Cảnh đẹp Thác Bờ
Dâng lễ cho tượng bà Chúa Thác Bờ như thế nào?
Các vật lễ phải được sắp xếp một cách trang nghiêm ngay ngắn, thể hiện sự tôn trọng đối với các bà. Không những thế, giúp các sở nguyện dễ dàng được chứng giám hơn. Nhiều người cũng lựa chọn những lễ vật thờ có thể để trong thời gian dài như Oản lễ.
Khi đi đền Chúa Thác Bờ cầu gì ? Đến với đền Chúa Thác Bờ, các con đạo thường cầu bình an, sức khỏe, may mắn, xin lộc hay chữa bệnh.
Tượng Chúa Thác Bờ
Hình ảnh chụp tượng Chúa Thác Bờ tại đền thờ ở Hòa Bình và tại Đền Chúa Hang Miếng, Sơn La .
Người có căn bà Chúa Thác Bờ
Thực ra, đạo Mẫu không có tư tưởng về 12 con giáp, và Giáo lý cũng không đề cập đến lý số. Nhưng để nương theo thế tục tuỳ nghi thì phương pháp có nhắc tới các phương vị theo thiên can và địa chi như cách gọi tuổi của dân gian vẫn gọi.
- Giáp Tý: Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn, Đệ Tam Hoàng Thái Tử Vương quan. Nam thủ mệnh Mai Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hồng hoa công chúa, Đoài Tư quân coi tội phúc.
- Ất Sửu: Đệ Ngũ Hoàng Thái Tử Vương Quan Tuần Tranh, Chầu bà Đệ tứ, Nam thủ mệnh Hồng hoa công chúa, nữ thủ mệnh Quế Hoa công chúa, Điền Tư quân coi tội phúc.
- Bính Dần: Quan Hoàng Bở Thuỷ cung, Chúa Bán Thiên, nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hoàng hoa công chúa, Mã Tư quân coi tội phúc.
- Đinh Mão: Chầu bà Đệ nhị Thượng Ngàn, Chúa Bán Thiên, nam thủ mệnh Quế hoa công chúa, nữ thủ mệnh Quế hoa công chúa, Hứa Tư quân coi tội phúc.
- Mậu Thìn: Đệ Tam Hoàng Thái tử Vương quan, Chầu bà Đệ tam, 5 quan Hoàng (Cả, Đôi, Bơ, Bẩy, Mười), nam thủ mệnh Lộc hoa công chúa, nữ thủ mệnh Lộc hoa công chúa, Mã Tư quân coi tội phúc.
- Kỷ Tỵ: Ngũ vị Tôn ông, Chầu Ba Thuỷ Cung, nam thủ mệnh Hoàng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Bạch Hoa công chúa, Cao Tư quân kiểm tra tội phúc.
- Canh Ngọ: Đệ Nhất Hoàng Thái tử Vương quan, Chầu Cửu Sòng Sơn, Quan Hoàng Cả, nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Phương Hoa công chúa, Lý Tư quân coi tội phúc.
- Tân Mùi: Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn, Đệ Tứ Hoàng Thái Tử Vương quan, nam thủ mệnh Hoàng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Bạch Hoa công chúa, An Tư quân kiểm tra tội phúc.
- Nhâm Thân: Đệ Tam Hoàng Thái tử Vương quan, Hắc Hổ đại tướng, nam thủ mệnh Hằng Nga công chúa, nữ thủ mệnh Sơn Nga công chúa, Phổ Tư quân coi tội phúc.
- Quý Dậu: Chầu bà Đệ tứ, Ngũ vị Tôn ông, nam thủ mệnh Thượng Thiên công chúa, nữ thủ mệnh Thuỷ Tiên Công chúa, Thành Tư quân kiểm soát tội phúc.
- Giáp Tuất: Hoàng Bơ Thuỷ Cung, Tam vị quan lớn ( Giám sát, Bơ Phủ, Tuần Tranh ), nam thủ mệnh Tố Hoa công , nữ thủ mệnh Thanh Hoa công chúa, Quyền Tư quân kiểm soát tội phúc.
- Ất Hợi: Hoàng Bơ Thuỷ Cung, Chầu đệ Tứ Khâm sai, Thập nhị Tiên Nàng Sơn Trang, nam thủ mệnh Bảo Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Châu Hoa công chúa, Thành Tư quân coi tội phúc.
- Bính Tý: Chúa Bán Thiên, Đệ nhị Hoàng Thái Tử Vương quan, nam thủ mệnh Mai Hoa công , nữ thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, Vương Tư quân coi tội phúc.
- Đinh Sửu: Chầu Bà đệ tứ, Quan Hoàng Lục, nam thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Quế Hoa công chúa, Diệu Tư quân kiểm soát
- Mậu Dần: Chầu bà Đệ tam, Tứ vị quan hoàng (Cả, Bơ, Bẩy, Mười), nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hoàng Hoa công chúa, Na Tư quân coi tội phúc.
- Kỷ Mão: Đệ Tam Hoàng Thái Tử Vương Quan, Quan Hoàng Lục, Quan Hoàng Cửu, nam thủ mệnh Quế Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Quế Hoa công chúa, Tống Tư quân coi tội phúc.
- Canh Thìn: Đệ Ngũ Hoàng Thái Tử Vương quan, Đệ Tam Thánh Chầu, nam thủ mệnh Lộc Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Lộc Hoa công chúa, Tống Tư quân coi tội phúc.
