Vẻ đẹp kỳ ảo động Thác Bờ

Động thác Bờ nằm trong quần thể di tích Chúa thác Bờ, là điểm dừng chân lý tưởng thu hút đông đảo du khách đến chốn Lâm linh Đền Chúa Thác Bờ và thưởng ngoạn du thuyền trên hồ Hòa Bình.



Được hình thành từ trong động đá vôi, với một cửa hang khá rộng, Động Thác Bờ chào đón khách tham quan với vẻ đẹp núi non kỳ bí. Bên trong động là cả một không gian nghệ thuật của nghệ nhân “tạo hóa”. Hàng trăm năm, hàng vạn năm động đá vôi này đã được hình thành một cách tự nhiên, thuần khiết nhất.



Với hơn 100 mét chiều sâu, Động Thác Bờ có đến hàng ngàn thạch nhũ lớn nhỏ mang nhiều hình thù khác nhau. Trí tưởng tượng sẽ cho khách tham quan thấy được những hình ảnh khác nhau của những khối thạch nhũ này. Đó là cá chép hóa rồng, cây vàng, cây bạc, ô trời, dàn đàn đá,… và nhiều hơn thế nữa. Người ta cũng có thể ví hang như cây đàn đá. Bởi tiếng thạch nhũ rơi xuống đều đều, âm vang như tiếng đàn.



Động Thác Bờ được chia làm 2 khu chính. Khu thờ Phật có diện tích khá rộng, có tượng Phật tổ quan âm rất lớn, cùng tượng Quan thế âm bồ tát, và các vị thần linh cai quản vùng này. Khu lòng Động Thác Bờ có những khối thạch nhũ huyền ảo, được hình thành qua hàng triệu năm, với những hình thù kỳ lạ và sinh động...



Vào mùa nước cạn, du khách muốn tham quan động phải leo bộ gần 100 bậc đá từ chân núi đến cửa động. Mùa nước dâng, du khách đi từ thuyền sang nhà nổi, cầu phao chạy dài khoảng 50 m vào thẳng cửa động. Từ trên cửa động, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa ngắm toàn bộ dải Đà giang kỳ vĩ, thưởng ngoạn những kiệt tác thiên nhiên với núi non điệp trùng.




Khi đi Du lịch Thác Bờ Hòa Bình, du khách không thể bỏ qua hai điểm đến nổi tiếng là Động Thác Bờ và Đền Chúa Thác Bờ. Cảnh vật đẹp, bầu không khí trong lành rất thích hợp để chill và thưởng ngoạn ngày cuối tuần. Chắc chắn du khách sẽ có được những phút giây thư giãn và những trải nghiệm trọn vẹn, khó quên.
Chia sẻ:

Sự tích Đền Chúa Hang Miếng

Theo truyền thuyết được lưu truyền trong nhân gian, bà Chúa Hang Miếng là nữ cai quản vùng Hang Miếng . Tương truyền, vào cuối mùa xuân năm 1431, sau khi dẹp xong giặc Đèo Cát Hãn ở Lai Châu, Lê Lợi cùng đoàn quân sĩ xuôi thuyền dọc sông Đà để về kinh đô, nhưng khi đến khúc sông này thì trời mưa to, nước lũ dâng cao không thể xuôi qua được . Nhà Vua bèn cho quân sĩ dừng lại và nghỉ ở Hang Miếng chở nước rút rồi mới đi tiếp. 


Nhưng mỗi ngày trời một mưa to, nước chảy cuồn cuộn, quân lương cạn kiệt, biết vua và quân sĩ gặp nạn, bà Định Thì Vân đã vận động nhân dân trong vùng quyên góp lương thực và cùng mọi người chèo thuyền vượt thác, xuống ghềnh để đem lương thảo tiếp tế cho Vua, sau nhiều chuyến chuyển lương thành công thì vào một ngày định mệnh, giông bão không ngừng, thuyền của bà chở đầy lương tròng trành đã bị đắm cuốn chìm người con gái họ Đinh xuống dòng sông sau không thể cứu được, xác của bà trôi dạt vào vùng Thác Bờ . Để tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ công lao của Bà, nhân dân trong vùng đã lập Đền thờ Bà ở Hang Miếng. Dân gian gọi là Đền Chúa Hang Miếng.



Đền Chúa Hang Miếng là nơi thờ phụng tôn nghiêm, người dân truyền tụng rằng: Đền rất linh thiêng. Trước đây, đền được xây dựng kiên cố ở mốc thấp so với mực nước lòng hồ sông Đà nên sau khi thủy điện Hòa Bình hoàn thành thì Hang Miếng và ngôi đền cũ đã bị ngập và bị bỏ hoang nhiều năm. Sau đó, đền được chuyển lên mốc cao với nhiều năm được làm bằng tranh tre nứa lá đơn sơ, nhiều đồ thờ cũ bị hư hỏng, thất lạc, mất mát nhiều chỉ còn sót lại một lư hương và một pho tượng Bà Chúa. 

Năm 1994, ông Quách Công Toàn ( một cựu chiến binh ) người địa phương xin được chăm nom và được ủy ban nhân dân xã Quang Minh cho phép quản lý, trùng tu, tôn tạo lại đền, ông đã dồn tài sản của gia đình mình và đi quyên góp khắp nơi, được nhiều tấm lòng hảo tâm của khách thập phương công đức, sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo nay đền được xây dựng khang trang trên ngọn núi Đầu Rồng ( cách nơi đền cũ không xa ) gần chợ Hang Miếng, đáp ứng được lòng mong đợi của mọi người khi đến thăm viếng dâng hương tưởng nhớ về cội nguồn, kết hợp cầu mong mọi điều tốt lành, cầu phúc, cầu lộc đến với mỗi gia đình.

Đền Chúa Hang Miếng cách thành phố Hòa Bình 50km ( về phía bắc ) du khách ở các tỉnh miền xuôi đến thăm viếng đền bằng đường thủy ( ngược theo hồ sông Đà ). Sự hiện diện của ngôi đền là dầu nối văn hóa của mọi miền, là điểm dừng chân trong tour du lịch hồ thủy điện Hòa Bình và hồ thủy điện Sơn La. Từ trên đền phòng tầm mắt đi bốn phương du khách có thể thấy được vẻ đẹp của non nước trời mây lunh linh huyền ảo, linh thiêng như muốn nói lên nơi đây là sự hội tự của vạn vật.

