đưa vào khai thác là điểm du lịch lịch sử, văn hóa tâm linh trên hồ Hòa Bình.

Chúng ta có thể đến thăm di tích Bia Lê Lợi - đền Chúa Thác Bờ từ thành phố Hòa Bình đi đường bộ 435 đến bến thuyền Thung Nai (Cao Phong), rồi đi bằng đường thủy mất khoảng 20 - 30 phút hoặc có thể xuất phát bằng thuyền du lịch từ cảng Bích Hạ (TP Hòa Bình) mất khoảng 1 tiếng rưỡi. Đi trên tàu du lịch, du khách sẽ cảm nhận không khí trong lành, mây nước lững lờ trôi, chiêm ngưỡng những ngọn núi xếp lô nhô, thấm đẫm màu xanh đại ngàn, làn nước trong xanh, mát rượi như lạc vào chốn bồng lai, tiên cảnh. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hồ sông Đà đẹp mộng mơ, được bao quanh là những thảm rừng với hệ sinh thái đa dạng, phong phú cùng hệ thống hang động, núi đá vôi hùng vĩ.

Quần thể di tích Bia Lê Lợi - đền Chúa Thác Bờ tọa lạc trên vùng non nước hữu tình, cảnh quan thơ mộng, được xây dựng quy mô, diện tích khoảng 5.000 m2, trên đỉnh đồi Hang Thần, xóm Phố Bờ, xã Vầy Nưa (Đà Bắc). Đền được xây dựng trên cơ sở những truyền thuyết, tài liệu để lại. Thác Bờ xưa còn gọi là thác Vạn Bờ được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn, nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà gầm thét ồn ào, cảnh quan kỳ vĩ, được coi là thác nguy hiểm nhất trên sông Đà xưa. Tương truyền, đền Bờ thờ bà Chúa Thác Bờ là bà Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao (không rõ tên) ở Vầy Nưa. Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau khi mất, 2 bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hoà. Vua Lê Lợi truy phong công trạng, ban chiếu cho dân lập đền thờ phụng, tưởng nhớ 2 vị liệt nữ anh hùng dân tộc.

Trên cơ sở truyền thuyết này, di tích được quy hoạch và xây dựng đồng bộ các hạng mục chính như: Đền chính; hai dãy nhà tả vu – hữu vu, tam quan… và các hạng mục phụ trợ đáp ứng nhu cầu thăm quan, vãn cảnh, tâm linh của du khách.

Bia Lê Lợi nằm trong quần thể đền Chúa Thác Bờ khu vực xã Vầy Nưa (Đà Bắc) thu hút người dân tìm hiểu văn hóa, lịch sử.

Bia Lê Lợi cũng được di chuyển và đặt ở vị trí trang trọng nhất, là điểm nhấn của quần thể di tích. Truyền thuyết kể lại, Bia Lê Lợi còn có tên là Bia Cổ Hào Tráng được khắc trên một phiến đá lớn ở sườn núi Thác Bờ, xã Hào Tráng, huyện Đà Bắc trước đây. Đó là mỏm đá vôi được mài nhẵn cao hơn 4m, tạo thành một mặt phẳng, dài gần 1,5m, cao gần 1m. Tương truyền về tấm văn bia khắc trên đá của vua Lê Lợi tại Thác Bờ, sau khi dẹp xong loạn đảng Đèo Cát Hãn, trên đường về kinh, nhà vua chọn vách đá đẹp rút kiếm, cọ mài, đề tiểu dẫn và bài thơ thất ngôn bát cú. Bài thơ tựa nói: "Ta đi đánh Đèo Cát Hãn về qua đây, làm một bài thơ, nói về đường lối phong nhung địch cho đời sau biết”. Việc vua Lê Lợi đề thơ trên đá vừa có ý nghĩa khẳng định chủ quyền về mặt cương thổ đất nước lúc bấy giờ, vừa răn đe, giáo hóa những kẻ có mưu đồ phản nghịch và mong muốn giang sơn muôn thuở bền vững, thái hòa của vua Lê Thái Tổ. Bia là một trong những văn bia của các vị vua phong kiến Việt Nam ở xa kinh thành nhất.

Thăm quần thể di tích Bia Lê Lợi - đền Chúa Thác Bờ, du khách được tận hưởng không khí trong lành, ngắm vẻ đẹp non nước hữu tình của hồ Hòa Bình, cầu mong sự bình an, đem lại cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, tâm hồn thanh tịnh. Trong hành trình thăm chốn tâm linh văn hóa, lịch sử Bia Lê Lợi - đền Chúa Thác Bờ, du khách có thể tìm hiểu, tận hưởng, hòa mình, trải nghiệm những nét đẹp trong văn hóa, sinh hoạt, sản xuất, cuộc sống người dân địa phương, mang lại ấn tượng khó quên khi khám phá, trải nghiệm hồ Hòa Bình.

Cho thuê tầu Thăm quần thể di tích Bia Lê Lợi - đền Chúa Thác Bờ
Liên hệ :  091.448.9282 - 097.4177.704 

L.C
Nguồn : http://www.baohoabinh.com.vn/291/128968/Tham-quan-the-di-tich-Bia-Le-Loi-den-Chua-Thac-Bo.htm
Chia sẻ:

Độc đáo động thác Bờ

Động thác Bờ nằm trong quần thể di tích Đền Chúa Thác Bờ, là điểm dừng chân lý tưởng được nhiều người biết đến, thu hút đông đảo du khách đến chốn Lâm linh đền Bờ, thưởng ngoạn hồ Hòa Bình.

Du khách thăm quan động thác Bờ.

Đến động thác Bờ khá thuận lợi, từ quốc lộ 6 có thể đi theo đường Bình Thanh - Thung Nai bằng đường bộ và đi khoảng 20 phút đường thủy hoặc có thể xuất phát từ cảng Bích Hạ, xã Thái Thịnh, đi gần 1 tiếng bằng tàu là đến nơi.

Động thác Bờ nằm ngay trên bến Ngọc, ở sườn núi phía bắc, bên bờ hồ sông Đà. Thác Bờ xưa còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn, nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà. Truyền thuyết kể rằng: Đền thờ, den chua thac Bo, là Đinh Thị Vân - người Mường, có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau khi mất, bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hòa. Nhân dân trong vùng lập đền thờ phụng. Trước đền thác Bờ thuộc xã Hào Tráng, sau nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, hiện đền tọa lạc tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Trong hành trình thăm quan, chiêm bái đền Chúa thác Bờ, du khách sẽ tiếp tục khám phá động thác Bờ giữa phong cảnh thiên nhiên mây nước hữu tình của hồ Hòa Bình. Vào mùa nước cạn, du khách muốn thăm quan động phải leo bộ gần 100 bậc đá từ chân núi đến cửa động. Mùa nước dâng, du khách đi từ thuyền sang nhà nổi, trên một bè ghép bằng tre, bương chạy dài khoảng 50 m vào thẳng cửa động. Từ trên cửa động, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa để thả hồn cảm nhận sự hùng vĩ và thơ mộng của núi rừng, khám phá vẻ đẹp của hang động huyền kỳ.

Động được chia làm ba khu, ngoài lòng động với những khối nhũ đá còn có khu vực tiếp du khách, lên cao khoảng 50 m là khu thờ Phật. Khu vòm động này khá rộng, có không khí mát lành. Ngoài ban thờ Phật tổ Quan âm rất lớn, Quan thế âm Bồ tát, các vị thần linh cai quản vùng này… Trong động được cấu tạo thành những khối thạch nhũ muôn hình vạn trạng được hình thành do cặn đá vôi: của nước nhỏ giọt đọng lại trải qua hàng trăm nghìn năm mới thấy sức sáng tạo bất tận của thiên nhiên huyền ảo. Những hình thù khác nhau của nhũ đá như cá chép hóa rồng, cây vàng, cây bạc, ô trời, lọng trời, dàn đàn đá, dàn cồng chiêng Mường như thánh thót ngân vang tựa như đàn trời...