- Tân Tỵ: Ngũ vị Hoàng Thái Tử Vương Quan, Đệ tứ Thánh chầu, Cô bé Thượng Ngàn, nam thủ mệnh Hồng Hoa công , nữ thủ mệnh Bạch Hoa công chúa, Cao Tư quân coi tội phúc.
- Nhâm Ngọ: Hoàng Bơ Thuỷ Cung, Cô cả Hoàng Thiên, nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Phương Hoa công chúa, Bài Tư quân coi tội phúc.
- Quý Mùi: Ngũ vị Hoàng tử (Hoàng Cả, Đôi, Bơ, Bẩy, Mười), Cô Đôi thượng ngàn, nam thủ mệnh Hồng Hoa, nữ thủ mệnh Bạch Hoa, Châu Tư quân coi tội phúc.
- Giáp Thân: Chầu 9 Sòng Sơn, Đệ Nhất Thánh Chầu, Đệ Tam Hoàng Thái tử Vương quan, nam thủ mệnh Hoàng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Sơn Nga công chúa, Lã Tư quân kiểm soát tội phúc.
- Ất Dậu: Chầu Lục cung nương, Đệ Tam Thuỷ cung Thánh Chầu, Cô Bơ Hàn Sơn, nam thủ mệnh Thượng Thiên công chúa, nữ thủ mệnh Thuỷ Tiên công chúa, An Tư quân coi tội phúc.
- Bính Tuất: Thập Nhị Tiên Nàng Sơn trang, Đệ Tam Hoàng Thái tử Vương quan, Bạch Hổ thần tướng, nam thủ mệnh Tố Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Thanh Hoa công chúa, Cổ Tư quân kiểm soát tội phúc.
- Đinh Hợi: Ngũ vị Hoàng Thái Tử Vương quan, Đệ Cửu Sòng Sơn Thánh Chầu, Hội đồng Hoàng Quận (Thánh cậu), Chầu Đệ Tứ Khâm Sai. Nam thủ mệnh Bảo Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Châu Hoa công chúa, Bốc Tư quân kiểm soát tội phúc.
- Mậu Tý: Cô Bơ Hàn Sơn, Ngũ vị Hoàng tử (Hoàng Cả, Đôi, Bơ, Bẩy, Mười), nam thủ mệnh Mai Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, Hộ Tư quân kiểm soát tội phúc.
- Kỷ Sửu: Đệ Tứ Khâm sai Thánh chầu, Đệ Tam Hoàng Thái tử Vương quan, Cô Sáu Lục cung, nam thủ mệnh Hoàng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Quế Hoa công chúa, Đồng Tư quân coi tội phúc:
- Canh Dần: Chầu đệ Tứ Khâm sai, Ngũ Vị Hoàng Tử, Đệ Tam Hoàng Thái Tử Vương quan, nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hoàng Hoa công chúa, Trạch Tư quân coi tội phúc.
- Tân Mão: Chầu Bé Bắc Lệ, Đệ ngũ Hoàng Thái Tử Vương quan, Tứ phủ Thánh Cô ( Cô Cả, Đôi, Bơ, Chín, Bé ), nam thủ mệnh Quế Hoa Công chúa, nữ thủ mệnh Quế Hoa công chúa, Trương Tư quân kiểm soát tội phúc.
- Nhâm Thìn: Quan Hoàng 5, Ngũ vị Hoàng Tử (Hoàng Cả, Đôi, Bơ, Bẩy, Mười), Cậu Bơ Thuỷ Cung, nam thủ mệnh Lộc Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Lộc Hoa công chúa, Triệu Tư quân coi tội phúc.
- Quý Tỵ: Quan Hoàng Cả, Hoàng Cửu Cờn Môn, Đệ tam Hoàng Thái Tử Vương quan, nam thủ mệnh Hồng hoa công chúa, nữ thủ mệnh Bạch hoa công chúa, Lương Tư quân coi soát tội phúc.
- Giáp Ngọ: Ngũ vị Hoàng tử (Hoàng Cả, Đôi, Bơ, Bẩy, Mười), Đệ tứ Hoàng thái tử Vương quan, nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hoàng Hoa công chúa, Ngọ Tư quân coi tội phúc.
- Ất Mùi: Đệ Tam Hoàng Thái tử Vương quan, Cô Bé Suối Ngang, nam thủ mệnh Hồng hoa công chúa, nữ thủ mệnh Bạch Hoa công chúa, Hoàng Tư quân coi tội phúc.
- Bính Thân: Quan Hoàng Đôi, Đệ ngũ Hoàng Thái Tử Vương quan, Bạch Hổ thần tướng, nam thủ mệnh Sơn Nga công chúa, nữ thủ mệnh Hằng Nga công chúa, Phó Tư quân coi tội phúc.
- Đinh Dậu: Tiên Chúa Thác Bờ, Đệ Tam Chúa Mường Cao Mại chúa tiên, Đệ Tam Hoàng Thái tử Vương quan, Hoàng Bẩy Bảo Hà, nam thủ mệnh Thượng Thiên công chúa, nữ thủ mệnh Thuỷ Tiên công chúa, Phó Tư quân kiểm soát tội phúc.
- Mậu Tuất: Đệ Thất Hoàng Thái tử Động Đình Vương quan, Đệ Tam Hoàng Thái Tử vương quan, nam thủ mệnh Tố Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Thanh Hoa công chúa, Dục Tư quân coi tội phúc.