Năm 2018 đền được ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh .

Du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ với dịch vụ cho thuê tàu thuyền chở khách lễ Đền Chúa Hang Miếng . Liên hệ điện thoại : 097.4177.704 và 091.448.9282 - Website : www.denchuathacbo.vn để được tư vấn đặt tầu với giá ưu đãi nhất . Rất hân hạnh được phục phụ quý khách !!!



Chia sẻ:

Giá Vé Thuê Tàu Thuyền Đi Đền Chúa Thác Bờ

Để thuê tàu đi Thác Bờ kèm giá bao nhiêu tiền luôn là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn khi muốn đến thăm khu du lịch này. Bởi muốn đi lễ Đền Chúa Thác Bờ bắt buộc phải đi bằng tàu thuyền vì Đền nằm trên lòng hồ sông Đà .

Thác Bờ là đoạn sông Đà chảy qua khu vực chợ Bờ nên muốn đến với quần thể thắng cảnh này, bạn chỉ có một lựa chọn là đi bằng đường thuỷ. Để thuê tàu đi Den Chua Thac Bo bạn phải đến bến tàu. Có 2 bến đó là cảng Bích Hạ ngay tại Tp Hòa Bình và cảng thứ 2 là cảng Thung Nai, Cao Phong, Hòa Binh. Cả 2 bên đều tour hành trình đi 2 đền, 1 động như nhau .


Ở bến nào cũng vậy tàu ở đây đậu sẵn rất nhiều, bạn cứ việc lên một con tàu nào đó và mua vé ghép tàu Thác Bờ để đi. Nếu có điều kiện bạn có thể thuê riêng 1 tàu để đi click để xem Giá thuê tàu du lich lễ hội Đền Bờ & Hang Miếng tại cảng Thung Nai, Hòa Bình cảng này thời gian đi tàu ngắn phù hợp với du khách đi nhanh . Xem Giá thuê tàu du lich lễ hội Đền Bờ & Hang Miếng tại cảng Bích Hạ, TP Hòa Bình cảng này thời gian đi tàu lâu hơn, ngắm cảnh sông núi nước non hùng vĩ được nhiều hơn .
Tại bến tàu có ban quản lý, quy định khung giá tàu đi Thác Bờ cụ thể nên bạn không cần phải lo bị chặt chém. Giá vé tàu đi Thác Bờ áp dụng hiện nay tại cảng Bích Hạ, TP Hòa Bình là 200.000 - 250.000đồng/ người. Tại cảng Thung Nai, Hòa Bình là 150.000 - 200.000đồng/ người. Tùy vào từng tàu chất lượng khác nhau nên có giá khác nhau .

Trên tàu đi Đền Thác Bờ cũng có dịch vụ ăn uống tuy nhiên bạn sẽ phải đặt trước. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí, bạn nên mua đồ nguội, hoa quả đi lễ đền sau đó ăn luôn trên tàu lúc đi về.

Trên những thông tin cần thiết về dịch vụ thuê tàu đi Thác Bờ kèm giá . Nếu cần được tư vấn và thuê tàu đi Đền Chúa Thác Bờ bạn hãy liên hệ 097.4177.704 đơn vị cung cấp dịch vụ thuê tàu thuyền với giá ưu đãi tốt nhất Đền Bờ .
Chia sẻ:

Kinh nghiệm sắm lễ đi đền Chúa Thác Bờ

Bạn đang chuẩn bị đi lễ đền Chúa Thác Bờ, muốn tìm hiểu những kinh nghiệm lễ hội đền Thác Bờ sắm lễ như thế nào để đồ lễ được đầy đủ, hoàn thiện nhất mang đến tài lộc, may mắn đến cho bạn.

Vì thế việc trang bị những kinh nghiệm đi lễ Chúa Thác Bờ ở lễ hội đền Thác Bờ sắm lễ là điều rất quan trọng. Sau đây là một số chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm tốt nhất cho chuyến đi lễ tại Den Chua Thac Bo được tốt nhất.



Khi đi lễ đền Thác Bờ, du khách cần chuẩn bị những đồ lễ sau như hương, vàng mã, tiền âm phủ, hoa tươi, quả chín, xôi, chè, ngoài ra có thể chuẩn bị những cỗ mặn như trâu, lợn, thịt gà, giò chả…

Trường hợp du khách chưa có đủ thời gian chuẩn bị lễ trước khi đi, du khách nên mua trên đường đi hoặc mua đồ lễ tại địa điểm mua vé lên thuyền. Vì càng tiến gần vào đền giá đồ cúng lễ càng đắt, thậm chí có thể tăng gấp đôi so với bình thường.

Việc sắm lễ sao cho đúng và đủ. Vì thế việc chuẩn bị sẵn đồ lễ trước khi khởi hành là điều quan trọng giúp du khách vừa chủ động thời gian và vừa tiết kiệm chi phí. Hoặc không thì đi theo tâm cũng được.

Tiền mặt đi lễ Thác Bờ : du khách phải mang theo tiền mặt để trả tiền cho nhiều dịch vụ nhỏ lẻ khác nhau như tiền đi thuyền ra đền, tiền công đức… Tuy nhiên, du khách nên nhớ chỉ cần mang đủ một lượng tiền mặt vừa dùng, không mang quá nhiều.

Trang phục đi lễ đền Thác Bờ : du khách nên chọn những bộ trang phục có màu sắc nhã nhặn, đơn giản, kín đáo. Tốt nhất du khách nên chọn những gam màu lạnh, hoa văn, họa tiết trầm tính, nếu có áo cùng tông màu với loại áo tràng các Phật tử như màu nâu hoặc màu lam thì càng tốt.

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm sắm lễ khi đi lễ Thác Bờ. Ngoài việc đi lễ đền Thác Bờ, du khách có thể đi tham quan du lịch tại một số địa điểm xung quanh đền Thác Bờ như: Thung Nai, suối Trạch, đảo Dừa, bản Ngòi Hoa, động Thác Bờ, động Hoa Tiên, đền thờ Lê Lợi… Bên cạnh đó du khách có thể tham gia vào các lễ hội truyền thống và khám phá thêm những thắng cảnh, địa danh trên trong chuyến tour đi lễ thác Bờ.
Chia sẻ:

Đi đền Chúa Thác Bờ cầu gì?