Ngoài ra, bạn có thể đến thăm quan các điểm du lịch gần như suối Trạch, đảo và nhà nghỉ Cối xay gió, chợ Bờ họp vào sáng chủ nhật, bản và động Ngòi Hoa, bè nuôi cá lồng trên hồ… Tìm hiểu văn hóa, sinh hoạt, sản xuất, cuộc sống người dân địa phương như chèo thuyền, đánh bắt cá, nấu nướng, thưởng thức hương vị thơm ngon đặc biệt của các loại cá nướng, các món cá sông Đà, thưởng thức các đặc sản núi rừng như thịt gà hấp lá chanh, thịt lợn bản địa nướng mật ong bày trên lá chuối, măng luộc, cơm gạo nương, rượu táo rừng, rau rừng đồ chấm lòng cá… Tất cả sẽ để lại những cảm nhận ấn tượng không thể quên sau hành trình khám phá động thác Bờ, hồ sông Đà.

Đặt tầu đi Đền Chúa Thác Bờ, Động Thác Bờ xin liên hệ :
- Tại Hòa Bình : 097.4177.704 - Tại Hà Nội: 091.448.9282
Website : denchuathacbo.vn

Nguồn : http://www.baohoabinh.com.vn/276/112224/Doc-dao-dong-thac-Bo.htm
Chia sẻ:

Thăm đền Đôi Cô Cửa Chương

Đền Đôi Cô Cửa Chương là điểm du lịch tâm linh, lịch sử nằm trong hành trình du lịch khu vực hồ Hòa Bình đang thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh. Đền nằm trên địa phận xóm Mơ, xã Hiền Lương (Đà Bắc) bên dòng hồ sông Đà thơ mộng. Đến thăm đền Đôi Cô thi vị nhất là đi bằng đường thủy.



Đền Đôi Cô Cửa Chương, xóm Mơ, xã Hiền Lương (Đà Bắc) được xây dựng trở thành điểm du lịch.

Từ cảng Bích Hạ, TP Hòa Bình ngược hồ khoảng 7 km, phía tay phải ngã ba sông. Đến thăm đền Đôi Cô, ngoài việc vãn cảnh thơ mộng của hồ Hòa Bình, bạn còn được tìm hiểu về hai nữ tướng đã quên mình vì nước khi đang ở độ tuổi xuân nồng, tìm hiểu những trang sử hào hùng với giá trị nhân văn, văn hóa "tâm linh của người Việt”, hiểu thêm những biểu tượng của sự đoàn kết các dân tộc anh em sinh sống quanh khu vực thác Bờ xưa, cầu mong vị thần đem đến mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, người người mạnh khỏe, xóm làng yên vui.

Truyền thuyết kể rằng: Vào thế kỷ XV năm 1431, vua Lê Lợi đưa hàng vạn quân men theo sông Đà, tiến đánh giặc ngoại xâm. Sông Đà gập ghềnh, trắc trở. Càng tiến sâu vào sông, đoàn quân của nhà vua gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn đủ bề, nhất là quân lương. Khi đến địa phận thác Bờ, địa hình vô cùng hiểm trở. Hai bên là vách núi dựng đứng. Dòng sông toàn đá xếp lô nhô. Nước chảy siết như muốn nuốt tất cả mọi thứ. Được tin nhà vua dẫn quân tiến đánh giặc ngoại xâm, bà Đinh Thị Vân - con gái của vua lang Mường cùng hai nữ tùy tùng đã đứng ra kêu gọi toàn thể thanh niên, trai tráng, phụ nữ trong bản làng chung tay, góp sức giúp đoàn quân nhà vua vượt mọi khó khăn để đánh đuổi giặc. Khi ấy, thanh niên, trai tráng chặt gỗ to, khoét thành thuyền độc mộc; chặt bương, tre đóng kết thành bè mảng làm phương tiện đưa đoàn quân nhà vua vượt qua thác ghềnh. Phụ nữ góp lương thảo, lúa, gạo, ngô, khoai tiếp tế lương thực cho đoàn quân tiến bước.

Với sự giúp đỡ của nhân dân các vùng do bà Đinh Thị Vân lãnh đạo cùng với ý chí, quyết tâm dũng cảm vì nước quên thân mà đoàn quân của vua Lê Lợi đã đánh giặc ngoại xâm tại Đèo Cát Hãn (nay thuộc tỉnh Lai Châu). Với chiến thắng lẫy lừng, vua Lê Lợi đã cho thu quân về thác Bờ và san một bãi phẳng cạnh thác để khao quân, luyện võ. Nhà vua đã dùng thanh kiếm vạc đá khắc bài thơ ghi lại chiến công của quân và dân xứ Mường. Hiện nay, Bia Lê Lợi được lưu giữ, xây dựng trở thành điểm du lịch lịch sử tâm linh trên hồ Hòa Bình.

Niềm vui chiến thắng của đoàn quân chưa trọn vẹn khi nhận được tin báo thuyền của bà Đinh Thị Vân cùng hai nữ tùy tùng trên đường về gặp mưa to, gió lớn nên bị đắm, chìm trong dòng nước cuồn cuộn. Vua Lê Lợi đã lập chiếu thư cho toàn quân và nhân dân hai bên bờ sông Đà đi tìm thi thể bà Đinh Thị Vân và hai nữ tùy tùng. Sau vài ngày tìm kiếm, thi thể bà Đinh Thị Vân được tìm thấy tại luồng rừng, tức rặng đá thác Bờ. Nhà vua cho mai táng và lập đền thờ để phụng nhớ ghi công phong tặng là Chúa Thác Bờ. Thi thể hai tòng nữ của bà Vân dạt vào bến Chương, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc. Với tấm lòng trượng nghĩa vì nước quên thân đang ở độ tuổi trăng tròn, nhà vua đã lập đền thờ và phong tặng hiệu úy đền Đôi Cô Cửa Chương. Hiện nay, đền đã được xây dựng trở thành địa điểm du lịch lịch sử tâm linh trên khu vực hồ Hòa Bình.

Thuê tầu đi lễ Đền Đôi Cô Cửa Chương liên hệ ngay để nhận giá ưu đãi :

Hà Nội : 091.448.9282 - Hòa Bình : 097.4177.704


Nguồn : http://www.baohoabinh.com.vn/276/109135/Tham-den-Doi-Co-Cua-Chuong.htm
Chia sẻ:

Suối trạch Thung Nai

Suối Trạch là một trong những địa điểm không nên bỏ qua khi vào du lich Thung Nai Hòa Bình. Nơi đây là bể tắm thiên nhiên lý tưởng với nguồn nước trong, mát lạnh, những khối đá nhấp nhô giữa lòng suối.


Du lịch tới Thung Nai vào mùa hè,không những cái nóng bức của thành phố được giảm đi mà du khách có thể lội qua dòng suối Trạch thả mình xuống dòng nước trong vắt,mát rượi.

Giữa tiết hè nóng bức thêm cả với sự ồn ào đông đúc của dòng người ở đô thị sẽ làm bạn mệt mỏi,khó chịu,Vậy tại sao không cho bản thân tận hưởng sự thanh bình , mát mẻ khi tới suối Trạch Thung Nai.Chắc chắn bạn sẽ có những ngày nghỉ thú vị ,có một tinh thần thoải mái cho tuần làm việc sau .
Chia sẻ:

Động Hoa Tiên, Ngòi Hoa Hòa Bình

Di tích động Hoa Tiên di tích toạ lạc trong lòng dãy núi đá vôi, núi Bà thuộc xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình. Cách nơi di tích toạ lạc khoảng 1km về phía Đông, có một hồ nước rộng, trong xanh dân trong vùng gọi là hồ tiên tắm.