- Kỷ Hợi: Chầu Cửu Sòng Sơn, Ngũ vị Hoàng tử, Chầu đệ nhị Thượng Ngàn, Đệ Tam Hoàng thái tử Vương quan, Nam thủ mệnh Bảo Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Châu Hoa công chúa, Bốc Tư quân coi tội phúc.
- Canh Tý: Chầu Đệ Tam Thuỷ Cung, Đệ Nhị Hoàng Thái Tử Vương quan, nam thủ mệnh Mai Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, Lý Tư quân coi tội phúc.
- Tân Sửu: Quan Hoàng Bơ, Chầu Đệ Tứ Khâm Sai, Chầu đệ nhất Thượng thiên, nam thủ mệnh Hoàng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Quế Hoa công chúa, Cáo Tư quân coi tội phúc.
- Nhâm Dần: Quan Hoàng 5, Đệ tam Hoàng Thái tử Vương quan, Chầu Năm Suối Lân, nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hoàng Hoa công chúa, Diệu Tư quân coi tội phúc.
- Quý Mão: Chầu Đệ tứ Khâm sai, Quan Hoàng Bơ, Tam Toà Chúa Bói, nam thủ mệnh Quý Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Quý Hoa công chúa, Huyền Tư quân cân đong tội phúc.
- Giáp Thìn: Tam Toà Chúa Bói, Chầu Đệ Nhất thượng thiên, Đệ Ngũ Hoàng thái tử Vương quan, nam thủ mệnh Lộc Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Lộc Hoa công chúa, Trọng Tư quân coi tội phúc.
- Ất Tỵ: Chầu đệ Tứ Khâm sai, Đệ nhất Hoàng thái tử Vương quan, Cô Tám Đồi Chè, nam thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Bạch Hoa công chúa, Triệu Tư quân cân đo tội phúc.
- Bính Ngọ: Chầu Đệ tứ Khâm sai, Đệ nhị Hoàng thái tử Vương quan, nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Phương Hoa công chúa, Tái Tư quân kiểm soát tội phúc.
- Đinh Mùi: Quan Hoàng Bơ, Quan Hoàng Tư, Tứ phủ Chầu Bà (Chầu Nhất, Nhị, Tam, Tứ), Cô Sáu Lục cung, nam thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Bạch Hoa công chúa, Châu Tư quân quản cai tội phúc.
- Mậu Thân: Đệ ngũ Hoàng Thái tử Vương quan, Cô Năm Suối Lân, nam thủ mệnh Hằng Nga công chúa, nữ thủ mệnh Sơn Nga công chúa, Tống Tư quân coi sổ tội phúc.
- Kỷ Dậu: Quan Hoàng Bơ, Chầu Lục Cung Nương, Đệ Nhất Thánh cô, Đệ nhất Hoàng Thái tử Vương quan, nam thủ mệnh Thượng Thiên công chúa, nữ thủ mệnh Thuỷ Tiên công chúa, Hoàng Tư quân cai quản tội phúc.
- Canh Tuất: Đệ nhị Hoàng thái tử Vương quan, Bạch Hổ Thần tướng, Cô Đôi Thượng Ngàn, nam thủ mệnh Tố Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Thạch Hoa công chúa, Tân Tư quân coi tội phúc.
- Tân Hợi: Quan Hoàng Bơ, Thập Nhị Tiên Nàng Sơn Trang, Tứ Phủ Thánh Cô (Cô Cả, Đôi, Bơ, Chín), nam thủ mệnh Bảo Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Châu Hoa công chúa, Thập Tư quân coi tội phúc.
- Nhâm Tý: Đệ ngũ Hoàng Thái tử Vương quan, Cô Bẩy Kim Giao, Cô Bơ Thác Hàn, nam thủ mệnh Mai Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, Hạnh Tư quân coi tội phúc.
- Quý Sửu: Thập nhị Tiên nàng Sơn Trang, Chúa Bán Thiên, nam thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Quế Hoa công chúa, Thân Tư quân coi tội phúc.
- Giáp Dần: Quan Hoàng Bơ, Chầu đệ Tứ Khâm sai, Cậu Bơ Thuỷ cung, nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, Đỗ Tư quân quản cai tội phúc.
- Ất Mão: Đệ ngũ Hoàng Thái tử Vương quan, Cậu Đôi Thượng Ngàn, Chầu đệ Tứ Khâm sai, nam thủ mệnh Quế Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Quế Hoa công chúa, Liễu Tư quân kiểm soát tội phúc.
- Bính Thìn: Chúa Bán Thiên, Quan Hoàng Năm, Quan Hoàng Lục, nam thủ mệnh Lộc Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Lộc Hoa công chúa, Kiền Tư quân quản cai tội phúc.
- Đinh Tỵ: Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên, Chầu Đệ Tứ Khâm Sai, Đệ nhất Hoàng Thái Tử Vương quan, Đệ ngũ Hoàng Thái Tử Vương quan, nam thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Bạch Hoa công chúa, Dương Tư quân quản cai tội phúc.
- Mậu Ngọ: Ngũ Vị Tôn Quan, Chầu Đệ tứ Khâm Sai, nam thủ mệnh Anh Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Phương Hoa công chúa, Hoàng Tư quân kiểm soát tội phúc.
- Kỷ Mùi: Chầu Năm Suối Lân, Cô Sáu Lục Cung, Quan Hoàng Đôi, nam thủ mệnh Hồng Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Bạch Hoa công chúa, Hạ Tư quân coi tội phúc.