Đi lễ đền Chúa Thác Bờ ngoài cúng lễ, thì chúng ta nên cầu may mắn, sức khỏe, an lành cho mình cùng gia đình và người thân, cầu phúc thiện, công việc hanh thông. Cầu cho quốc thái dân an, cầu cho người sống có sức khỏe, an lạc, tâm hồn luôn sáng và thiện lành. Tùy sở nguyện mà cầu, nhưng đừng cầu quá tham mà không được.


Người dân nên hiểu, sự khỏe mạnh, thành đạt… bên cạnh được yếu tố may mắn, còn đa phần là do con người cố gắng, phấn đấu và rèn luyện. Vì vậy, đầu năm đi lễ chùa người dân đừng cầu xin những mong ước, danh vọng thế tục sai chỗ, làm mất đi nét đẹp văn hóa tâm linh của ông cha ta .

Đi lễ đền chùa đều nên lễ bạc tâm thành. Người có nhiều tiền thì dâng nhiều, người có ít thì dâng 5.000 đồng, 10.000 đồng, không có cũng không sao, chứ không phải dâng nhiều tiền để xin nhiều lộc như một số người lầm tưởng. Thánh chỉ chứng giám tấm lòng thành, chứ không phải cứ lễ cao, tiền nhiều là được thánh “độ”. Nếu dâng tiền thì nên bỏ vào hòm công đức, không đặt ở các ban thờ Phật, Thánh, tránh tạo lòng tham ở người khác.

Những lời không nên cầu nguyện khi đi lễ : Sau khi cầu xin cần có nguyện (không phải là lời hứa) làm những việc có thể làm được, không nên nguyện những điều khó làm và tuyệt đối không nên nguyện làm 3 việc sau vì 3 nguyện này người bình thường không thể làm được:

- Không nguyện cúng dường chư Phật.

- Không nguyện thời gian (bao lâu) mang gạo tiền vàng cúng đền chùa…

- Không nguyện cúng dường 3 cảnh (không phải 3 địa điểm – mà là cảnh giới tiên, cảnh giới trần, cảnh giới âm).

Chia sẻ:

Ấn tượng du xuân hồ Hòa Bình, đền Bờ

Cứ mỗi dịp đầu xuân, du khách muôn phương lại nô nức trẩy hội đền Bờ trên khu vực hồ Hòa Bình. Du khách lên các tàu du lịch, thưởng ngoạn vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của vùng hồ Hòa Bình, nơi nức tiếng tuyệt đẹp như vịnh Hạ Long trên núi.

Sương mù giăng nhẹ bảng lảng như chốn huyền thoại, bồng lai. Tàu cập bến đền Chúa Thác Bờ thuộc xã Thung Nai và di chuyển khoảng cách không xa là ngôi đền thuộc xã Vầy Nưa (Đà Bắc). Thành tâm nơi cửa đền, ai cũng mong một năm mới an lành, mạnh khỏe, may mắn, hạnh phúc



Điểm du lịch văn hóa tâm linh Den Chu Thac Bo này đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Di tích gắn với sự kiện vua Lê Lợi đi dẹp loạn vào mùa xuân năm 1431, được Nhân dân trong vùng ủng hộ, giúp đỡ. Năm nay, nhà đền đã triển khai các biện pháp để phòng dịch Covid-19, phòng cháy chữa cháy, tổ chức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng văn minh.

Ngoài được thưởng ngoạn cảnh đẹp sông nước, chiêm bái đền Chúa Thác Bờ, du khách còn được khám phá các hang động, nổi bật là động Thác Bờ - di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; được tìm hiểu và thưởng thức các sản vật núi sông như cá, tôm nướng thơm phức, măng rừng... Đền Bờ, hồ Hòa Bình đúng là nơi du khách đáng đến.

Nếu ai một lần đến hẳn sẽ hẹn ngày trở lại. Anh Nguyễn Văn Thường, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) chia sẻ: "Tôi thấy chuyến đi rất ý nghĩa và hài lòng. Khung cảnh thiên nhiên đẹp, nên thơ, có điểm nhấn là đền Chúa Thác Bờ. Đây là lần đầu tiên tôi đến du lịch hồ Hòa Bình và chắc chắn còn đến nhiều lần nữa”.

Để đảm bảo an toàn và tạo hình ảnh đẹp trong mắt du khách trước tình hình dịch Covid-19, bên cạnh công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông đường thủy, an toàn thực phẩm, công tác phòng, chống dịch bệnh tại tuyến du lịch này được quan tâm.
Chia sẻ:

Chúa Thác Bờ ngự đồng

Chúa Thác Bờ rất hay về ngự đồng. Thông thường Chúa Thác thường hay ngự về sau Chầu Đệ Tam (vậy nên có người lại gọi là Chầu Thác Bờ nhưng đôi khi có người lại hầu Chúa Thác sau Chúa Mường Đệ Tam Lâm Thao hoặc hầu chúa sau Chầu Bé Thượng).

Nhưng chúa hay ngự về hơn chúa Đệ Tam nên đôi khi người ta sẽ thỉnh luôn chúa về và chứng tòa Sơn Trang màu trắng. Chúa về ngự đồng thường mặc áo trắng, quần đen, đai xanh, bên hông có xà tích bạc. Chúa về khai cuông rồi một tay cầm chèo, một tay cầm mồi, bẻ lái dạo chơi sông Đà.


Chúa Thác Bờ rất hay ngự về đồng, thường thì Chúa Thác hay ngự về sau giá Chúa Đệ Tam Lâm Thao. Một số nơi lại hầu Chúa Thác Bờ sau giá Chầu Đệ Tam hoặc hầu chúa sau giá Chầu đệ nhị Thượng Ngàn. Có nơi người ta không thỉnh Chúa Đệ Tam và Chầu Đệ Tam mà họ thỉnh luôn chúa Thác Bờ về chứng tòa Sơn Trang màu trắng rồi thả cá phóng sinh trong đại lễ khai đàn mở phủ. 