                                   Động Hoa Tiên nằm trên vùng núi Hòa Bình, Sơn thủy hữu tình

Động Hoa Tiên, thuộc địa phận xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, nằm lưng chừng ở núi đá Bưa Dâm. Từ đập kênh Thuỷ điện Hoà Bình, bạn lên thuyền máy hoặc tàu thuỷ đi khoảng 3 tiếng đồng hồ là đến địa phận xóm Ngòi, xuống thuyền đi bộ khoảng 100m nữa là tới động Hoa Tiên.

                              Cảnh sắc tráng lệ trong đông làm say đắm lòng người

Từ chân núi, bạn đi theo các bậc đá chừng 100m là tới cửa động thứ nhất, vòm động cao 20m, rộng chừng 50m, với vô vàn khối nhũ lớn nhỏ. Có khối nhũ khổng lồ "mọc" từ dưới lên như Phật tọa toà sen, lại có cả những nhóm tượng phật nhỏ hơn nhấp nhô bên cạnh.


               Những nhũ đá nghìn năm tuổi, cố kính uy nghi như tượng phật

Ði sâu vào bên tay trái là những hồ nước trong vắt, phẳng lặng. Các dải nhũ mềm mại buông xuống thang thật đẹp mắt và khi gõ vào nó, không gian xung quanh vang lên như cả thế giới âm thanh với tiếng cồng, tiếng chiêng từ thuở hồng hoang vọng về. Bên cạnh hồ nước, cả một dải các hòn đá cuội xinh xắn, trơn bóng nhiều màu trải vào tận vách hang.

              Nước từ các nhũ đã nhỏ xuống tạo thành hồ nước khoáng trong vắt bên trong động

Sau chừng hai tiếng thưởng ngoạn trong lòng động, bạn sẽ trở ra theo một lối đi khác và khi đã ngồi trên thuyền xuôi về thị xã Hoà Bình, ngắm nhìn phong cảnh lòng hồ thơ mộng, bạn như còn bâng khuâng lưu luyến mãi về một động Hoa Tiên huyền diệu.

Liên hệ đặt tàu đi Ngòi Hoa đến Động Hoa Tiên : 097.4177704 - 091.448.9282
Chia sẻ:

Ngòi hoa Hòa Bình, Động Hoa Tiên

Di tích động Hoa Tiên di tích tọa lạc trong lòng dãy núi đá vôi, núi Bà thuộc xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình.

Cách nơi di tích khoảng 1km về phía Đông, có một hồ nước rộng, trong xanh dân trong vùng gọi là hồ tiên tắm. Từ hai địa danh đó nhân dân nơi đây đã chọn hai mỹ tự đẹp nhất để đặt tên cho động là động Hoa Tiên.


Muốn thăm quan động du khách có thể đến với di tích bằng 2 tuyến. Tuyến thứ nhất: Từ trung tâm thành phố Hoà Bình, theo đường đến bến cảng đập thuỷ điện khoảng 7km...

Từ đây du khách theo thuyền ngược lòng hồ sông Đà 27km sẽ đến địa phận xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, xuống thuyền đi bộ khoảng 100m nữa là tới động Hoa Tiên.

Tuyến thứ hai: Từ trung tâm thành phố Hoà Bình theo quốc lộ 6A tới ngã ba chân dốc Cun khoảng 5km, từ đây theo đường Tây Tiến qua xã Bình Thanh tới xã Thung Nai huyện Cao Phong khoảng 18km. Từ đây du khách có thể đi theo đường vào xã Ngòi Hoa khoảng 11,7km. Từ đây tiếp tục đi bộ ra bến đò xóm Nẻ, dùng thuyền đi khoảng 9km, đến cửa Ngòi du khách có thể theo đường bộ khoảng 3,7km là tới di tích.

Động Hoa Tiên gồm 2 cửa cách nhau 18m: cửa phía Đông nam và cửa phía Nam. Cửa Đông nam có chiều cao 5m; rộng bình 6m. Cửa hư¬ớng Nam cao 6m; rộng 9m. Cửa động cao hơn nền động khoảng 8-10m, muốn vào động du khách phải đi qua cầu thang bằng sắt, bắc ở hai cửa vào.


Ngay khi đặt chân vào trong động du khách hết sức ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tuyệt vời của đá với vô vàn khối nhũ đá, măng đá, cột đá đủ các hình thù kỳ thú, hấp dẫn du khách qua ánh sáng đèn những nhũ đá măng đá, cột đá phản chiếu ánh sáng lấp lánh như đèn màu sân khấu.

Động chính: Với chiều dài 61m; rộng 27m, từ cửa đi vào rẽ trái đi chừng 50m, động được chia thành 2 ngách nhỏ khi vào thăm quan động du khách bắt gặp vô vàn các nhũ đá nơi đây. Các khối có các hình thù vô cùng lý thú.

Hình thì như¬ vân vũ, hình như ông Bụt, ông Tiên toạ lạc trên các đám mây hồng ngũ sắc rực rỡ muôn màu. Trên vòm trần ta bắt gặp nhũ đá trông mềm mại rủ từ trên xuống tựa như¬ một chiếc chân váy mầu vàng rực rỡ như vừa được giặt xong vẫn còn vương trên đó những giọt nước li ti đọng lại long lanh.

Ngách động phía Bắc: Có chiều dài 60m; rộng 12m được ngăn cách với động chính bằng một dãy cột đá, măng đá cao xếp thành từng hàng lớn. Qua bức tường tự nhiên này du khách tiến vào lòng động. Nền động gồ ghề bởi các ruộng bậc thang nối tiếp nhau có chiều hơi dốc lên. Động này dài 60m, phía ngoài rất rộng có chỗ tới trên 20m, càng vào trong càng thu hẹp lại. Trần cao trung bình 15m.

Ngay tại đầu ngách này du khách bắt gặp một hồ nước nông, đây là điểm đầu cho cả một dãy dài các hồ nước nhỏ kế tiếp nhau tạo thành các ruộng bậc thang. Nước trong và mát lạnh dưới ánh sáng của đèn động hiện lên lung linh một cách lạ kỳ, du khách choáng ngợp bởi vẻ đẹp kỳ vĩ nơi đây.

Càng vào trong lòng động càng thu nhỏ lại, không gian nơi đây yên tĩnh để không khỏi giật mình trước một vài chú rơi rơi vỗ cánh bay vút vào bóng đêm, ở đây với vô vàn các khối nhũ đá, cột đá, măng đá nhiều hình thù kỳ bí, với ngai vàng lọng tía quả là một kiệt tác của thiên nhiên.

Ngách phía Tây nam: Ngách động này ăn sâu xuống và hướng ra phía ngoài núi, sau đó lượn hình vòng cung men theo triền núi đá vôi với độ sâu khoảng 48m, rộng trung bình 10 -12m, trần cao thấp không đều nhau có chỗ cao đến 30m, có chỗ thấp hẳn xuống tạo thành các cung bậc. Nền động gồ ghề và ẩm ướt, nền được tạo thành bởi nhiều tảng đá lớn xếp lại với nhau.

Dưới ánh đèn vô vàn các nhũ đá, cột đá hiện ra với nhiều hình thù như¬ được bàn tay chạm nhân tạo của những nghệ nhân tài ba tạo thành. Từ trần cao rủ xuống các dòng thác đá uốn lượn mềm mại như những dải lụa mềm, khẽ đung đưa trong gió, những hình ảnh đó hoà vào nhau tạo thành các khối kiến trúc hình thành nên các cột lớn từ dưới vút lên cao xoè ra như chống lấy cả khối trần đồ sộ.