- Canh Thân: Chầu Tám Bát Nàn, Cô Chín Sòng Sơn, nam thủ mệnh Hằng Nga công chúa, nữ thủ mệnh Sơn Nga công chúa, Tống Tư quân coi tội phúc.
- Tân Dậu: Chầu Bé Bắc Lệ, Quan Hoàng Mười Nghệ An, nam thủ mệnh Thượng Thiên công chúa, nữ thủ mệnh Thuỷ Tiên công chúa, Nhâm Tư quân coi tội phúc.
- Nhâm Tuất: Chầu Mười Đồng Mỏ, Chầu Bơ Thuỷ Cung, Hoàng Bảy Bảo Hà, Cậu Bơ Thoải, nam thủ mệnh Tố Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Thanh Hoa công chúa, Cổ Tư quân kiểm soát tội phúc.
- Quý Hợi: Hưng Đạo Đại Vương, Quan Hoàng Chín Cờn Môn, Cô Bé Bắc Lệ, nam thủ mệnh Bảo Hoa công chúa, nữ thủ mệnh Châu Hoa công chúa, Cổ Tư quân kiểm soát tội phúc.
Trích từ sách “Bản mệnh căn đồng” của đạo Mẫu Việt Nam – Hoàng Thiên Tiên Thánh Giáo
Đền bà Chúa Thác Bờ điểm du lịch tâm linh nổi tiếng
Tích xưa, den Chua Thac Bo thờ hai vị nữ tướng là bà Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường và một bà (không rõ tên) người dân tộc Dao. Dước thời vua Lê Lợi, hai bà đã có công giúp dân và quân vận chuyển lương thực, thuyền bè qua Thác Bờ lên Mường Lễ thuộc Sơn La dẹp loạn.
Sau khi mất, hai bà thường hiển linh giúp người dân an toàn vượt qua con thác nổi tiếng hiểm trở, khắc nghiệt khi sông Đà chưa ngăn dòng. Nhân dân biết ơn nên lập đền thờ hai bà nhằm tỏ lòng thành kính và mong muốn hai bà sẽ phù hộ, che chở cho họ khỏi nguy hiểm khi đi qua dòng nước.
Xây dựng theo thế nhìn sông, tựa núi với phong cảnh hữu tình, khu di tích đền Thác Bờ được chia làm 2 khu vực, đền bà Chúa Thác Bờ phía tả ngạn nằm trên đỉnh đồi Hang Thần, thuộc xã Vầy Nưa và đền Chúa Thác Bờ phía hữu ngạn nằm ở chân Thác Bờ, ngay cạnh sông Đà.
Ngôi đền phía tả ngạn có kiến trúc mặt bằng hình chữ đinh, gồm nhà đại bái và nhà hậu cung. Phía trước đền có 5 cửa được lợp bằng mái ngói vảy cá. Cửa chính treo bức đại tự viết bằng chữ Hán. Trên nóc có đắp nổi mặt rồng chầu.
Còn ngôi đền phía hữu ngạn gồm 3 gian thờ chính và hậu cung, được xây 2 tầng tựa vào núi. Tầng 1 làm nơi nghỉ trọ cho khách hành hương, tầng 2 là nơi thờ tự các vị thần linh. Trong đền không chỉ thờ bà Chúa Thác Bờ mà còn thờ các vị thần thánh khác như công đồng quan lớn, ngũ vị tôn ông, bà chúa Sơn Trang, tứ phủ Thánh Cô, tứ phủ Thánh Cậu, Đức Đại vương Trần Quốc Tuấn, tứ phủ Chầu Bà…
Quy hoạch nằm trong chuỗi du lịch lòng hồ sông Đà và danh thắng động Thác Bờ, đền bà Chúa Thác Bờ thuộc top các địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh. Hàng năm, đền không chỉ đón khách hành hương đến xin lộc chúa bà mà còn đón nhiều khách du lịch tới thăm quan, ngắm cảnh và tận hưởng không khí trong lành.
Lễ hội đền Chúa Thác Bờ được diễn ra từ ngày mồng 7 tháng Giêng, kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Nhưng những ngày tháng Chạp của năm cũ có rất đông khách về lễ tạ.
Con đường người đi lễ hay du khách phải đi 2 chặng, sau tuyến đường bộ là đến chặng đường sông với 3 tuyến đường chính đó là : từ cảng du lịch Thung Nai, xã Thung Nai (Cao Phong) là cảng gần đền nhất với thời gian di chuyển bằng thuyền máy khoảng 15 phút . Và từ cảng Bích Hạ, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) đến đền với thời gian khoảng 1h15 phút . Cảng nữa là từ bến nước xã Bình Thanh (Cao Phong) đến đền chừng 45 phút.
Thông thường nếu đi lễ thì dừng chân ở đền Trình trước để trình tên họ trước cửa cha, cửa mẹ. Các thứ lễ tại đây cũng gần tương tự như lễ tại đền chính. Sau đó đi thuyền khoảng 15 phút đến đền chính. Ngoài thăm quan 2 ngôi đền thờ Chúa Thác Bờ, du khách được thăm quan động Thác Bờ rộng lớn và tuyệt đẹp. Càng tuyệt vời hơn là sau chuyến thăm quan, du khách được thưởng thức những món đặc sản vùng sông nước sông Đà vô cùng tươi ngon, hấp dẫn.