Chúa Thác Bờ là bà chúa bản cảnh nên chỉ được phối thờ và hầu theo tứ phủ. Chúa ngự về đồng thường mặc áo trắng, quầy đen, đai xanh, bên hông có xà tích bạc, chúa về khai cuông rồi một tay cầm chèo, một tay cầm mồi, bẻ lái dạo chơi trên sông Đà thơ mộng nhưng cũng đầy dữ dội.

Cũng có thể hầu chúa thác sau giá chúa chữa Lâm Thao cũng được. Vì chúa năm cũng là chúa bản cảnh. Bởi vì nếu đã có bóng chẳng nhé thỉnh lại không hầu. Tuy nhiên vì cho rằng chúa thác chỉ là bản cảnh, vị trí không chính thức như chầu bà đệ tam nên mọi người thường hầu sau giá chầu đệ nhị.

Khi làm lễ lập đàn mở phủ, sau khi hầu giá, người ta thường làm lễ phóng sinh cá tại dòng sông Đà.

Lễ hội đền Chúa Thác Bờ được mở vào mùng 7 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Hàng năm, cứ đến ngày này, hàng trăm lượt khách đổ về đền để tham quan và cầu khấn chúa bà.
Chia sẻ:

Tích xưa trên dòng Thác Bờ sông Đà

Nằm giữa khung cảnh non nước tựa chốn tiên cảnh bồng lai, đền Chúa Thác Bờ uy nghi là điểm đến tâm linh giữ hào khí tích xưa về bà Chúa Thác Bờ, người phụ nữ dân tộc Mường có công lao giúp vua Lê Lợi đánh giặc.

Trên dòng sông Đà xanh màu ngọc bích, soi bóng những ngọn núi nhấp nhô, trùng điệp. Ngồi trên thuyền xuôi theo dòng nước lững lờ giao hòa sắc xuân, chúng tôi cảm nhận bức tranh thiên nhiên trên lòng hồ sông Đà hùng vĩ, tươi đẹp, hữu tình, có sự hòa quyện với sắc màu tâm linh với những huyền tích thiêng liêng.



Trong không gian tịch mịch, vắng lặng, nghe văng vẳng từ xa điệu hát chầu văn đó là những thanh âm vang lên từ Den Chua Thac Bo, tọa lạc trên địa phận hai xã Thung Nai (Cao Phong), xã Vầy Nưa (huyện Đà Bắc), tỉnh Hòa Bình.

Khi thuyền cập bến, từng bậc đá đưa chúng tôi lên chiêm bái đền Thác Bờ tọa lạc ở vị trí trên cao giữa một không gian sơn thủy hữu tình. Đền tựa lưng vào ngọn núi đá Sầm Lông cao sừng sững, hùng vĩ, với cây cối xanh tốt, mặt hướng ra hồ Hòa Bình mênh mang, xanh thẳm một màu của sắc nước.

Văn bia, mái ngói rêu phong hòa vào khói nhang trầm đưa con người trở về tích xưa kể công lao của người con gái dân tộc Mường yêu nước, dũng cảm. Xưa kia, đền chỉ là một ngôi miếu nhỏ được dựng bằng tre nứa ngay dưới chân Thác Bờ. Qua nhiều lần trùng tu, đến năm 2000, ngôi đền được xây dựng khang trang. Đền Thác Bờ có một vị trí tọa lạc vô cùng đắc địa.



Tích xưa đền Thác Bờ thờ bà Chúa Thác Bờ, tên thật của bà là Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường, là con gái của một tộc trưởng ở vùng đất Hòa Bình.

Theo lịch sử ghi chép , khi vua Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, khi đến vùng Thác Bờ, Thung Nai, bà Đinh Thị Vân đã kêu gọi người dân vùng đất Mường gom góp lương thực để giúp đỡ cho quân của Lê Lợi, dùng tre, gỗ đóng bè, đóng thuyền giúp đoàn quân vượt qua sông Đà, đi dẹp loạn giặc ở đèo Cát Hãn thuộc vùng đất Lai Châu. Khi bà thác, vua Lê Lợi đã cho phép người dân nơi đây lập đền thờ bà. Người dân quanh vùng vẫn gọi ngôi đền là đền thờ bà Chúa Thác Bờ.

Ngôi đền soi bóng cổ kính xuống dòng nước xanh thẳm. Kiến trúc của ngôi đền khá độc đáo, được thiết kế theo kiểu hình chữ đinh, gồm đại bái ba gian và hậu cung. Gồm hai tầng tựa lưng vào núi, mặt theo hướng Tây Bắc. Trên mái đền có lưỡng long chầu nguyệt. Lối đi lên đền được thiết kế thành những đường nhỏ men theo bờ sông với 108 bậc, uốn lượn lên tầng cao nhất của đền. Năm 2009, đền Thác Bờ được UBND tỉnh Hòa Bình công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Bước vào không gian ngôi đền, con người như được hòa mình vào không gian tâm linh ấm áp và huyền bí, như được lắng nghe câu chuyện và hào khí của thuở xa xưa, Chúa Thác Bờ kêu gọi dân Mường giúp vua Lê Lợi vượt sông đánh giặc. Tại ngôi đền, tín ngưỡng hầu đồng được thực hành diễn xướng với những thanh âm dìu dặt, đắm say lòng người, càng như tô đậm không khí tâm linh giữa vùng non nước hữu tình

Ngôi đền nơi đây mang đến cho chúng tôi thêm một trải nghiệm về lòng yêu nước của nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Chia sẻ:

Du xuân lòng hồ Hòa Bình, đến với đền Bờ




Phóng sự : Hấp dẫn du xuân Hòa Bình, Đền Chúa Thác Bờ
Chia sẻ:

Du thuyền trên lòng hồ Hòa Bình




2 Du thuyền tiêu chuẩn 3 sao trên lòng Hồ Hòa Bình Hấp Dẫn Du Khách

➨ Chuyên cho thuê du thuyền tiêu chuẩn 3 sao, Canô cao tốc chở khách lễ Đền Chúa Thác Bờ, Đền Chúa Hang Miếng . ➨ Tổ chức tour Du lịch Thung Nai, du lịch sinh thái Đảo Dừa, du lịch lòng hồ Hòa Bình . ➨ Tổ chức sự kiện, hội trại, họp lớp, liên hoan, gặp mặt ... trên lòng hồ Hòa Bình ➨ Du lịch công viên nước bơm hơi, Bản Ngòi Hoa, Tân Lạc, Hòa Bình ★ Liên hệ 📞Hotline : 097.4177.704 ( Tại Hòa Bình ) - 091.448.9282 ( Tại Hà Nội )
Chia sẻ:

Du xuân du lịch tâm linh đền Chúa Thác Bờ

Nếu quý vị muốn chọn một tour du lịch đầu năm mà du khách vừa có thể thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, vừa có thể tìm hiểu cội nguồn lịch sử thì tour khám phá lòng hồ Hòa Bình - đi lễ đền Chúa Thác Bờ là một lựa chọn “đáng giá”.