Có khối cao, khối thấp, khối đến mười người ôm không xuể, có khối chỉ như chiếc cột nhà sàn, có khối cao đến 20m, có khối chỉ cao 3- 4m. Tạo ra trong vách động này một bức tranh hoàn chỉnh mà trong đó hội tụ đầy đủ cả kiến trúc nghệ thuật tạo hình và hội hoạ.

Đã nhiều năm nay du khách trong cả nước biết đến lòng hồ sông Đà của tỉnh Hoà Bình nhiều phong cảnh đẹp “sơn thuỷ hữu tình”, non nước hùng vĩ, môi trường sinh thái trong sạch với những địa danh du lịch nổi tiếng như¬ hang Dơi, đền Thác Bờ, Động Thác Bờ, Động Hoa Tiên cũng là một địa chỉ hấp dẫn du khách nằm trên tuyến du lịch lòng hồ sông Đà.

Theo : Báo Hòa Bình

Liên hệ đặt tàu thuyền đi Ngòi Hoa : 097.4177704 - 091.448.9282
Chia sẻ:

Đền Bà chúa Thác Bờ

Bà chúa Thác Bờ có tên thật là Đinh Thị Vân, là con gái một gia đình tộc trưởng người Mường ở Kim Bôi, Hòa Bình. Truyền thuyết kể rằng, bà chúa xưa vốn là tiên nữ, giáng sinh vào nhà họ Đinh, sau này, đất nước gặp nạn ngoại xâm, bà đã tập hợp dân Mường liên kết với các dân tộc khác ở vùng đất Hòa Bình, đứng lên đánh đuổi quân xâm lược. Sau khi đã đánh đuổi được bọn ngoại xâm, bà được triều đình giao cho cai quản vùng đất Mường ở Hòa Bình. Tại đây bà giúp dân ổn định cuộc sống (tương truyền Chúa Thác còn là người giúp dân trị thủy, chế ngự con sông Đà cuộn sóng hung dữ).



Thác Bờ xưa thuộc xã huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà. Theo truyền thuyết, bà chúa có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn.



Toàn cảnh Đền bà Chúa Thác Bờ thơ mộng hữu tình mà uy nghiêm

Sau khi mất, 2 bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hoà nên nhân dân đã phong 2 bà làm thánh và lập đền thờ phụng.

Tại đây còn tồn tại một động Thác Bờ với nhiều tầng, thạch nhũ muôn hình lung linh soi bóng nước, có cây vàng, cây bạc, ô trời, lọng trời,… Đặc biệt, tạo hoá ban tặng dàn đàn đá, dàn cồng chiêng Mường với vẻ đẹp tuyệt mỹ.



Cận cảnh toàn bộ đền thờ Bà chúa Thác Bờ

Ngày nay, thác Bờ và Đền Bờ đã trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng. Lễ hội Đền Bờ được mở từ ngày mùng 2 Tết đến hết tháng 4 âm lịch. Mỗi ngày đền Bờ đón hàng ngàn khách thập phương nô nức đến lễ Phật, lễ Chúa cầu may. Mặc dù lượng khách lớn, tầu thuyền tấp nập nhưng nhờ tăng cường công tác tuần tra kiểm soát của lực lượng CSGT đường thủy và lực lượng bảo vệ an ninh trật tự nên lễ hội Đền Bờ những ngày đầu xuân mới được diễn ra an toàn, văn minh, không có hiện tượng chèo kéo, lừa đảo đối với du khách.



Năm 2009, Động Thác Bờ đã được Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch công nhận là di tích danh thắng quốc gia. Với cảnh quan tuyệt đẹp quần thể du lịch hồ Hoà Bình sẽ ngày cành thu hút đông đảo du khách tới thưởng ngoạn. Nếu như mùa hè, Thung Nai hấp dẫn bởi vẻ đẹp kỳ thú như Hạ Long trên cạn thì xuân đến, đền Thác Bờ lại tấp nập du khách thập phương hành hương lễ bái.
Chia sẻ:

Đền Chúa Thác Hang Miếng Sơn La

“ Ai lên tới Thung Nai, Đà Bắc
Dọc sông Đà, bến Ngọc long lanh
Thăm đền Chúa Thác Hòa Bình
Chợ Bờ, hang Miếng thác ghềnh cheo leo”

Vâng, câu hát Văn là vậy, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn cho rằng hang Miếng cũng thuộc địa phận Thung nai, Đà Bắc, Hòa Bình. Ít ai biết bà Chúa Thác Bờ được thờ ở hai nơi: đền thờ Bà chúa Thác Bờ ở Thung Nai ( Hòa Bình) và đền Hang Miếng (Sơn La). Thông thường khi đến lễ Chúa Thác Bờ Hang Miếng du khách thường chỉ ghé thăm đền thờ Bà chúa Thác Bờ ở Thung Nai ( Hòa Bình). Bài viết hôm nay tôi xin được giới thiệu về đền Hang Miếng (Sơn La) cùng những hình ảnh đẹp nơi thờ Chúa Miếng.



Hiện nay tồn tại rất nhiều dị bản về sự tích Bà Chúa Thác Bờ, ad xin giới thiệu với các bạn 3 trong số các dị bản đó để các bạn thêm hiểu biết về lịch sử văn hóa dân tộc mình.

Tích thứ nhất: Tương truyền, Chúa Thác Bờ tên thật là Đinh Thị Vân – con gái một tộc trưởng người Mường ở Kim Bôi, Hòa Bình - vốn là tiên nữ giáng sinh. Khi đất nước gặp cơn loạn lạc, Chúa tập hợp dân người Mường liên kết với các dân tộc khác đồng lòng đánh giặc. Để thưởng cho công lao của Người, triều đình giao lại cho Chúa vùng đất Mường ở Hòa Bình để cai quản. Chính tại nơi đây Chúa lại dốc hết tâm sức giúp dân an cư lạc nghiệp, dạy dân phát rẫy làm nương, xuống sông thả lưới, giúp dân trị thủy, chế ngự con sông Đà hung bạo. Những lúc thanh nhàn, Chúa lại một mình một chiếc thuyền độc mộc du ngoạn khắp nơi.

Tích thứ hai: Bà chúa Thác Bờ Đinh Thị Vân người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao ở Vầy Nưa (Huyện Đà Bắc) lo liệu quân lương, thuyền mản. Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ-Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau khi mất 2 bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hòa nên nhân dân đã phong 2 bà làm thánh và lập đền thờ phụng.


Tích thứ ba: Vào cuối mùa xuân năm 1431, sau khi dẹp xong giặc Đèo Cát Hãn ở Lai Châu, Lê Lợi cùng đoàn quân sĩ xuôi thuyền dọc Sông Đà để về Kinh đô, nhưng khi đến khúc sông ở Hang Miếng thì gặp trời mưa to, nước lũ dâng cao không thể xuôi qua. Biết vua và quân sĩ gặp nạn, bà Đinh Thị Vân, người Mường đã vận động nhân dân trong vùng quyên góp lương thực và cùng mọi người chèo thuyền vượt thác, ghềnh để đem lương thảo đến tiếp tế cho vua.Sau nhiều chuyến chuyển lương thành công, đến chuyến cuối, giông bão nổi ầm ầm, thuyền của bà chở đầy lương chòng chành đã bị đắm ở khúc sông thuộc địa phận Hang Miếng, xác của bà đã trôi dạt vào vùng Thác Bờ. Để tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ công lao của Bà, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ bà ở Hang Miếng. Dân gian gọi là: Đền Chúa Hang Miếng. Vào những năm đầu của thế kỷ XX thực dân Pháp có cho xây dựng và mở rộng lại Đền. Ở Thung Nai, nơi xác bà dạt về, người ta lập nên Đền Bà chúa Thác Bờ cầu mong Bà che chở, phù hộ cho những chuyến xuôi ngược sông Đà.