Đền Thờ Chúa Thác Bờ Vầy Nưa, Đà Bắc, Hòa Bình
Hiện nay, Đền Thờ Chúa Thác Bờ có kiến trúc mặt bằng hình chữ Đinh gồm: nhà Đại bái và nhà Hậu cung. Phía trước đền gồm 5 cửa được lợp bằng mái ngói vảy cá. Cửa chính treo bức đại tự viết bằng chữ Hán. Trên nóc có đắp nổi mặt rồng chầu. Hai bên tả hữu ngũ ngan có đắp hình 2 ông khuyến thiện và trừng ác.
Cả 2 ngôi đền đều thờ bà Chúa Thác Bờ hai vị nữ tướng là Đinh Thị Vân – người Mường và một bà người Dao ở Vầy Nưa, có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Đền Thác Bờ tuy không hoành tráng, đồ sộ như nhiều nơi khác nhưng vẫn rất uy nghi và nổi tiếng linh thiêng.
Hai khu đền thờ Chúa Thác Bờ còn gọi là đền Trình ( Thung Nai ) và Đền Chầu ( Đà Bắc ) nằm ở hai hòn đảo khác nhau nên để đi ra các đền phải đi thuyền sang sông khoảng 10 phút để đến nơi.
Bên gần đền di chuyển 10 phút có thể vào động Thác Bờ với nhiều tầng, thạch nhũ muôn hình lung linh soi bóng nước, có cây vàng, cây bạc, ô trời, lọng trời,… Vào sâu trong động, khám phá những khối thạch nhũ muôn hình vạn trạng được hình thành do cặn của nước nhỏ giọt đọng lại trải qua hàng trăm nghìn năm, mới thấy sức sáng tạo của Mẹ thiên nhiên là vô cùng tận.
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn về Đền Chúa Thác Bờ và Đền Thờ Bà Chúa Thác Bờ . Mong rằng với những thông tin trên giúp quý khách hiểu về đền giúp cho chuyến đi du lịch tâm linh hành hương thắng cảnh với cảnh quan sông nước núi đồi hùng vĩ làm ngất ngây lòng người.
Đền Chúa Thác Bờ Thung Nai Hòa Bình
Khi mùa nước cạn, du khách phải đi bộ hơn 108 bậc thang đá mới đến chân đền. Nếu Den Chua Thac Bo vào mùa nước lên cao thì du khách gần như không phải đi bộ nhiều bởi nước dâng cao lên tận chân đền.
Kiến trúc ngôi đền Chúa Thác Bờ sau khi đã trải qua một số lần trùng tu, xây dựng lại nên kiến trúc đền không còn nguyên vẹn như xưa. Nhưng những nét độc đáo đặc trưng của đền vẫn còn được lưu giữ lại.
Đền Chúa Thác Bờ có cấu trúc mặt bằng hình chữ Đinh. Gồm 3 gian thờ chính và hậu cung. Đền được xây hai tầng tựa vào núi. Tại tầng 1 xây dựng làm nơi nghỉ trọ cho khách hành hương. Trên tầng hai là nơi thờ tự các vị thần linh. Đền được xây dựng bằng bê tông cốt thép, trần đổ mái bằng. Giữa bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt. Cầu thang lên xuống được xây bên phải đền.
Trong đền không chỉ thờ bà Chúa Thác Bờ mà còn thờ các vị thần thánh khác như công đồng quan lớn, Ngũ vị tôn ông, bà chúa Sơn Trang, tứ phủ Thánh Cô, tứ phủ Thánh Cậu, Đức Đại vương Trần Quốc Tuấn, tứ phủ Chầu Bà,…
Đền phía tả ngạn nằm trên đỉnh đồi Hang Thần, thuộc xóm Phố Bờ, xã Vầy Nưa, Đà Bắc, Hòa Bình. Đền ghi biển Đền Thờ Chúa Thác Bờ, phía Đông và phía Tây giáp khu dân cư xóm phố Bờ. Phía Nam giáp lòng hồ sông Đà. Phía Bắc giáp một phần lòng hồ Sông và dãy núi cả xã.
Cả 2 ngôi đền đều thờ bà Chúa Thác Bờ hai vị nữ tướng là bà Đinh Thị Vân người dân tộc Mường và một bà (không rõ tên) người dân tộc Dao. Hai bà đã có công dưới thời Lê Lợi, giúp dân và quân vận chuyển lương thực, thuyền bè qua Thác Bờ lên Mường Lễ dẹp loạn hay còn gọi là đền Trình ( Thung Nai ) và Đền Chầu ( Đà Bắc )
Hai khu đền này lại nằm ở hai “hòn đảo” khác nhau nên du khách buộc phải đi thuyền sang sông khoảng 10 phút để đến nơi.
Bên cạnh còn có động Thác Bờ ở đó có cả rừng nhũ đá trong động đua nhau mọc lên, vươn xuống, với vô vàn hình thù lạ mắt khiến du khách đến thăm không khỏi sững sờ, choáng ngợp. Bên cạnh trong động có đặt bàn thờ Quan thế âm Bồ tát, Phật tổ quan âm và Bác Hồ, bạn cũng có thể thành tâm lễ viếng.
Chỉ cách Hà Nội chưa đến 100km đền Chúa Thác Bờ là điểm du lịch tâm linh lý tưởng và hấp dẫn với du khách .