Chỉ cách Hà Nội 70km là du khách đến TP Hòa Bình để lên thuyền bắt đầu chuyến tham quan lòng hồ và đi lễ Den Chua Thac Bo, với thời điểm hiện tại, khách du lịch có thể xuất phát từ cảng Thung Nai, xã Thung Nai (huyện Cao Phong) hoặc từ cảng Bích Hạ, xã Thái Thịnh (TP. Hòa Bình) để thăm quan lòng hồ bằng thuyền.

Tại cảng Bích Hạ TP Hòa Bình ở đây có rất nhiều thuyền du lịch để du khách lựa chọn. Để chủ động thời gian, du khách có thể gọi điện hẹn đặt thuê tàu du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ trước với số O974177704, lưu ý nên đặt trước tàu càng lâu càng tốt vì 3 tháng âm lịch là mùa lễ chính đầu năm, nhiều khi vào cuối tuần khách lên đông không đủ tàu chạy.


Được mệnh danh là “vịnh Hạ Long trên núi”, hồ Hòa Bình sở hữu phong cảnh đẹp, hữu tình cùng khí hậu trong lành, mát mẻ, là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua của du khách.

Ngồi trên thuyền, du khách có thể phóng tầm mắt để ngắm trọn vẻ đẹp nước non thơ mộng hai bên hồ, chiêm ngưỡng những dãy núi trùng điệp hòa mình vào làn nước xanh biếc.


Sau khoảng gần 1 giờ 15 phút, ngồi trên thuyền, du khách sẽ đến đền Chúa Thác Bờ. Đền Chúa Thác Bờ thờ bà Đinh Thị Vân, người Mường, có công giúp Vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau khi mất, bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hòa. Ngoài thờ bà Chúa Thác Bờ, đền còn thờ các vị thần, thánh trong tín ngưỡng dân gian người Việt, trong đó, có Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.


Các du khách đến tham quan, làm lễ đều tuân thủ nghiêm túc việc đeo khẩu trang phòng chống dịch.

Ẩm thực lòng hồ Hòa Bình nổi tiếng với cá nướng và gà nướng. Cá sông Đà nướng rất được du khách ưa thích.


Người đi lễ sẽ cầu nguyện ở đền Chúa Thác Bờ rồi lên đền Cô, mỗi ngôi đền nằm trên một hòn đảo cách xa nhau khoảng gần 20 phút đi thuyền. Vừa đi lễ, vừa thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của vô vàn đảo đá nhấp nhô trên mặt nước, du khách sẽ thấy lòng mình bình yên. Hành lễ xong, khó ai có thể cưỡng lại sự hấp dẫn của những xiên cá nướng sông Đà vàng ruộm, thơm lừng bày bán phía chân đền.

Khi đã ấm lòng và thụ hưởng lộc dâng, chuyến du xuân sẽ tiếp tục với hành trình du lịch lòng hồ sông Đà và mãn nhãn với tiên cảnh trong lòng động Thác Bờ. Cả rừng nhũ đá trong động đua nhau mọc lên, vươn xuống, với vô vàn hình thù lạ mắt khiến du khách đến thăm không khỏi sững sờ, choáng ngợp. Trong động có đặt bàn thờ Quan thế âm Bồ tát, Phật tổ quan âm và Bác Hồ, bạn cũng có thể thành tâm lễ viếng.

Hàng năm, lễ hội Đền Bờ được tổ chức và diễn ra từ ngày 7 tháng Giêng, kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch.
Chia sẻ:

Tàu thuyền chở khách lễ đền Chúa Thác Bờ

 Đầu năm du xuân đi lễ đền Bờ, du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ chúng tôi chuyên chở khách tham quan đi lễ Đền Chúa Thác Bờ, Đền Chúa Hang Miếng, Động Thác Bờ .


Cho thuê tầu thuyền, tổ chức tour du lịch lòng hồ Hòa Bình, Du lịch Thung Nai, du lịch sinh thái Đảo Dừa Hòa Bình, suối trạch, Công viên nước Bơm hơi, Bản Ngòi Hoa, động Hoa Tiên .

- Với hệ thống tàu thuyền & du thuyền tiêu chuẩn 3 sao sẵn sàng phục vụ quý khách !!!

- Cam kết Thực hiện đúng yêu cầu hướng dẫn về các điều kiện y tế phòng, chống dịch COVID-19 trên các phương tiện giao thông đường thủy nội địa .

Địa chỉ đón khách : Cảng Bích Hạ, xã Thái Thịnh, thành phố Hòa Bình .và cảng Thung Nai, Cao Phong, Hòa Bình .

Văn phòng : số 9, đường đà giang, tổ 10, phường đồng tiến, thành phố Hòa Bình.
 Điện thoại : 09741777040914489282
Mã số thuế : 5400376341 Website : denchuathacbo.vn
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách !!!
Chia sẻ:

Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Đền Thác Bờ

Cách Hà Nội khoảng 90 km và khoảng 15 phút đi thuyền, đền ChúaThác Bờ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng. Đền đã được Bộ VH-TT&DL xếp hạng Di tích danh thắng quốc gia từ năm 2009.

Khi xưa sông Đà còn chưa ngăn dòng làm thủy điện, Thác Bờ - ghềnh Hoa là con thác, ghềnh vô cùng hiểm trở, dữ dằn, thuyền bè qua lại bị đắm nhiều. Chính bởi lẽ đó mà người dân đã cất công lập nên Den Chua Thac Bo, để cầu mong bà che chở, phù hộ cho những chuyến xuôi ngược, đánh cược tính mạng với sông Đà.