Đền Chúa Hang Miếng nằm ven hồ thuỷ điện Hoà Bình, thuộc bản Hang Miếng, xã Quang Minh, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. “huyện Vân Hồ, mới được tách ra từ huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La”. Hang miếng có lịch sử lâu đời là một hang núi đá vôi nhân dân địa phương gọi là Hang Miếng vì hang giống cái ninh để nấu nướng, trước kia là nơi nghỉ chân của những người buôn từ miền xuôi lên và dân chài lưới trên sông. Đền Chúa Hang Miếng được lập từ những năm 1431 Đền tọa lạc trên ngọn núi Đầu Rồng với 3 dãy nhà: Tiền- Trung- Hậu, có cung thờ Phật và cung thờ Thánh, Chúa Thượng Ngàn. Đứng trên đỉnh phóng tầm mắt có thể thấy những dãy núi xanh rì mờ xa hay những đảo nhỏ lô nhô giữa sóng nước Sông Đà.


Đền chúa Hang Miếng là nơi thờ phụng tôn nghiêm, người dân truyền tụng rằng “Đền rất linh thiêng”. Trước đây đền được xây dựng kiên cố ở mốc thấp so với mực nước lòng hồ sông Đà nên sau khi thuỷ điện Hoà Bình hoàn thành thì Hang Miếng và ngôi đền cũ đã bị ngập và bị bỏ hoang nhiều năm. Sau đó đền được chuyển lên mốc cao, sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo nay đền được xây dựng khang trang trên ngọn núi Đầu Rồng (cách nơi đền cũ không xa) gần chợ Hang Miếng

Ven sông là chợ phiên Hang Miếng được mở vào các ngày 1,2 - 11,12 - 21,22 hằng tháng. Những ngày có chợ đông vui, nhộn nhịp, người mua, kẻ bán, trên bến dưới thuyền tấp nập. Chỉ cần một chiếc máy ảnh bạn tha hồ hòa mình vào dòng người mua bán, hay nhảy bước một giữa các thuyền hàng san sát. Thú vị nhất là gặp bà con người Mường, người Thái đi chợ, được trò chuyện và chụp ảnh với họ.

Nếu các bạn muốn đi lễ Chúa Thác Bờ, các bạn đi từ ngã ba chân Dốc Cun, phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình. Đi vào đường Tây Tiến “Đường Bình Thanh - Đường số 6 cũ”, đi khoảng 10 km là tới Bến Cảng Du lịch Thung Nai, thuộc xã Thung Nai, huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình.

Nếu muốn đi “Đền Chúa Hang Miếng”. Từ Cảng Thung Nai xuống tầu du lịch, chạy ngược dòng nước theo hướng tây khoảng 50 km, tương đương gần 3 giờ tầu chạy là đến Đền Chúa Hang Miếng. Hoặc đi bằng đường bộ từ huyện Vân Hồ ( khoảng 60 km)

Từ Cảng Bích Hạ ( đầu Kênh TP Hòa Bình ) xuống tầu du lịch, chạy ngược dòng nước theo hướng tây khoảng 70 km, tương đương gần 4 giờ tầu chạy là đến Đền Chúa Hang Miếng.

Với kinh nghiệm lâu năm tổ chức tour du lịch Hồ Hòa Bình cùng với đội ngũ tàu đảm bảo an toàn, lái tàu kinh nghiệm, chúng tôi chuyên chở khách tại khu du lịch Hồ Hòa Bình và Sơn La với giá cả phải chăng, thuyền đảm bảo an toàn, có đầy đủ áo phao cho du khách trên tàu. . Thủ tục đơn giản, du khách chỉ cần liên hệ với chúng tôi qua điện thoại rồi đặt ngày giờ lên Cảnh Bích Hạ - Đầu kênh Hòa Bình, tàu của chúng tôi sẽ đón quý khách đi các tuyến du lịch hoặc đi các đảo trên lòng hồ Hòa Bình.

Chuyên chở khách đi lễ đền Chúa Hang Miếng với ưu đãi ! Liên hệ: 097.4177.704 -  091.448.9282 Mr Nghĩa


Chia sẻ:

Đền Chúa Thác Bờ

Thác Bờ là đoạn sông Đà chảy qua khu vực chợ Bờ, thuộc xã Hào Tráng (nay là xã Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc).


Đến với đền Thác Bờ du khách có thể đi bằng các tuyến đường thuỷ:

Từ cảng Bích hạ ( đầu kênh Hòa Bình ) xã Thái Thịnh trên đập thuỷ điện Hoà Bình, từ đây khoảng một tiếng đồng hồ ngồi trên thuyền, du khách có thể thưởng ngạn phong cảnh lòng hồ sông Đà mênh mông kỳ thú. Thuyền sẽ đưa du khách đến với Đền Thác Bờ.

Từ cảng du lịch Thung Nai, xã Thung Nai, huyện Cao Phong, du khách có thể ngồi thuyền máy khoảng 15 phút, thuyền sẽ đưa du khách đến với Đền Thác Bờ.

Từ bến Nước, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, du khách có thể ngồi thuyền máy khoảng 45 phút, thuyền sẽ đưa du khách đến với Đền Thác Bờ.

Thác Bờ:

Thác Bờ xưa còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà gầm thét ồn ào, sinh ra một kỳ khu hiểm lộ. Theo sáchKiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn chép rằng: “Đường sông - tức sông Đà - thác ghềnh hiểm trở gồm 83 thác có tiếng, mà Vạn Bờ là thác nguy hiểm thứ nhất”.

Khi nói về Thác Bờ, sách Đại Nam nhất thống chí đã chép như sau: “Ở địa phận Đà Bắc, gần châu lị, đằng trước trông ra sông Đà, có núi Long Môn, tên nữa là núi Thác Bờ, đá núi chắn ngang nửa dòng sông, thế nước xoáy mạnh ầm ầm, trông rất dữ dội. Đầu đời Lý, quân đi đánh Ma Sa đóng ở mỏm Long thuỷ, hồi đầu đời Lê đi đánh Đèo Cát Hãn, đường qua đê Long thuỷ, tức là chỗ này. Ngay giữa ghềnh đá có một chỗ rộng chừng 5,6 trượng, người ta gọi là “ao vua”, tức là bến sông Vạn Bờ xưa thuộc xã Hào Tráng, châu Đà Bắc”…lại có tên núi nữa là núi Ngải. Sách Đại Thanh nhất thống chí chép: “núi ở huyện Gia Hưng; trông ra sông cái…tương truyền trên núi có cây ngải tiên, mùa xuân nở hoa, sau khi mưa, hoa rụng xuống nước, con cá nào nuốt phải hoa ấy thì vượt được Long - môn mà hoá thành rồng. Nay núi Long môn châu Đà Bắc, trước mặt trông ra sông Đà, gần đê Long thuỷ, có lẽ là đấy”. Phần chép về sông Đà, có đoạn như sau: “có 83 thác nổi tiếng mà Vạn Bờ là thác nguy hiểm nhất; bờ bên hữu sông là động Thượng và động Hạ thuộc Châu Mai, bờ bên tả là các động Tân An, Hào Tráng, Hiền Lương và Dĩ Lí thuộc Châu Mộc”.

Qui-di-ni-e trong tác phẩm Người Mường, cũng đã viết về sông Đà: “Dù tuân theo những chiều hướng địa cấu học hay chảy vào những khe núi thì dòng sông này cũng bị cắt bởi những thác ghềnh hay bị các đập đá tự nhiên bằng đá làm bế tắc. Một trong những đập đá đồ sộ nhất là đập chợ Bờ, nó đem lại cho phong cảnh nơi đây cái vẻ đường bệ trang nghiêm riêng của hai bờ sông Đà”.