Miếu Thờ Bạch Xà ở Đền Chúa Thác Bờ
Miếu thờ thần Bạch Xà nằm ngoài đảo trước cửa Đền Chúa Thác Bờ. Ngày trước kia, khu vực đền có rất nhiều rắn ( hay còn gọi là bạch xà ) bò rất nhiều trên khu vực đất của đền . Sau khi cố chủ nhang Quách Công Nhật nhất tâm theo sự chỉ bảo của Chúa Thác Bờ lập 1 cái miếu thờ ở đảo trước cửa Chúa Thác Bờ để nơi này thờ đức Bạch Xà .
Cứ hàng năm chủ nhang Quách Công Lâm, đồng đề Bùi Thị Vượng, thanh đồng, đồng thầy Đặng Thị Liên nhất tâm cùng với mọi người ra lập đàn lập lễ đi ra lễ tạ . Hàng năm, cứ vào mùa nước lên tầm cuối năm âm lịch thì mọi người mới ra lễ tạ được, mùa nước cạn thì không ra được do miếu ở vách núi dựng đứng qua cao không lên được phải vái vọng.
Ngôi miếu nằm trước của đền Chúa Thác Bờ thờ các quan Bạch Xà . Ở nơi này ngài linh ứng phù trợ độ trì cho muôn dân, tất cả tàu bè xuôi ngược đi trên dòng sông Đà được thuận buồn xuôi gió, cũng nhờ được miếu thờ thần Bạch Xà này do chỉ đạo của Chúa Thác Bờ cho cố chủ nhang Quách Công Nhật các con cháu máu mủ uống nước nhớ nguồn năm nào cũng mùa nước lên ra lễ tạ.
Nguồn : denchuathacbo.vn
Đường đi đền Chúa Thác Bờ
+ Hướng đi 1: Hà Nội – Láng Hòa Lạc – Hòa Bình – nhà máy thủy điện Hòa Bình – cảng Bích Hạ, TP Hòa Bình
Từ Hà Nội bạn sẽ di chuyển theo hướng đi Đại lộ Thăng Long. Sau đó rẽ trái tại ngã 3 cao tốc Láng Hòa Lạc đi thẳng đến Thành phố Hòa Bình. Và rẽ phải vào đường Trần Hưng Đạo. Đi thẳng đến ngã 3 khách sạn Đồng Lợi rồi rẽ phải đi đến cầu Hòa Bình đến nhà máy thủy điện Hòa Bình và di chuyển thẳng lên cảng Bích Hạ, xã Thái Thịnh TP Hòa Bình. Tại đây bạn sẽ thuê thuyền, thời gian đi mất 70 phút đến đền Chùa Thác Bờ
+ Hướng đi 2: Hà Nội – Hòa Bình – Dốc Cun – Tây Tiến - cảng Thung Nai, Cao Phong, Hòa Bình
Từ Hà Nội bạn di chuyển theo hướng CT08 – Đại Lộ Thăng Long. Và rẽ trái vào cao tốc Láng Hòa Lạc. Tại đây bạn di chuyển thẳng đến Thành phố Hòa Bình. Tại đây bạn sẽ di chuyển đến Dốc Cun đi theo đường Tây Tiến và hệ thống biển chỉ dẫn để tới cảng Thung Nai. Tại đây bạn sẽ thuê thuyền, thời gian đi mất 15-20 phút đến đền Chùa Thác Bờ Tại cả 2 cảng đều có các điểm trông giữ xe máy, ô tô cả ngày lẫn đêm, bạn có thể gửi xe ở các điểm này .
Nếu đi xe khách từ bến Mỹ Đình và Yên Nghĩa đều có khá nhiều xe về thành phố Hòa Bình . Hoặc lựa chọn một tuyến xe bất kì chạy về các huyện của tỉnh Hòa Bình như: Mai Châu, Kim Bôi, Đà Bắc, Lạc Sơn, …. đều sẽ đi qua TP Hòa Bình.
Xuống đến thành phố, bạn thuê taxi, xe bus hoặc xe ôm để chở vào bến cảng Thung Nai hoặc cảng Bích Hạ ngay thành phố để thuê thuyền ra Đền Bà Chúa Thác Bờ.
Qua đây là bài viết giới thiệu 2 hướng di chuyển đến tham quan và khám phá du lịch tâm linh đền Chúa Thác Bờ, trên những chia sẻ sẽ hữu ích dành cho du khách đang có dự định đến với đền Bờ.
Vẻ đẹp kỳ ảo động Thác Bờ
Được hình thành từ trong động đá vôi, với một cửa hang khá rộng, Động Thác Bờ chào đón khách tham quan với vẻ đẹp núi non kỳ bí. Bên trong động là cả một không gian nghệ thuật của nghệ nhân “tạo hóa”. Hàng trăm năm, hàng vạn năm động đá vôi này đã được hình thành một cách tự nhiên, thuần khiết nhất.
Với hơn 100 mét chiều sâu, Động Thác Bờ có đến hàng ngàn thạch nhũ lớn nhỏ mang nhiều hình thù khác nhau. Trí tưởng tượng sẽ cho khách tham quan thấy được những hình ảnh khác nhau của những khối thạch nhũ này. Đó là cá chép hóa rồng, cây vàng, cây bạc, ô trời, dàn đàn đá,… và nhiều hơn thế nữa. Người ta cũng có thể ví hang như cây đàn đá. Bởi tiếng thạch nhũ rơi xuống đều đều, âm vang như tiếng đàn.
Động Thác Bờ được chia làm 2 khu chính. Khu thờ Phật có diện tích khá rộng, có tượng Phật tổ quan âm rất lớn, cùng tượng Quan thế âm bồ tát, và các vị thần linh cai quản vùng này. Khu lòng Động Thác Bờ có những khối thạch nhũ huyền ảo, được hình thành qua hàng triệu năm, với những hình thù kỳ lạ và sinh động...