Nằm trong khu vực Thác Bờ giữa dòng sông Đà, quần thể đền bao gồm đền Trình (đền Chúa), đền Chầu (đền ông Chẩu) và động Thác Bờ (động Tiên). Đền chủ yếu thờ 2 bà Chúa Thác người Mường và người Dao. 

Tương truyền, đền thờ bà Chúa Thác Bờ là Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao xã Vầy Nưa (không rõ tên). Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ, tiến quân lên Mường Lễ (Sơn La) dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Khi mất, hai bà thường hiển linh giúp dân chế ngự dòng nước, vượt thác an toàn, phù hộ cho vùng Mường được mưa thuận, gió hòa nên Nhân dân phong 2 bà làm thánh và lập đền thờ phụng. 

Sau khi ngôi đền cũ chìm dưới hàng chục mét nước của thủy điện Hòa Bình, đền thờ ngày nay được lập bên trên nền của đền cũ. Với những du khách đến vãn cảnh, hành hương, đền Thác Bờ tuy không hoành tráng, đồ sộ nhưng rất uy nghi và nổi tiếng linh thiêng. Nơi đây có địa thế phong thủy hài hòa cùng tổng thể cảnh quan núi non, sông nước hùng vĩ. Bên cạnh đó, đền có rất nhiều tượng với 38 pho lớn, nhỏ, trong đó có 2 pho tượng đồng là tượng thờ chính. Ngoài thờ bà Chúa Thác Bờ, đền còn thờ các vị thần, thánh trong tín ngưỡng dân gian người Việt như: Công đồng quan lớn, Ngũ vị Tôn ông, bà chúa Sơn Trang (đồng Sơn Trang), Tứ phủ Thánh cô, Tứ phủ Thánh cậu, Đức Đại vương Trần Quốc Tuấn, Tam tòa Đức Thánh Mẫu...

Vì thế hàng năm, vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch, người dân lại mở hội đền. Hội kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, ngay vào tháng Chạp, nơi đây đã tấp nập dòng người về lễ tạ, khiến tàu thuyền đậu kín các bến cảng.

Khi đến đền Bờ, người đi lễ sẽ cầu nguyện ở đền Trình rồi lên đền Chúa. Mỗi ngôi đền nằm trên một hòn đảo cách xa nhau khoảng 15 - 20 phút đi tàu. Vừa đi lễ, du khách vừa thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của vô vàn đảo đá nhấp nhô trên mặt nước. Kết thúc hành lễ, du khách có thể thong dong vãn cảnh, hít thở không khí trong lành của đất trời, sông núi, khám phá ẩm thực, cảm nhận sức hấp dẫn của những sản vật đặc trưng bày bán phía chân đền.

Khi đã ấm lòng và thụ hưởng lộc dâng, chuyến du xuân sẽ tiếp tục với hành trình du ngoạn lòng hồ sông Đà. Du khách sẽ đến với điểm thăm quan nổi bật nhất ở Thác Bờ là động Tiên, choáng ngợp, mãn nhãn với vẻ đẹp của cả một rừng nhũ đá đủ mọi dáng vẻ, hình thù và không quên thành tâm lễ viếng tại nơi đặt bàn thờ Quan thế âm Bồ Tát, Phật tổ quan âm và Bác Hồ trong động.

Mỗi năm, Di tích lịch sử quốc gia đền Thác Bờ thu hút hàng vạn du khách đến vãn cảnh, hành lễ. Nơi đây không chỉ là địa chỉ tín ngưỡng linh thiêng cầu bình an, may mắn mà còn là được lựa chọn cho sự khởi đầu thuận lợi cho hành trình du xuân, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên ấn tượng trên hồ Hòa Bình.   

Chia sẻ:

Hấp dẫn du xuân đi lễ đền Chúa Thác Bờ

Với vẻ đẹp sơn thủy hữu tình khu di tích Đền Chúa Thác Bờ thuộc địa phận xã Thung Nai (Cao Phong) và Vầy Nưa (Đà Bắc), du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên kỳ vĩ giữa sông nước mênh mông, trên hồ có nhiều hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô. Dọc hai bên bờ là các bản làng của người Mường, Dao còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc trưng của dân tộc…

Đầu xuân, mỗi ngày den chua thac bo, đón hàng nghìn du khách du xuân, trẩy hội. Thành tâm cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe, bình an trong năm mới. Đền Bờ uy nghi tọa lạc giữ núi, sông hùng vĩ. Tàu thuyền tấp nập chở khách du xuân lòng hồ.


Đền Bờ hay còn gọi là đền bà Chúa Thác Bờ gắn liền với lần đi dẹp loạn của vua Lê Lợi vào mùa xuân năm 1431. Tương truyền: Khi đoàn quân của vua Lê đến thác Bờ đã được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân trong vùng. Trong đó có bà Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường ở xã Vầy Nưa. Bà kêu gọi nhân dân quyên góp lương thực, thực phẩm nuôi quân và chèo thuyền đưa, dẫn quân đi dẹp loạn.

Do những công đức lơn lao, sau khi bà mất, vua Lê Lợi đã truyền cho dân bản lập đền thờ bà tại thác Bờ. Từ đó nhân dân trong vùng thường xuyên hương khói thờ phụng hàng năm. Đền Bờ gồm có đền Trình và đền Chầu, trên đền được thờ Hội đồng các quan, thờ Đức Đại Vương Trần Triều, thờ Chúa Thác Bờ và thờ Xuân Trang. Trong đền có 38 pho tượng lớn nhỏ, tượng thờ chính là hai pho tượng bằng đồng.

Hàng năm, lễ hội đền Bờ được mở từ ngày mùng 2 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Từ vẻ đẹp núi sông hùng vĩ cùng với sự linh thiêng của đền Chúa Thác Bờ, những ngày đầu xuân, mỗi ngày nơi đây đón hàng nghìn du khách thập phương tới du xuân, trẩy hội, thành tâm thắp nén hương thơm cầu mong năm mới sức khỏe, bình an, hạnh phúc đến mỗi gia đình và tìm sự bình yên, thư thái trong tâm hồn.