Tương truyền vào khoảng năm 1430 - 1432, vua Lê Lợi niên hiệu Thuận Thiên đem quân đi dẹp loạn giặc Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Sơn La. Khi vua Lê Lợi kéo quân đến khu vực Thác Bờ thì thấy giữa dòng nước xoáy phía trước là một thác nước hiểm trở xô bọt trắng trời, với muôn vàn mỏm đá lởm chởm nên đoàn quân không thể tiến lên được.

Lúc bấy giờ ở xã Hào Tráng có cô gái người dân tộc Mường tên là Đinh Thị Vân và cô gái ng­ười dân tộc Dao (không rõ tên) ở xóm Mó Nẻ, xã Vầy Nư­a, huyện Đà Bắc đứng lên vận động trai tráng trong bản lên rừng xẻ ván, đóng thuyền độc mộc, kêu gọi nhân dân chặt nứa kết thành bè mảng, góp l­ương thực, thực phẩm cho nhà vua nuôi quân và chở giúp quân sĩ qua Thác Bờ đi đánh giặc.

Trên đường chiến thắng trở về, vào tháng 3 năm Nhâm Tý (1432) vua Lê Lợi dừng chân ở Thác Bờ. Nhà vua dừng lại làm lễ khao quân ngay tại Thác Bờ và 2 cô lại vận động bà con trong bản góp cơm lam, thịt muối chua, r­ượu cần, múa hát điệu thư­ờng rang, bọ mẹng, ném còn, múa xoè để liên hoan mừng chiến thắng.

Về sau khi hai bà mất, hai bà thường hiển linh và giúp đỡ mọi người mỗi khi vượt qua thác ghềnh hiểm trở. Từ đó nhân dân đã phong cho 2 bà là bà chúa Thác Bờ. Vua đã ban chiếu chỉ cho dân trong vùng lập đền thờ 2 bà.

Đền Thác Bờ:

Trải qua nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính thì hiện nay Đền Thác Bờ toạ lạc trên dải đất của hai huyện là Đà Bắc và Cao Phong, tỉnh Hoà Bình.

Đền Thác Bờ phía tả ngạn : nằm trên đỉnh đồi Hang Thần có tổng diện tích trên 1ha, thuộc xóm Phố Bờ, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Phía Đông và phía Tây giáp khu dân cư xóm phố Bờ; Phía Nam giáp lòng hồ Sông Đà; Phía Bắc giáp một phần lòng hồ Sông Đà và dãy núi của xã.

Từ dưới bến thuyền du khách phải leo qua hơn 100 bậc sau đó theo một triền dốc thoải là vào đến khu vực đền. Qua nhiều lần trùng tu đền được xây dựng lại vào ngày 15/4/1993 với kiến trúc như hiện nay. Gồm 3 gian, mái đền bằng bê tông cốt thép, được thiết kế theo kiểu vòm cuốn.

Đền Thác Bờ có cấu kiến trúc mặt bằng hình chữ Đinh gồm: nhà Đại bái và nhà Hậu cung, phía trước đền gồm 5 cửa (ngũ quan). Trên mỗi cửa có mái nhỏ lợp bằng ngói ri, 2 bên được tạo dáng đầu đao uốn cong rất mềm mại. Cửa chính bên trên có bức đại tự ghi 4 chữ Hán. Trên nóc có đắp nổi mặt rồng chầu. Trên mỗi vòm cửa đắp 1 đôi hạc đậu trên cành tùng, chim ph­ượng cắp cuốn th­ư so le nhau. Hai bên tả, hữu cửa vào đắp hình 2 ông Khuyến thiện và Trừng ác.

Qua cửa ngũ quan đến 1 khoảng hiên rộng du khách sẽ vào 1 lần cửa nữa mới vào bên trong đền. Trước ban thờ chính có treo bức đại tự bằng chữ Hán: “Sơn nhạc trung linh” (tiếng chuông linh thiêng trên núi lớn). Hiện nay tại di tích này còn lưu giữ được 01 quả chuông đồng được đúc vào tháng 2, năm Thành Thái thứ 6 (1895).

Đền Thác Bờ phía hữu ngạn: Đền toạ lạc trên sườn đồi Sầm Lông, thuộc xóm Đền, xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Trước đây Đền Thác Bờ được xây dựng, ngay d­ưới chân Thác Bờ với nguyên vật liệu chỉ là tranh tre, nứa lá.

Năm 1979 công trình Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trên Sông Đà được khởi công xây dựng. Do nước dâng cao, ngôi đền đã phải di rời lên sườn núi ngay cạnh bờ sông, qua nhiều lần tu sửa đến năm 2000 Ngôi đền đ­ược nâng cấp xây dựng khang trang nh­ư hiện nay.
Đền có cấu trúc mặt bằng hình chữ đinh, gồm đại bái 3 gian và hậu cung. Gồm hai tầng lưng tựa vào núi, mặt đền quay theo hướng Tây Bắc hướng ra sông Đà. Tầng 1 được dùng làm nơi nghỉ trọ cho khách hành hư­ơng, tầng hai là nơi thờ tự. Đền được xây dựng bằng xi măng cốt thép, trần đổ mái bằng, giữa bờ nóc đắp hình l­ưỡng long chầu nguyệt, mô phỏng dáng dấp hình con rồng thời Nguyễn. Cầu thang lên xuống được thiết kế bên phải của đền. Vào mùa khô du khách thăm đền phải leo bộ hết 108 bậc, vào mùa mưa n­ước dâng cao lên sát nền móng đền.

Đền thờ bà Chúa Thác Bờ ngoài ra trong đền hiện nay các vị thần, thánh trong tín ngưỡng dân gian người Việt cũng được nhà đền đưa vào thờ trong đền như: Ban thờ Công đồng quan lớn, Ngũ vị Tôn ông; Ban thờ bà chúa Sơn Trang (Động Sơn Trang); Ban thờ Tứ phủ Thánh cô, Tứ phủ Thánh cậu; Ban thờ Đức Đại vương Trần Quốc Tuấn; Ban thờ Tứ phủ Chầu bà; Ban thờ Tam toà Đức Thánh Mẫu...

Thời gian diễn ra lễ hội: Trước đây hội chính đ­ược tổ chức quy mô 3 năm 1 lần vào ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch.

Hội lệ đ­ược tổ chức th­ường niên mỗi năm 1 lần vào ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch.

Do nhiều yếu tố khách quan từ những thập niên 50 của thế kỷ trước cho đến nay, lễ hội Đền Thác Bờ chưa được tổ chức phục dựng lại.

Di tích Đền Thác Bờ nằm trong chuỗi du lịch lòng hồ sông Đà và di tích danh thắng Động Thác Bờ, xã Ngòi Hoa và các bản làng du lịch văn hoá ở các địa phương trong vùng lòng hồ sông Đà, đây là địa điểm rất thuận tiện và hấp dẫn cho du khách trong tuyến du lịch lòng hồ sông Đà hiện nay.

Cung cấp dịch vụ tàu thuyền chuyên chở khách Lễ Hội Đền Chúa Thác Bờ, Đền Chúa Hang Miếng, du lịch Thung Nai,  du lịch sinh Thái Đảo Dừa, Bản Ngòi Hoa, Động Hoa Tiên, Công viên nước nổi vịnh ngòi Hoa, Bản Đá Bia ...