Vào mùa nước cạn, du khách muốn tham quan động phải leo bộ gần 100 bậc đá từ chân núi đến cửa động. Mùa nước dâng, du khách đi từ thuyền sang nhà nổi, cầu phao chạy dài khoảng 50 m vào thẳng cửa động. Từ trên cửa động, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa ngắm toàn bộ dải Đà giang kỳ vĩ, thưởng ngoạn những kiệt tác thiên nhiên với núi non điệp trùng.
Khi đi Du lịch Thác Bờ Hòa Bình, du khách không thể bỏ qua hai điểm đến nổi tiếng là Động Thác Bờ và Đền Chúa Thác Bờ. Cảnh vật đẹp, bầu không khí trong lành rất thích hợp để chill và thưởng ngoạn ngày cuối tuần. Chắc chắn du khách sẽ có được những phút giây thư giãn và những trải nghiệm trọn vẹn, khó quên.
Sự tích Đền Chúa Hang Miếng
Đền Chúa Hang Miếng là nơi thờ phụng tôn nghiêm, người dân truyền tụng rằng: Đền rất linh thiêng. Trước đây, đền được xây dựng kiên cố ở mốc thấp so với mực nước lòng hồ sông Đà nên sau khi thủy điện Hòa Bình hoàn thành thì Hang Miếng và ngôi đền cũ đã bị ngập và bị bỏ hoang nhiều năm. Sau đó, đền được chuyển lên mốc cao với nhiều năm được làm bằng tranh tre nứa lá đơn sơ, nhiều đồ thờ cũ bị hư hỏng, thất lạc, mất mát nhiều chỉ còn sót lại một lư hương và một pho tượng Bà Chúa.
Đền Chúa Hang Miếng cách thành phố Hòa Bình 50km ( về phía bắc ) du khách ở các tỉnh miền xuôi đến thăm viếng đền bằng đường thủy ( ngược theo hồ sông Đà ). Sự hiện diện của ngôi đền là dầu nối văn hóa của mọi miền, là điểm dừng chân trong tour du lịch hồ thủy điện Hòa Bình và hồ thủy điện Sơn La. Từ trên đền phòng tầm mắt đi bốn phương du khách có thể thấy được vẻ đẹp của non nước trời mây lunh linh huyền ảo, linh thiêng như muốn nói lên nơi đây là sự hội tự của vạn vật.
Năm 2018 đền được ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh .
Giá Vé Thuê Tàu Thuyền Đi Đền Chúa Thác Bờ
Thác Bờ là đoạn sông Đà chảy qua khu vực chợ Bờ nên muốn đến với quần thể thắng cảnh này, bạn chỉ có một lựa chọn là đi bằng đường thuỷ. Để thuê tàu đi Den Chua Thac Bo bạn phải đến bến tàu. Có 2 bến đó là cảng Bích Hạ ngay tại Tp Hòa Bình và cảng thứ 2 là cảng Thung Nai, Cao Phong, Hòa Binh. Cả 2 bên đều tour hành trình đi 2 đền, 1 động như nhau .
Ở bến nào cũng vậy tàu ở đây đậu sẵn rất nhiều, bạn cứ việc lên một con tàu nào đó và mua vé ghép tàu Thác Bờ để đi. Nếu có điều kiện bạn có thể thuê riêng 1 tàu để đi click để xem Giá thuê tàu du lich lễ hội Đền Bờ & Hang Miếng tại cảng Thung Nai, Hòa Bình cảng này thời gian đi tàu ngắn phù hợp với du khách đi nhanh . Xem Giá thuê tàu du lich lễ hội Đền Bờ & Hang Miếng tại cảng Bích Hạ, TP Hòa Bình cảng này thời gian đi tàu lâu hơn, ngắm cảnh sông núi nước non hùng vĩ được nhiều hơn .
Trên tàu đi Đền Thác Bờ cũng có dịch vụ ăn uống tuy nhiên bạn sẽ phải đặt trước. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí, bạn nên mua đồ nguội, hoa quả đi lễ đền sau đó ăn luôn trên tàu lúc đi về.
Trên những thông tin cần thiết về dịch vụ thuê tàu đi Thác Bờ kèm giá . Nếu cần được tư vấn và thuê tàu đi Đền Chúa Thác Bờ bạn hãy liên hệ 091.448.9282 đơn vị cung cấp dịch vụ thuê tàu thuyền với giá ưu đãi tốt nhất Đền Bờ .
Kinh nghiệm sắm lễ đi đền Chúa Thác Bờ
Vì thế việc trang bị những kinh nghiệm đi lễ Chúa Thác Bờ ở lễ hội đền Thác Bờ sắm lễ là điều rất quan trọng. Sau đây là một số chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm tốt nhất cho chuyến đi lễ tại Den Chua Thac Bo được tốt nhất.
Khi đi lễ đền Thác Bờ, du khách cần chuẩn bị những đồ lễ sau như hương, vàng mã, tiền âm phủ, hoa tươi, quả chín, xôi, chè, ngoài ra có thể chuẩn bị những cỗ mặn như trâu, lợn, thịt gà, giò chả…
Trường hợp du khách chưa có đủ thời gian chuẩn bị lễ trước khi đi, du khách nên mua trên đường đi hoặc mua đồ lễ tại địa điểm mua vé lên thuyền. Vì càng tiến gần vào đền giá đồ cúng lễ càng đắt, thậm chí có thể tăng gấp đôi so với bình thường.