Du lịch trên hồ Hòa Bình đang phục hồi để thực hiện "mục tiêu kép" đẩy lùi dịch Covid-19 và phát triển kinh tế. Việc quản lý hoạt động du lịch trên hồ Hòa Bình, một trong những tuyến, điểm du lịch trọng điểm luôn được quan tâm, chú trọng.



Trong tình hình hiện nay, chốt kiểm soát cảng Bích Hạ và Thung Nai, duy trì hoạt động thường xuyên, tuyên truyền, nhắc nhở, yêu cầu mọi du khách phải tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19 như đeo khẩu trang, hạn chế việc đi lại, tập trung đông người.

Tại các điểm đến du lịch tâm linh khá đông khách trong thời điểm này như đền Chúa Thác Bờ, động Thác Bờ có phát loa truyền thông, biển, bảng khuyến cáo phòng, chống dịch Covid-19, trang bị dung dịch sát khuẩn và khẩu trang miễn phí. Du khách cũng chấp hành khá tốt việc đeo khẩu trang nơi đông người, các đoàn khách khi đi tàu, thuyền đảm bảo giãn cách.

Chia sẻ:

Bờ Xưa – Nói Thêm Về Bia Lê Lợi

Địa danh Bờ xưa có những điều độc đáo. Độc đáo không chỉ ở bản nguyên của nó mà còn độc đáo ở sự khác biệt và thân phận chìm nổi theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từng di tích. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin nói về Bia Lê Lợi.

Một quần thể đá khổng lồ lô xô từ bờ đến choán cả lòng sông tạo vẻ đẹp kỳ vĩ và ta gọi thác Bờ. Cách gọi thác Bờ không phải không có những băn khoăn và đâu đó còn tranh luận. Một nguồn nước từ trên cao đổ xuống mới gọi là thác. Còn nguồn nước bị cản lại do đá nổi lên ở giữa dòng thì gọi là ghềnh.
 
Như vậy, quần thể đá khổng lồ nổi choán giữa dòng sông Đà đoạn ở chợ Bờ thì phải gọi là ghềnh Bờ mới đúng. Khi tôi xuất bản tập sách ảnh Bờ xưa thì cũng đã có người trao đổi lại về cách gọi này. Tuy nhiên, không biết từ bao giờ, con người đã gọi là thác Bờ. Cách gọi này không chỉ qua lời nói mà nó đã đi vào bao áng văn chương, sách vở và trở thành quen thuộc. Có mấy ai gọi ghềnh Bờ?

Bia Lê Lợi trên đồi Hang Thần hiện nay

Cũng chính trong quần thể đá khổng lồ tạo nên thác Bờ thì có Bia Lê Lợi. Gọi Bia Lê Lợi là gọi tắt. Thực ra là phần đá có khắc bài thơ của vua Lê Lợi mới đủ và đúng. Có người nghĩ, bài thơ khắc trên vách đá phải là vách của một núi đá cao. Lại có người nghĩ bia Lê Lợi phải là một tấm bia rời, khắc thơ rồi dựng hay ốp vào đá … Đây cũng là sự khác biệt. Nếu không nói kỹ thì có người, ngay cả người ở Hòa Bình, người sinh ra khi chưa Chợ Bờ chưa ngập chìm trong hồ nước mênh mông có khi còn nhầm lẫn, huống chi khách du lịch phương xa.

Quần thể đá nêu trên có hai phần. Phần dưới sông tạo thành thác Bờ. Phần trên bờ tạo thành bãi đá cạn cũng vô cùng đẹp. Ở đó cũng có hang, ngách và vô vàn mỏm đá, ngọn đá lô xô. Người ta đã chọn một trong những ngọn đá nhỏ, cao gấp đôi đầu người, đục đẽo tạo một mặt phẳng khoảng 1,5 x 1,0m rồi khắc bài thơ của vua Lê Lợi vào đó.

Bia Lê Lợi ở cạnh sân bóng phố Bờ xưa
 
Thời gian vua Lê Lợi thân chinh đưa quân đi dẹp giặc loạn Đèo Cát Hãn và dừng chân ở Chợ Bờ (do tầu thuyền lớn không thể vượt thác) là năm Nhâm tý (1432). Bài thơ của vua Lê Lợi được khắc ngay khi đó hay sau này mới khắc thì không có tài liệu nào ghi, ngay cả trên bia, dưới bài thơ cũng không ghi ngày tháng. Lạc khoản của bài thơ như sau:

Kỳ khu hiểm lộ bất từ nan
Lão ngã do tồn thiết thạch can
Hào khí tảo thanh thiên chướng vụ
Tráng tâm di tận vạn trùng san
Biên phòng hảo vị trù phương lược
Xã tắc ưng tu kế cửu an
Hư đạo nguy than tam bách khúc
Như kim chỉ tác thuận lưu khan.

Dịch thơ:

Ngập ghềnh hiểm hóc chẳng từ nan
Già vẫn nguyên còn sắt đá gan
Hào khí nghìn mù đều sạch quét
Tráng tâm muôn núi cũng bằng san
Biên phòng tất khéo mưu phòng lược
Xã tắc nên trù kế cửu an
Ghềnh thác ba trăm lời cổ ngữ
Nhưng nay dòng thuận chỉ xuôi nhàn.

Công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà khởi công xây dựng. Toàn bộ huyện lỵ và hàng ngàn hộ dân của huyện Đà Bắc phải chuyển khỏi vùng ngập tạo lên hồ nước mênh mông, phục vụ cho việc phát điện của nhà máy. Nhận thấy, Bia Lê Lợi là một di tích lịch sử và văn hóa quan trọng, nên ngành Văn hóa đã quyết định đục, cắt phần ngọn đá khắc bài thơ của vua Lê Lợi chuyển về dựng tại sân Nhà văn hóa thị xã Hòa Bình.

Tốp thợ đá cắt bia Lê Lợi để chuyển về thị xã Hòa Bình và cháu bé Phạm Đức Vượng

Trong quá trình điền dã sưu tầm ảnh Bờ xưa, tôi gặp được bức ảnh kèm theo câu chuyện thú vị liên quan đến Bia Lê Lợi. Trước khi nước ngập, một tốp thợ đá là những thanh niên trẻ từ Thanh Hóa được thuê ra cắt mỏn đá Bia Lê Lợi. Phương tiện thi công lúc này chủ yếu đục tay nên rất công phu và tốn thời gian. Chính thế, tốp thợ đá phải ở lại Chợ Bờ một thời gian.
 