Liên hệ : Du lịch tâm linh Đền chúa Thác Bờ.
Mã số thuế : 5400376341
- Địa chỉ đón khách cảng 1: Cảng Bích Hạ ,( Đầu Kênh ) Thành phố Hòa Bình
- Địa chỉ đón khách cảng 2: Cảng Thung Nai, Cao Phong, Hòa Bình
- Văn phòng giao dịch : số nhà 9, Đà Giang, tổ 10, phường Đồng Tiến, Thành phố Hòa Bình .
- Hotline 1: 097.4177.704 - Hotline 2: 091.448.9282
- E-mail : denchuathacbo.vn@gmail.com - Website : www.denchuathacbo.vn
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách !!!
Chia sẻ:

Du lịch sinh thái Đảo Dừa Thung Nai Hòa Bình

Đảo Dừa nằm cách điểm du lịch tâm linh đền Bờ Hòa Bình khoảng 20 phút đi thuyền. Nhìn từ ngoài hồ vào, đảo Dừa gọi O91.448.9282 nằm khiêm tốn trong màu xanh của nước và rừng. Chỉ khi đến gần, nhìn thấp thoáng mái nhà sàn và tấm biển ghi dòng chữ Đảo Dừa - Khu du lịch sinh thái lòng hồ Hòa Bình chúng tôi nhận ra đây là hòn đảo được chăm chút bởi bàn tay con người.

Chủ đảo, ông Nguyễn Đình Tuy ra tận thuyền bắt tay từng người vồn vã: Mọi người đi đường xa chắc đã mệt. Nghỉ ngơi một lát rồi mời thăm đảo. Chúng tôi ngồi uống nước bên bóng mát của rặng dừa. Cây dừa vốn quen với khí hậu của miền Nam, thế nhưng ở vùng đất vốn đỏng đảnh về khí hậu: mưa, nắng, gió, lạnh của vùng hồ này vẫn vững trãi vươn lên, tỏa bóng mát và cho những quả dừa ngọt nước. Khi mới lên đây vỡ hoang được ông Tuy đem theo mấy cây dừa trồng thử, thấy dừa bén rễ tốt, tôi tiếp tục lấy về trồng, đến nay, trên đảo này có tới 100 cây dừa .

Chủ đảo Nguyễn Đình Tuy chia sẻ - Vì thế, tôi đã đặt tên cho đảo này là đảo Dừa, vừa để ghi nhớ sức sống mạnh liệt của loài cây này và cũng để dễ phân biệt với những hòn đảo khác trên vùng hồ. Ngoài cây dừa, trên đảo còn có hàng ngàn cây các loại, từ cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây bóng mát và cả những cây hoa rừng mọc thành hàng dọc theo lối đi xung quanh đảo.



Tuy diện tích của đảo chỉ rộng khoảng 1 ha nhưng được chủ đảo đã bố trí các khu vực khá hợp lý. ở giữa đảo là ba ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường để đón khách và chỗ ăn, nghỉ của các đoàn khách đông người. Xung quanh đảo có 6 ngôi nhỏ được dựng hướng mặt ra hồ dành cho khách đi gia đình. Cách khoảng 200m dọc lối đi được bố trí 5 khoảng sân rộng để du khách đốt lửa trại, vui văn nghệ.

Ông Tuy kể: Tôi làm du lịch cũng rất tình cờ. Một lần có một đoàn khách đi thăm quan đền Bờ và ghé thăm nhà. Trong câu chuyện vui họ bảo, đảo có cây xanh, không khí trong lành, gần các điểm du lịch có tiếng trên vùng hồ, nếu làm du lịch thì rất phù hợp. Nghe vậy, tôi cũng để ý chăm chút vườn cây, làm đường đi vòng quanh đảo, dọn dẹp nhà cửa để có chỗ cho khách nghỉ ngơi... Dần dần, nhiều đoàn khách tìm đến thăm đảo. Mỗi đoàn góp thêm một ý để tôi bổ sung và hoàn chỉnh thành một điểm du lịch sinh thái như ngày nay. Không chỉ bó hẹp trong không gian 1 ha của đảo, khi đến đây, du khách còn được đi bộ trong những khu rừng rộng 10 ha trồng toàn cây lâu năm của chủ đảo hoặc bơi thuyền ngắm cảnh, câu cá xung quanh đảo.



Nét độc đáo ở đảo không chỉ là phong cảnh hữu tình, thiên nhiên gần gũi mà đến với đảo, du khách được thưởng thức những sản vật riêng có của vùng hồ này như: măng rừng, cá, rau rừng, lợn, gà, vịt nuôi thả tự nhiên... 

Cách thức chế biến đồ ăn một phần được thực hiện theo phương pháp truyền thống của bà con bản địa, một phần được du khách sau khi thưởng thức đã góp ý, hướng dẫn thêm cho chủ đảo. Mỗi món ăn được chế biến đều thấm đẫm hương vị của núi, rừng, sông, suối và cả tâm huyết của chủ đảo. Món mà du khách ưa thích nhất là: rau rừng đồ chấm với lòng cá, cá hun khói, thịt gà nấu măng chua. Thưởng thức những món này, mọi người thường bảo, đó là rau sạch, bởi tất cả do chính tay chủ đảo nuôi, trồng được trên đảo, hoặc do chính tay du khách tự lựa chọn từ vườn, câu được từ lòng hồ.

GIÁ TOUR DU LỊCH Ở ĐÂY CỰC RẺ TRỌN GÓI ĂN NGỦ NGHỈ & TẦU VẬN CHUYỂN CHỈ VỚI 560.OOOVNĐ/KHÁCH VỚI 2 BỮA CHÍNH 1 BỮA PHỤ, 700.OOOVNĐ/KHÁCH VỚI 3 BỮA CHÍNH 1 BỮA PHỤ .

Hãy liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết và đặt tour du lịch Đảo Dừa Hòa Bình. Zalo/Hotline: O91.448.9282

*** Tự hào là đối tác làm việc đồng hàng cùng Đảo Dừa trên 10 năm  ***
Chia sẻ:

Đền Hang Miếng Sơn La

Đền Chúa Hang Miếng thuộc vân hồ, Sơn La ít ai biết đền thờ Bà chúa Thác Bờ ở Thung Nai và Hang Miếng (Sơn La) có có mối quan hệ lịch sử rất đáng tự hào.

Vào cuối mùa xuân năm 1431, sau khi dẹp xong giặc Đèo Cát Hãn ở Lai Châu, Lê Lợi cùng đoàn quân sĩ xuôi thuyền dọc Sông Đà để về Kinh đô, nhưng khi đến khúc sông ở Hang Miếng thì gặp trời mưa to, nước lũ dâng cao không thể xuôi qua. Biết vua và quân sĩ gặp nạn, bà Đinh Thị Vân, người Mường đã vận động nhân dân trong vùng quyên góp lương thực và cùng mọi người chèo thuyền vượt thác, ghềnh để đem lương thảo đến tiếp tế cho vua.

Sau nhiều chuyến chuyển lương thành công, đến chuyến cuối, giông bão nổi ầm ầm, thuyền của bà chở đầy lương chòng chành đã bị đắm ở khúc sông thuộc địa phận Hang Miếng, xác của bà đã trôi dạt vào vùng Thác Bờ. Để tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ công lao của Bà, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ bà ở Hang Miếng. Dân gian gọi là: Đền Chúa Hang Miếng. Ở Thung Nai, nơi xác bà dạt về, người ta lập nên Đền Bà Chúa Thác Bờ cầu mong Bà che chở, phù hộ cho những chuyến xuôi ngược sông Đà.

Khi làm xong thuỷ điện, nước sông Đà ngập các thung lũng, 2 đền này trở thành điểm du lịch lý tưởng.