Việc sắm lễ sao cho đúng và đủ. Vì thế việc chuẩn bị sẵn đồ lễ trước khi khởi hành là điều quan trọng giúp du khách vừa chủ động thời gian và vừa tiết kiệm chi phí. Hoặc không thì đi theo tâm cũng được.
Tiền mặt đi lễ Thác Bờ : du khách phải mang theo tiền mặt để trả tiền cho nhiều dịch vụ nhỏ lẻ khác nhau như tiền đi thuyền ra đền, tiền công đức… Tuy nhiên, du khách nên nhớ chỉ cần mang đủ một lượng tiền mặt vừa dùng, không mang quá nhiều.
Trang phục đi lễ đền Thác Bờ : du khách nên chọn những bộ trang phục có màu sắc nhã nhặn, đơn giản, kín đáo. Tốt nhất du khách nên chọn những gam màu lạnh, hoa văn, họa tiết trầm tính, nếu có áo cùng tông màu với loại áo tràng các Phật tử như màu nâu hoặc màu lam thì càng tốt.
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm sắm lễ khi đi lễ Thác Bờ. Ngoài việc đi lễ đền Thác Bờ, du khách có thể đi tham quan du lịch tại một số địa điểm xung quanh đền Thác Bờ như: Thung Nai, suối Trạch, đảo Dừa, bản Ngòi Hoa, động Thác Bờ, động Hoa Tiên, đền thờ Lê Lợi… Bên cạnh đó du khách có thể tham gia vào các lễ hội truyền thống và khám phá thêm những thắng cảnh, địa danh trên trong chuyến tour đi lễ thác Bờ.
Đi đền Chúa Thác Bờ cầu gì?
Người dân nên hiểu, sự khỏe mạnh, thành đạt… bên cạnh được yếu tố may mắn, còn đa phần là do con người cố gắng, phấn đấu và rèn luyện. Vì vậy, đầu năm đi lễ chùa người dân đừng cầu xin những mong ước, danh vọng thế tục sai chỗ, làm mất đi nét đẹp văn hóa tâm linh của ông cha ta .
Đi lễ đền chùa đều nên lễ bạc tâm thành. Người có nhiều tiền thì dâng nhiều, người có ít thì dâng 5.000 đồng, 10.000 đồng, không có cũng không sao, chứ không phải dâng nhiều tiền để xin nhiều lộc như một số người lầm tưởng. Thánh chỉ chứng giám tấm lòng thành, chứ không phải cứ lễ cao, tiền nhiều là được thánh “độ”. Nếu dâng tiền thì nên bỏ vào hòm công đức, không đặt ở các ban thờ Phật, Thánh, tránh tạo lòng tham ở người khác.
Những lời không nên cầu nguyện khi đi lễ: Sau khi cầu xin cần có nguyện (không phải là lời hứa) làm những việc có thể làm được, không nên nguyện những điều khó làm và tuyệt đối không nên nguyện làm 3 việc sau vì 3 nguyện này người bình thường không thể làm được:
- Không nguyện cúng dường chư Phật.
- Không nguyện thời gian (bao lâu) mang gạo tiền vàng cúng đền chùa…
- Không nguyện cúng dường 3 cảnh (không phải 3 địa điểm – mà là cảnh giới tiên, cảnh giới trần, cảnh giới âm).
TƯ VẤN HỖ TRỢ 24/7




Xem nhiều
-
Bảng giá niêm yết giá cước vận chuyển du khách lễ hội khu vực Đền Chúa Thác Bờ và Đền Chúa Hang Miếng tại cảng Thung Nai, Cao Phong, Hòa Bìn...
-
Để thuê tàu đi Thác Bờ kèm giá bao nhiêu tiền luôn là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn khi muốn đến thăm khu du lịch này. Bởi muốn đi lễ Đ...
-
Cung nghinh khánh tiệc Chúa Thác Bờ xã Thung Nai, Cao Phong, Hòa Bình được diễn ra vào ngày 4/4 âm lịch hàng năm là lễ hội tâm linh và văn...
-
Bạn đang chuẩn bị đi lễ đền Chúa Thác Bờ, muốn tìm hiểu những kinh nghiệm lễ hội đền Thác Bờ sắm lễ như thế nào để đồ lễ được đầy đủ, hoàn t...
-
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: Vào mùa đông, tháng 11 năm Tân Hợi (1431), vua Lê Lợi đem quân đi dẹp loạn Đèo Cát Hãn, Thổ tù châu Mường Lễ (...
-
Đền Chúa Hang Miếng thuộc vân hồ, Sơn La ít ai biết đền thờ Bà chúa Thác Bờ ở Thung Nai và Hang Miếng (Sơn La) có có mối quan hệ lịch sử rất...
-
Thung Nại - Đền Bờ là điểm đến lý tưởng cho du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 2025 với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, không k...
-
Di chuyển đến đền ChúaThác Bờ sẽ chia làm 2 chặng, 1 chặng đường bộ và một chặng đường thủy. Từ Hà Nội, bạn có thể di chuyển đến Hòa Bình b...
-
Chương du lịch, đi lễ Đền Chúa Thác Bờ và Đền Chúa Hang Miếng trong ngày đón tại 2 càng là cảng Bích Hạ Tp Hòa Bình và cảng Thung Nai Hòa Bì...