Phố Bờ thời đó đã thưa vắng do một số cơ quan và gia đình dân chuyển đi. Đôi vợ chồng trẻ Việt – Chiến làm ở Cửa hàng Lương thực huyện, đối diện với Bia Lê Lợi. Một ngày nghỉ, chị Chiến bế đứa con trai đầu lòng chưa đầy tuổi ra thác Bờ chơi và gặp đúng lúc ông Vũ Tài chủ hiệu ảnh duy nhất tại phố Bờ khi đó xách máy ra thác Bờ chụp ảnh cho khách. Thấy đứa trẻ bụ bẫm, đáng yêu, mấy chú thợ đá tha thiết xin chị Chiến cho họ được chụp kiểu ảnh cùng đứa trẻ. Thế là ông Vũ Tài bấm máy. Đứa trẻ ấy (trong ảnh) là Phạm Đức Vượng, năm nay đã vào tuổi 40.
Học sinh lớp 7 (phố Bờ) chụp ảnh trước Bia Lê Lợi năm 1975.
 
Hồ Hòa Bình được quy hoạch khu du lịch cấp quốc gia. Các hạng mục trên hồ được đầu tư, xây dựng, trong đó có khu tâm linh tổng hợp có tên gọi “Thác Bờ Linh Từ”. Khu này thờ từ bà Chúa Thác đến Vua Lê Lợi. Thế là khối đá có bài thơ của vua Lê Lợi lại được chuyển từ Tp. Hòa Bình lên đồi Hang Thần, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. (Tôi sẽ có bài viết riêng về khu tâm linh này vào dịp thích hợp).
Như vậy, Bia Lê Lợi nguyên bản tại Chợ Bờ xưa vẫn còn và nay được chuyển về khu vực Chợ Bờ xưa – nơi nó phát tích.

Lê Va
Chia sẻ:

Bức tranh "Thác bờ" của họa sĩ Phạm Hậu đạt mức giá 1 triệu USD

Bức tranh sơn mài " Thác bờ" của họa sĩ Phạm Hậu đã đạt ngưỡng triệu Đô tại phiên đấu giá "Những họa sĩ Châu Á, các tác phẩm quan trọng" do Aguttes tổ chức.

Phiên đấu giá thứ 29 "Những họa sĩ Châu Á, các tác phẩm quan trọng" đã diễn ra với khoảng 20 tác phẩm được chọn bởi Charlotte Aguttes-Reynier, chuyên gia về mảng này của thị trường nghệ thuật.

Trong số các họa sĩ có tác phẩm tham dự có các họa sĩ Việt Nam như: Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Phạm Hậu cũng như họa sĩ Pháp Alix Aymé.


Bức tranh sơn mài "Thác Bờ" của họa sĩ Phạm Hậu

Đúng như dự đoán, bức sơn mài "Phong cảnh với thuyền buồm" hay còn gọi là "Thác bờ" của Phạm Hậu đã đạt mức giá cao nhất trong tổng số các tác phẩm lên sàn. Đó là 833.000 Euro, tương đương hơn 1 triệu đô la Mỹ. Như vậy, giới mỹ thuật trong nước đã dự đoán chính xác về bức tranh này trước giờ "gõ búa" với mức giá đáng mơ ước.

Cũng tại phiên đấu giá, các tác phẩm của Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Lê Phổ... đạt từ vài chục nghìn đô la cho tới vài trăm nghìn Đô la Mỹ và không có cú sốc nào được tạo ra.

Bằng giao dịch thành công và công khai, "Thác bờ" của Phạm Hậu đã nằm trong bộ sưu tập các tác phẩm triệu đô của mỹ thuật Việt trên sàn giao dịch quốc tế. Tên tuổi của người thắng cuộc trong phiên đấu giá không được nhà Aguttes tiết lộ.

Phạm Hậu (1903 - 1995) sinh ra trong một gia đình nghèo đông con tại làng Đông Ngạc, còn gọi là làng Vẽ, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Sớm mồ côi cha mẹ lúc tuổi nhỏ, nên ông phải sống nương tựa vào gia đình người thân trong họ tộc, trải qua thời niên thiếu hết sức khó khăn.


Họa sĩ Phạm Hậu

Năm 17 tuổi, chàng trai Phạm Hậu thi vào Trường Bách nghệ Hải Phòng và trải qua bốn năm học tại trường dạy nghề này. Năm 1929, Phạm Hậu thi đỗ vào Trường Mỹ thuật Đông Dương, học khóa 5 của trường, học cùng khóa với Nguyễn Đỗ Cung, Trần Bình Lộc… Sự nghiệp cũng ông cũng thăng hoa từ đó.

Cuộc đời nghệ thuật của họa sĩ Phạm Hậu là sự cống hiến không mệt mỏi để gìn giữ và phát triển chất liệu sơn mài. Ông đã để lại một kho tàng đồ sộ, không chỉ có tranh sơn mài với các tác phẩm chính như: "Gió mùa hạ", "Một gia đình trong cánh rừng", "Cảnh chùa Tây Phương"... mà còn rất nhiều sản phẩm ứng dụng bằng chất liệu sơn mài trong đời sống xã hội nước ta…

Suốt 30 năm làm sơn mài và là thầy giáo trong lĩnh vực này, uy tín và tiếng vang của ông đã vượt ra ngoài biên giới. Nếu như ngày nay, nghệ thuật sơn mài Việt Nam có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế và chất liệu sơn mài đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong Mỹ thuật ứng dụng thì một trong những người mở đường và đặt nền móng đầu tiên cho những thành tựu ấy, không ai khác là họa sĩ Phạm Hậu.

 Nguồn : https://tuoitrethudo.com.vn/buc-tranh-thac-bo-cua-hoa-si-pham-hau-dat-muc-gia-1-trieu-usd-166189.html
Chia sẻ:

TƯ VẤN HỖ TRỢ 24/7

Phone icon 091.448.9282
Phone icon 097.4177.704
Email: denchuathacbo.vn@gmail.com

Call/zalo 0914489282

Xem nhiều

Các bài viết

Facebook denchuathacbo.vn