Đền Chúa Hang Miếng Hang Miếng

Đền Chúa Hang Miếng nằm ven hồ thuỷ điện Hoà Bình, thuộc bản Hang Miếng, xã Quang Minh, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. ĐT đặt tàu O914489282 đi Đền được xây nguy nga hoành tráng trên ngọn núi Đầu Rồng với 3 dãy nhà: Tiền- Trung- Hậu, có cung thờ Phật và cung thờ Thánh, Chúa Thượng Ngàn. Đứng trên đỉnh phóng tầm mắt có thể thấy những dãy núi xanh rì mờ xa hay những đảo nhỏ lô nhô giữa sóng nước Sông Đà.

Ven sông là chợ phiên Hang Miếng được mở vào các ngày 1,2 - 11,12 - 21,22 hằng tháng. Những ngày có chợ đông vui, nhộn nhịp, người mua, kẻ bán, trên bến dưới thuyền tấp nập. Chỉ cần một chiếc máy ảnh bạn tha hồ hòa mình vào dòng người mua bán, hay nhảy bước một giữa các thuyền hàng san sát. Thú vị nhất là gặp bà con người Mường, người Thái đi chợ, được trò chuyện và chụp ảnh với họ.

Sự hiện diện của 2 ngôi đền là dấu nối văn hoá của mọi miền, là điểm dừng chân bạn nên thử khi đi du lịch hồ thuỷ điện Hoà Bình và hồ thuỷ điện Sơn La. Một phút tĩnh tâm, nhưng cũng là đề thấy được cảnh non nước trời mây lung linh huyền ảo, linh thiêng giữa chốn sơn thuỷ hữu tình.




Với kinh nghiệm lâu năm tổ chức tour du lịch Hồ Hòa Bình cùng với đội ngũ tàu đảm bảo an toàn, lái tàu kinh nghiệm, chúng tôi chuyên chở khách tại khu du lịch Hồ Hòa Bình và Sơn La với giá cả phải chăng, thuyền đảm bảo an toàn, có đầy đủ áo phao cho du khách trên tàu. Thủ tục đơn giản, du khách chỉ cần liên hệ với chúng tôi qua điện thoại rồi đặt ngày giờ lên Cảnh tàu của chúng tôi sẽ đón quý khách đi các tuyến du lịch hoặc đi các đảo trên lòng hồ Hòa Bình.

Giá cho thuê tàu thuyền đi lễ Đền Chúa Hang Miếng tại Cảng Bích Hạ - Đầu kênh TP Hòa Bìnhcảng Thung Nai, Cao Phong, Hòa Bình lên Đền Chúa Hang Miếng .

Liên hệ trực tiếp O91.448.9282 để được tư vấn đặt thuyền với giá ưu đãi vì tùy từng thời điểm đi và số lượng người đi nên có giá khác nhau. Nhận đặt cung phục vụ hầu đồng Đền Chúa Hang Miếng cùng cung văn phục vụ hầu đồng đền Hang Miếng.

Du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ, Đền Chúa Hang Miếng rất hân hạnh được phục vụ quý khách !!!
Chia sẻ:

Đền Đôi Cô Cửa Chương Hòa Bình

Địa danh Bến Chương tại ngã ba Sông Đà đã từ xa xưa người dân cả nước đã biết đến Đền thời Hai Bà Nữ Tưỡng đã vì nước quên thân với tuổi xuân phơi phới .

Từ Hòa Bình đi học theo tuyến Sông Đà chừng 7km phía tây phải tại ngã sông theo dấu tích nơi đây . Là một bề dầy lịch sử mà cho ông cùng những bậc anh Hùng đã để lại nhưng trang sử hào hùng vĩ đại với những giá trị nhân văn , văn hóa " tâm linh của người Việt "

Vua Lê Lợi đã cho người dân nơi đây lập đền thời Hai Bà tại cửa Chương xã Hiền Lương, Huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình .

Hiệu: ĐỀN ĐÔI CÔ CỬA CHƯƠNG


Giới thiệu Đền Đôi Cô Cửa Chương, Dẫn tích đền Đôi Cô, Lịch sử đền Đôi Cô, Cửa Chương Linh Từ Cô Bé Hòa Bình.

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TẠI ĐỀN ĐÔI CÔ

* Tên lễ hội : Lễ hội đền Đôi Cô

* Ý nghĩa , tính chất của lễ hội :

Cũng như nhiều lễ hội khác , lễ hội ở đền Đôi Cô diễn ra để tưởng nhớ công đức của bà chúa Thác Bờ cũng hay Cô và những vị thần mà nhân dân cho là linh ứng đã có công; cầu mong các vị thần cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, người người mạnh khỏe, xóm làng yên vui.

Qua lễ hội năm này qua năm khác những người đi dự hội sẽ được nghe kể về lịch sử của các vị thần được thờ ở đền và những sự tích xung quanh vị thần ấy.

Qua các nghi trình , nghi thức của lễ hội, qua các trò diễn xướng dân gian. Thông qua lễ hội, những người đi dự lễ hội biết mình đang tỏ lòng nhơ ơn và kính trọng những vị thần đã có công trong quá khứ nhưng vẫn tồn tại trong đời sống tâm linh để luôn che chở, vỗ về cho họ trong cuộc sống hàng ngày.

Lễ hội đền Đôi Cô : diễn ra đáp ứng nhu cầu về văn hóa tín ngưỡng và căn hóa tâm linh của nhân dân . Là biểu tượng của sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em sinh sống quang lhu vực Thác Bờ.

Tuy nhiên cho đến năm 1982 khi công trình thủy điện Hòa Bình hoàn thành đi vào hoạt động thì đến đã bị ngập nước và bị phá hủy hoàn toàn và từ đó cho đến nay, lễ hội chưa được tổ chức lại lần nào.

Thời gian diễn ra lễ hội :

Hội chính được tổ chức quy mô 3 năm 1 lần vào ngày mồng 7 đến mồng 9 tháng giêng âm lịch .

Hội lệ được tổ chức thường niên mỗi năm một lần vào ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch.

Địa điểm diễn ra lễ hội :

Lễ hội Đền Đôi Cô được diễn ra tại sân đền, khu vực xóm Mơ, xã Hiền Lương.

LINH TỪ ; Đường dẫn đến đền Đôi Cô ( Đền Cô bé Hòa Bình )

- Địa chỉ : Tại đồi Bo xóm Mơ, Xã Hiền Lương, Huyện Đà Bắc, Hòa Bình.

- Từ Thành phố Hà Nội lên TP Hòa Bình (70 km) đi về hướng tây bắc, Qua Cầu Hòa Bình, TP Hòa Bình lên đến cảng Bích Hạ, xã Thái Thịnh

- Đi dọc Hồ Hòa Bình khoảng 6km phía bờ tay phải là Đền Đôi Cô Cửa Chương tại ngã ba sông Cửa Chương

- Từ đền Đôi Cô cách Đền Chúa Thác Bờ khoảng 10km đi ngược theo hướng tây của Hồ Hòa Bình.

Đền Cửa Chương Đôi Cô là điểm du lịch tâm linh, lịch sử nằm trong hành trình du lịch khu vực hồ Hòa Bình đang thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.

Đến với Đền Đôi Cô Cửa Chương du khách đi đền chỉ cần liên hệ với chúng tôi qua điện thoại rồi đặt ngày giờ lên bến cảng Bích Hạ, TP  Hòa Bình, tàu của chúng tôi sẽ đón quý khách đi lên Đền cùng các tuyến du lịch hoặc đi các đảo trên lòng hồ Hòa Bình.

Hãy liên hệ trực tiếp để đặt thuyền với giá tốt : O91.448.9282 - O97.4177.7O4
Chia sẻ:

TƯ VẤN HỖ TRỢ 24/7

Phone icon 091.448.9282
Phone icon 097.417.7704
Email: denchuathacbo.vn@gmail.com

Hotline/zalo 0914489282

Xem nhiều

Facebook denchuathacbo.vn